Những câu nói hay của nhà bác học lê quý đôn

Lê Quý Đôn là một trong những thiên tài kiệt xuất của Việt Nam, nhưng tuổi trẻ ông lại nổi tiếng là người kiêu ngạo. Dân gian còn lưu truyền vài giai thoại về việc ông từ bỏ tính xấu này, trở thành thiên tài xuất chúng.

Bạn đang xem:

*

(Tranh: Bìa sách NXB Kim Đồng)Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà bác học lớn của nước ta. Từ nhỏ ông đã được xem là thần đồng, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi đã đọc rất nhiều sách về bách gia chư tử.Năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên. Năm 1752 khi 26 tuổi, ông thi Hội và đỗ đầu tức Hội nguyên. Vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu tức Bảng nhãn (do kỳ thi này không lấy Trạng nguyên) và được Triều đình bổ nhiệm làm quan.Tuổi trẻ, đỗ đầu, lại làm quan to, Lê Quý Đôn sinh ra kiêu căng tự phụ. Tuy nhiên tính xấu này đã thay đổi sau khi ông trải qua một vài sự việc, có việc được ghi chép lại trong “Đại Nam chính biên liệt truyện”, cũng có việc truyền khẩu trong dân gian.Bấy giờ, Lê Quý Đôn tự tin mình đã đọc hết cả sách trong thiên hạ, thiên kinh vạn quyển. Ông bèn sai người làm tấm biển treo ngay trước ngõ vào nhà mình với hàng chữ: “Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn” (Nghĩa là: Trong thiên hạ, ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).Khi thân phụ ông là tiến sĩ Lê Phú Thứ qua đời, người quen đến đưa tang rất đông, trong đó có một ông cụ mà Lê Quý Đôn không biết. Ông cụ nói: “Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa.

Xem thêm:

Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu qua đời, nghĩa tử là nghĩa tận nên lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ”.Lê Quý Đôn giấy ra, ông cụ đọc “chi”, Lê Quý Đôn không biết viết chữ chi nào vì trong chữ Nho có nhiều từ đồng âm khác nghĩa, nên chờ ông cụ nói tiếp, nhưng ông cụ lại nói tiếp “chi”.Lê Quý Đông lấy làm lạ hỏi lại rằng: “Bẩm ‘chi’ nào ạ”. Ông cụ liền nói: “Ối, anh ơi, con anh đậu đến Bảng nhãn mà chữ ‘Chi’ cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?”Lúc này Lê Quý Đôn cũng ngượng chín cả người, nhất là có nhiều nho sĩ đến kính viếng ở xung quanh. Rồi ông cụ liền đọc tiếp 2 vế đối thật hay:Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu quân thượng tạiTại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy Tử hà chỉ?!Nghĩa là:Trải qua ba chục năm hơn, xích huyện hồng châu anh còn đó.

Xem thêm:

Xa xôi ngoài ngàn dặm đó, hoa trôi nước cuốn bác về đâu?!Câu đối quá hay và lạ khiến Lê Quý Đôn cùng các nho sĩ đều lấy làm kinh ngạc. Còn ông cụ thì cứ phủ phục trước linh cữu người đã mất nói: “Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng nhãn mà chưa biết viết chữ ‘chi’ anh ơi”. Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Dù Lê Quý Đôn có mời mãi nhưng ông nhất định không nán lại.

Chúc các bạn thành công !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *