Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
802 lượt xem

Câu đối hay ngày tết

Bạn đang quan tâm đến Câu đối hay ngày tết phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Câu đối hay ngày tết

Câu đối ngày tết là một trong những tục có từ lâu đời. Mỗi dịp xuân về, người ta lại nghêu ngao câu thơ về Tết đầy quen thuộc “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.” Chỉ trong hai câu thơ ngắn gọn nhưng lại nêu bật được những món ăn truyền thống và tục lệ của người Việt, trong đó có tục treo câu đối đỏ. Câu đối thể hiện được bản sắc văn hóa cũng như trí tuệ của người Việt trong từng từ, từng chữ. 

1. Câu đối ngày tết có nguồn gốc từ đâu?4. Câu đối ngày tết nguyên đán 2020 mừng xuân4.2. Câu đối chúc tết Canh Tý 2020

1. Câu đối ngày tết có nguồn gốc từ đâu?

1.1. Nguồn gốc từ đào phù

Câu đối ngày tết có nguồn gốc từ rất lâu. Ban đầu, người ta sử dụng hai tấm gỗ đào (còn gọi là đào phù) hình chữ nhật treo ở hai bên cửa nhà. Theo sách xưa ghi lại thì mỗi tấm đào phù dài khoảng 6 tấc (khoảng 20 phân), rộng 3 tấc (khoảng 10 phân). Trên mỗi tấm đào phù có hai vị Thần chống tà ma là Thần Đồ và Uất Lũy. Vào mùng một Tết, treo tấm đào phù ở cửa có thể xua đuổi tà ma, giải mọi điều xấu và đón điều lành.

Bạn đang xem: Câu đối hay ngày tết

*

Phong tục câu đối ngày tết có từ thời xa xưa

Người ta bắt đầu viết câu đối lên đào phù từ thời Ngũ Đại (nhà Tây Hán). Câu đối đầu tiên được tương truyền lại là:

Tân niên nạp dư khánhGia tiết hiệu trường xuân.

Tạm dịch:

Năm mới thừa phúc lànhTết đẹp mãi trường xuân.

Từ đó, việc viết câu đối ngày được phổ biến. Đến đời nhà Tống, phong tục này đã không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, thay vì viết lên đào phù thì người ta lại sử dụng giấy đỏ để đồ chữ.

1.2. Đổi đào phù thành xuân liên

Đến thời Minh, người ta đổi đào phù mà gọi thành “xuân liên” nghĩa là câu đối tết. Câu chuyện bắt nguồn vào một mùa xuân khi Chu Nguyên Chương cho truyền chỉ mỗi một nhà dân đều phải treo một câu đối trước nhà để đón năm mới. Sau một hồi vi hành, ngài thấy chỉ còn duy nhất một nhà chưa có câu đối. Hỏi ra mới biết vì nhà này làm nghề mổ heo nên vẫn chưa nhờ được ai viết cho câu đối. Thấy vậy nên nhà vui đã viết câu đối tặng cho chủ nhà với câu từ vô cùng chính xác:

Song thủ tịch khai sinh tử lộNhất đao cát đoạn thị phi căn.

Tạm dịch:

Hai tay động đến đường sinh tửMột nhát đi đời gốc thị phi.

Từ đó về sau, tục viết câu đối dần được lan tỏa. Mỗi dịp tết đến xuân về, từ nhà dân đến quan viên đều có câu đối treo trong nhà. Trong đó, với các vị quan viên các câu đối thường thể hiện ý không tham những hối lộ, yêu dân, coi trọng luật pháp, chăm lo chính sự,…

*

Câu đối thể hiện được trí tuệ của người cho chữ

XEM THÊM:  Câu nói hay về màu hồng

2. Ý nghĩa của câu đối ngày tết

Câu đối ngày tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mỗi dịp tết về vào dịp xưa. Ngày nay, những người yêu chữ cũng vẫn tìm về với văn hóa lâu đời này. Dạo một vòng chợ tết, thế nào bạn cũng sẽ bắt gặp những “ông đồ” với nghiên mực và tàu giấy đỏ.

*

Tàu giấy đỏ thể hiện cho sự may mắn, cát tường

Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, cát tài, cát lộc. Năm mới bước vào nhà thấy màu đỏ là thấy được sự cát tường. Khi xin câu đối đỏ về treo tường, người ta cũng thường hay nhờ ông đồ giải nghĩa tận tường để hiểu hơn về những câu nói ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.

*

Treo câu đối đỏ ngày tết đem đến may mắn, niềm vui cho gia chủ

Xưa kia, để xin chữ người ta thường tìm đến ông đồ hay trúc nho. Đó là những người đã thông qua các kì thi quan trọng và được người dân mến mộ, tin tưởng. Còn người xin chữ thì đa dạng từ thường dân, sĩ tử đến những người làm quan. Khi xin chữ, ai cũng mong cho mình một tâm niệm riêng. Người thì cầu bình an, hạnh phúc. Người cầu mong may mắn, đỗ đạt. Cũng có người mong thăng quan, tiến chức.

*

Câu đối không chỉ hay mà cách trình bày cũng phải đẹp

Cũng theo quan niệm của người xưa, xin câu đối đỏ là rước lộc về nhà. Trong nhà, ngày tết thiếu gì cũng được nhưng chẳng thể thiếu câu đối đỏ. Câu đối đỏ tượng trưng cho may mắn, giúp gia chủ tránh xa những điều không tốt.

Câu đối thường ngắn gọn, mỗi nét chữ đều thể hiện ý nghĩa riêng. Khi nằm trong một câu hoàn chỉnh sẽ đem đến niềm vui cho cả người xin và cho chữ.

Xem thêm: Top 99 Lời Chúc Sinh Nhật Cô Giáo Hài Hước Ý Nghĩa Nhất, Lời Chúc Sinh Nhật Hài Hước

3. Câu đối ngày tết ở nước ta

Câu đối ngày Tết dần lan tỏa sang các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, thú chơi câu đối phổ biến từ thời nhà Trần. Không chỉ là thú chơi chữ thông thường mà câu đối còn được đem ra để thi tài trí tuệ. Có rất nhiều tích nói về câu đối nổi tiếng của người Việt. Trong đó ấn tượng nhất là câu chuyện của cụ Mạc Đĩnh Chi.

*

Câu đối Tết xưa kia chính là nơi thể hiện được trí tuệ của những người hay chữ

Trong một lần giao thương với người Tàu vào năm 1208, người Tàu đã thách đố cụ Mạc Đĩnh Chi. Khi sứ bộ của nước ta tới biên giới, người Tàu đã đóng chặt quan ải và không cho qua. Họ thách đố bằng một câu đối hiểm hóc. Nếu giải đối được thì họ mới cho qua. Vế đối như sau:

XEM THÊM:  Những câu nói hay về cha

Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

Tạm dịch:

Qua cửa trễ, cửa quan đóng, mời quá khách quá quan.

Vế đối này chẳng làm khó được cụ Mạc Đĩnh Chi. Cụ đối đáp lại ngay:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Tạm dịch:

Ra câu đối lễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.

Ngay sau câu đáp lễ này, người Tàu ngay lập tức mở cửa ải mời sứ bộ của ta thông quan.

Đây chỉ là một trong rất ít câu chuyện nói về tục đối chữ của người dân Việt xưa. Ngày nay, tuy không còn được phổ biến như ngày xưa nhưng những người yêu chữ vẫn thường xin câu đối để lấy may mắn dịp đầu năm.

4. Câu đối ngày tết nguyên đán 2020 mừng xuân

Câu đối được dùng như những câu chúc tết ngắn gọn. Thông qua đó người ta gửi đến người thân, bạn bè những câu chúc tốt đẹp cho năm mới.

4.1. Câu đối ngày tết tiễn năm cũ, đón năm mới

1. Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa

Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay ông Phúc vào nhà.

2. Tiễn Lợn đi chúc xuân vui hạnh phúc

Đón chuột về mừng Tết đạt thành công

3. Cạn ly mừng năm qua đắc lộc

Nâng cốc chúc năm mới phát tài

4. Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma Vương đưa quỷ vào

Sáng một một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào (Hồ Xuân Hương)

*

Câu đối chúc tết Nguyên Đán đầu năm ý nghĩa

5. Đuột trờ ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết

Vùng đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân (Nguyễn Công Trứ)

6. Chiều ba mươi, đầu bù tóc rối, heo hắt tiễn năm tàn

Sáng mồng một, quần là áo lượt, phấn khởi mừng xuân tới.

Xem thêm: Thuốc Diệt Nhện Trong Nhà Dễ Thực Hiện, Công Ty Dịch Vụ Diệt Nhện Chất Lượng

7. Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng!… ờ ờ…

Tết sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc!… á à… Xuân

8. Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ

Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

9. Cạn ly mừng năm qua đắc lộc

Nâng cốc chúc năm mới phát tài!

*

Những câu đối tết quen thuộc

4.2. Câu đối chúc tết Canh Tý 2020

Câu đối ngày Tết ngắn gọn

1. Đất nước phồn vinh câu chúc tết

Chuyên mục: Nói hay

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Câu đối hay ngày tết. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *