Cách sử dụng Windows Experience Index chấm điểm phần cứng trên Windows 10

Cách sử dụng Windows Experience Index chấm điểm phần cứng trên Windows 10

Windows Experience Index (WEI) sử dụng Windows System Assessment Tool (Công cụ đánh giá hệ thống Windows – WinSAT) để đánh giá khả năng của phần cứng và phần mềm máy tính, từ đó chấm điểm nó. Điểm số này càng cao thì đồng nghĩa máy tính của bạn hoạt động tốt hơn và nhanh hơn máy tinh có điểm thấp hơn, đặc biệt khi thực hiện các tác vụ nâng cao, tốn nhiều tài nguyên.

WEI chấm điểm 5 phần cứng máy tính: đồ họa desktop, đồ họa chơi game 3D, bộ nhớ hệ thống (RAM), thông lượng ổ cứng chính và tốc độ cũng như khả năng xử lý của bộ xử lý (CPU). Đồ họa desktop được đánh giá dựa trên cách một cửa sổ hiển thị và di chuyển trên desktop. Đánh giá đồ họa chơi game dựa vào khả năng 3D của máy tính.

Điểm số cơ bản được tính bằng với điểm nhất khi đánh giá một phần của phần cứng, không phải là điểm trung bình của các điểm đánh giá các phần này. Điểm đánh giá từng phần giúp bạn nhận rõ phần nào hoạt động yếu nhất trên hệ thống để có thể nâng cấp nếu muốn.

WEI chấm điểm các thành phần hệ thống trên thang điểm từ 1.0 đến 9.9. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng công cụ Windows Experience Index (WEI) trên Windows 10 để chấm điểm hệ thống của bạn.

  • Hướng dẫn thay đổi chỉ số Windows Experience Index
  • 7 công cụ chẩn đoán lỗi phần cứng hàng đầu cho Windows 10
  • 5 website so sánh tốc độ và hiệu suất CPU từ điểm Benchmark chính xác nhất

Trước khi bắt đầu bạn nên cập nhật Windows Experience Index (WEI) trong Command Prompt.

Bước 1. Mở Command Prompt với tư cách admin.

Bước 2. Gõ lệnh sau vào Command Prompt và nhấn Enter.

winsat formal

Nhập lệnh vào Command Prompt

Bước 3. Khi WinSAT kết thúc quá trình đánh giá máy tính, bạn có thể xem điểm WEI theo các cách bên dưới.

Kết thúc quá trình đánh giá

1. Xem điểm WEI trong PowerShell

Bước 1. Mở PowerShell.

Bước 2. Gõ lệnh sau vào PowerShell và nhấn Enter.

Get-CimInstance Win32_WinSat

Gõ lệnh vào PowerShell

Trong kết quả kiểm tra WinSAT trên:

  • CPUScore là điểm đánh giá cho bộ xử lý.
  • D3DScore là điểm đánh giá cho đồ họa 3D.
  • DiskScore là điểm đánh giá cho ổ đĩa.
  • GraphicsScore là điểm đánh giá cho đồ họa 2D.
  • MemoryScore là điểm đánh giá cho bộ nhớ RAM cả về thông lượng và dung lượng.
  • WinSPRLevel là điểm cơ bản của PC, nó thường lấy điểm thấp nhất của các thông số ở trên.

Trên máy mình được có 5.4 điểm, là do điểm đồ họa 2D quá thấp. Muốn tăng thì phải thêm card đồ họa. Điểm ổ đĩa cũng chỉ có 5.9 do đang dùng ổ HDD chạy Win 10, muốn cải thiện phải làm con SSD nữa.

2. Xem điểm WEI trong file phebinhvanhoc.com.vn

Bước 1. Mở File Explorer (Nhấn Windows + E).

Bước 2. Sao chép và dán đường dẫn sau vào thanh địa chỉ của File Explorer và nhấn Enter.

%windir%PerformanceWinSATDataStore

Sao chép và dán đường dẫn sau vào thanh địa chỉ của File Explorer

Bước 3. Chọn file phebinhvanhoc.com.vnssment (Recent).WinSAT.xml với ngày gần nhất, chuột phải chọn Open with > Chrome (hoặc trình duyệt bạn thường dùng).

Mở file phebinhvanhoc.com.vnssment (Recent).WinSAT.xml

Bước 4. Nhấn Ctrl + F, nhập <WinSPR> (nằm ở khoảng giữa của file .xml) để tìm điểm của các thành phần và điểm cơ bản trong SystemScore.

Xem điểm hệ thống

3. Xem điểm WEI trong báo cáo System Diagnostics

Bước 1. Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run, gõ perform và click vào OK để mở Performance Monitor.

Bước 2. Mở rộng phần Reports, System và System Diagnostics ở bảng bên trái của Performance Monitor.

Bước 3. Trong System Diagnostics, click vào báo cáo được tạo theo ngày tháng bạn muốn xem.

Nếu muốn báo cáo mới hơn, bạn có thể tạo báo cáo chẩn đoán hệ thống mới.

Bước 4. Trong báo cáo, click vào Hardware Configuration > Desktop Rating > Query > Returned Objects.

Xem điểm WEI trong báo cáo System Diagnostics

4. Winaero WEI Tool

Winaero WEI Tool là một công cụ cơ bản nhưng tiện dụng mà bạn có thể sử dụng để tạo Windows Experience Index trực quan. Winaero WEI Tool nhẹ và chỉ mất vài giây để cho điểm hệ thống của bạn. Nó cũng có một số công cụ chụp ảnh màn hình tiện dụng được tích hợp sẵn.

Winaero WEI Tool
Winaero WEI Tool

Tải Winaero WEI Tool dành cho Windows (Miễn phí)

Những lựa chọn thay thế cho Windows Experience Index

Windows Experience Index chưa bao giờ là một cách tuyệt vời để đánh giá hiệu suất hệ thống của bạn. Nó có một hạn chế nghiêm trọng. Đó là giá trị của Windows Experience Index đến từ phần cứng hoạt động kém nhất của bạn.

Nhìn chung, Windows Experience Index không phải là cách tốt nhất để tìm ra hiệu suất hệ thống của bạn hoặc nơi bạn có thể cải thiện nó. Đây là hai lựa chọn thay thế cho Windows Experience Index cung cấp cho bạn thông tin cần thiết.

1. SiSoftware Sandra

SiSoftware Sandra (System Analyzer, Diagnostic, and Reporting Assistant) là một công cụ đo benchmark hệ thống mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra phần cứng của mình. Sandra có một cơ sở dữ liệu tham chiếu trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để so sánh các khía cạnh riêng lẻ của hệ thống, như bộ xử lý hoặc kết nối Internet, sau đó so sánh với những hệ thống khác để tìm ra việc nâng cấp hệ thống có đáng giá hay không.

Tại thời điểm bài viết, phiên bản miễn phí không còn khả dụng. Vì thế bạn có thể cân nhắc việc mua phiên bản trả phí hoặc chuyển sang tùy chọn khác.

2. UserBenchmark

Một tùy chọn hữu ích khác là UserBenchmark. UserBenchmark chạy một bộ công cụ đo benchmark trên hệ thống, sau đó mở kết quả trong trình duyệt Internet mặc định của bạn. Sau đó, bạn có thể so sánh kết quả của mình với hàng nghìn người dùng UserBenchmark khác, tìm ra vị trí xếp hạng hệ thống của bạn.

UserBenchmark
UserBenchmark

UserBenchmark rất hữu ích nếu bạn muốn xem những người dùng khác có phần cứng tương tự thực hiện cải tiến như thế nào.

Cuộn xuống trong kết quả UserBenchmark của bạn và tìm phần Typical [motherboard type] Combinations. Từ đây, bạn có thể thấy phần trăm người dùng sử dụng phần cứng thay thế kết hợp với bo mạch chủ hiện tại của mình.

Nếu muốn đánh giá các phần cứng hệ thống cụ thể, hãy kiểm tra danh sách 10 chương trình benchmark miễn phí tốt nhất cho Windows 10.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *