Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
1672 lượt xem

luật thơ thất ngôn tứ tuyệt

Bạn đang quan tâm đến luật thơ thất ngôn tứ tuyệt phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ luật thơ thất ngôn tứ tuyệt

Một trong những thể thơ nổi tiếng và phát triển trong khu vực Á Đông, ảnh hưởng lớn đến nền văn học Việt Nam nói chung và các nhà thơ Việt nói riêng. Hiện nay thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt vẫn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ sau thời kỳ Thơ mới áp dụng vào những tác phẩm của mình.

Môt trong tác phẩm chúc Tết của Bác Hồ

1. Thông tin cơ bản về thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) hay còn gọi là Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ra đời vào thế kỷ thứ VII, vào đời nhà Đường (Trung Quốc). Nhắc đến thơ Đường luật thì người ta đã hiểu về quy luật nghiêm khắc và rõ ràng.

Theo như lý giải thì thể thơ tứ tuyệt có nghĩa: “tứ” là 4, “tuyệt” là tuyệt diệu. Sau này người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt được người ta ngắt 4 câu từ bài thơ bát cú.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là dạng biến thể của thể thơ Thất ngôn bát cú nằm trong nhóm thơ Đường luật, còn được gọi là thơ cận thể, nhằm đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy. Thơ Đường luật với hệ thống quy tắc phức tạp, thể hiện ở 5 điều: Luật, niêm, vần, đối và bố cục.

Với thơ tứ tuyệt thì cũng đồng nghĩa là tác giả phải truyền tải cảm xúc và tinh thần bài thơ được tốt nhất trong chỉ 4 câu thơ. Nghĩa là phải đưa người đọc và thưởng thức nhận được cái hồn và bắt trọn được nội dung truyền tải.

XEM THÊM:  Kể chuyện: Lý Tự Trọng trang 9 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Thơ tứ tuyệt cũng được hiểu là bản sao thu nhỏ của thể thơ bát cú, mang trọn vẹn tinh thần của thể thơ bát cú để làm nên bài thơ tứ tuyệt, nên hai thể thơ này cũng có luật định hoàn toàn giống nhau.

2. Kết cấu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mỗi bài thơ có 4 câu (tứ tuyêt) và mỗi câu gồm 7 chữ (thất ngôn). Như vậy thì chúng ta sẽ có 28 chữ toàn bài thơ.

a) Nguyên tắc gieo vần

Các câu 1, 2 và 4 hoặc câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở cuối câu.

Các câu 1 và 3 có thể tự do viết theo mạch cảm xúc, không cần phải chú ý nhiều về luật, niêm, vần; còn các câu 2 và 4 thì cần tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ. Bốn câu trong bài theo thứ tự là: Khai, thừa, chuyển, hợp.

Ta có thể gieo vần theo thông vận và luật bất luận

Bảng luật bất luận như sau:

  • Luật trắc

Bảng luật 3 vần:

+ T + B T T B (vần)

+ B + T T B B (vần)

+ B + T B B T

+ T + B T T B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

+ B + T B B T

+ T + B T T B (vần)

  • Luật bằng

Bảng luật 3 vần:

+ B + T T B B (vần)

+ T + B T T B (vần)

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

Bảng luật 2 vần:

+ B + T T B T

+ T + B T T B (vần)

+ T + B B T T

+ B + T T B B (vần)

Niêm: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1.

b) Luật thanh

Thơ tứ tuyệt có hai thể là: Luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

  • Luật trắc vần bằng

Bảng luật 3 vần:

T T B B T T B (vần)

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

Ví dụ:

Thuở ấy khi còn tuổi ẩu thơ

Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ

Xuân về nũng nịu đòi mua pháo

Để đón giao thừa thở ước mơ

Hoàng Thứ Lang

Bảng luật 2 vần:

XEM THÊM:  Dàn ý bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

Ví dụ:

Xác pháo còn vương màu mực tím

Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương

Nhưng ai lại nỡ quên thề ước

Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường

Hoàng Thứ Lang

Để cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng, không nên dùng trùng một thanh bằng. Có nghĩa tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải có dấu huyền hoặc ngược lại.

  • Luật bằng vần bằng.

Bảng luật 3 vần:

B B T T T B B (vần)

T T B B T T B (vần)

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

Ví dụ:

Đôi mình cách biển lại ngăn sông

Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng

Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm

Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông

Hoàng Thứ Lang

Bảng luật 2 vần:

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

Ví dụ:

Trên sông khói sóng buồn hiu hắt

Dõi mắt phương trời nhớ cố hương

Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh

Thương ai khắc khoải đoạn can trường

Hoàng Thứ Lang

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.

Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tác một số biệt thể thơ Đường luật:

  • Tiệt hạ: ý và lời thơ đều lơ lửng, để người đọc tùy vào suy nghĩ.
  • Yết hậu: xuất hiện trong thơ tứ tuyệt, câu cuối còn vài chữ.
  • Thủ vĩ ngâm: câu 8 lặp lại của câu 1
  • Vĩ tam thanh: từ láy 3 ở cuối câu

3. Các tác phẩm tiêu biểu

4. Tham khảo

– Website

Wikipedia

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc luật thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *