Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
2332 lượt xem

Sách phê bình văn học

Bạn đang quan tâm đến Sách phê bình văn học phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Sách phê bình văn học

Những nhà lí luận-phê bình văn học là những người không thể thiếu trong bất kỳ nền văn học nào. Họ vừa có tác dụng bổ trợ vừa có tác dụng thúc đẩy nền văn học. Những nghiên cứu của họ giúp cho người đọc có được cái nhìn chính xác và sâu sắc về tác phẩm, tác giả cũng như tiến trình văn học nước nhà. Cùng Sách Văn Học điểm qua những nhà lí luận-phê bình văn học Việt Nam tiêu biểu.

Những nhà lí luận-phê bình văn học tiêu biểu. Ảnh: Sách Văn Học tổng hợp.NGUYỄN VĂN DÂN (16.01.1950): Nhà lí luận-phê bình văn học, dịch giả, quê Vĩnh Phúc, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Lý luận văn học so sánh, Nghiên cứu văn học – lý luận và ứng dụng, Văn học phi lý, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Vì một nền lý luận – phê bình văn học chất lượng cao..; khoảng 20 tập sách dịch từ tiếng Rumani, Pháp và Anh sang tiếng Việt.CAO XUÂN HUY (28.5.1900 – 22.10.1983): Nhà giáo, nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học, văn hoá, văn học, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, thuộc dòng dõi khoa bảng danh gia, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Ông là người nghiên cứu sâu về triết học Phương Đông, các lĩnh vực như: Tư tưởng và văn hoá Việt Nam cổ, trung, đại; Nhận thức luận, Động và tĩnh trong Cấu trúc luận; tham gia hiệu đính bản dịch Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Nguồn gốc các loài của Charles Darwin, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm… Các công trình chủ yếu của ông được học trò tập hợp và công bố trong cuốn Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (1995).HOÀNG NGỌC HIẾN (21.7.1930): Nhà lí luận phê bình văn học, dịch giả, quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm: Văn học Xô viết đương đại; Văn học – học văn; Văn học gần và xa; Triết lí văn học và triết luận văn chương; Maiacốpxki, con người, cuộc đời và thơ; Maiacốpxki, hài kịch.BẰNG GIANG (03.9.1922 – 07.9.2000): Tên thật là Nguyễn Văn Hoà, nhà nghiên cứu văn học, quê huyện Châu Thành, Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Các tác phẩm: Từ thơ mới tới thơ tự do; Mảnh vụn Văn học sử; Văn học quốc ngữ Nam Kì 1865 – 1930; Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký; Tiếng Việt phong phú…LƯƠNG AN (25.7.1920 – 26.12.2004): Tên thật là Nguyễn Lương An, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, quê Triệu Phong, Quảng Trị. Tác phẩm chính: tập thơ: Nắng Hiền Lương; nghiên cứu: Vè chống Pháp; Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm…TRẦN ĐÌNH SỬ (10.8.1940): Nhà lí luận, phê bình văn học, nhà giáo, quê huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước. Tác phẩm: Thi pháp thơ Tố Hữu; Lí luận và phê bình văn học; Những thế giới nghệ thuật thơ; Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam; Dẫn luận thi pháp học; Văn học và thời gian; Đọc văn học văn; Thi pháp Truyện Kiều.Nhà phê bình Nguyễn Hiến Lê. Ảnh: Wiki.PHAN NHÂN (25.3.1912 – 20.6.2002): Nhà lí luận phê bình; có các bút danh: Tịnh Sơn, Hoàng Văn Linh; quê Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế. Ông tham gia cách mạng, hoạt động trên mặt trận báo chí; hoà bình lập lại ông ra Hà Nội, làm việc ở báo Nhân dân, Viện Văn học. Tác phẩm chính: Dưới ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng (tiểu luận, phê bình, 1974).CA VĂN THỈNH (21.3.1902 – 05.10.1987): Nhà nghiên cứu văn học, bút danh Ngạc Xuyên, quê Mỏ Cày, Bến Tre. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ông trở về Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp; sau hòa bình công tác trong ngành ngoại giao, giáo dục, văn hóa, từng làm Giám đốc Thư viện Khoa học Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam. Tác phẩm chính: Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX (khảo cứu, soạn chung); Hào khí Đồng Nai (khảo cứu); Thơ văn Nguyễn Thông (khảo cứu, soạn chung); Một mùa thu nhớ mãi (hồi kí);CHU THIÊN (02.9.1913 – 01.6.1992): Nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu văn học, đề tài chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử. Ông tên thật là Hoàng Minh Giám, quê Ý Yên, Nam Định; từng dạy học, làm báo, là giảng viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, hội viện Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Lê Thái Tổ (tiểu thuyết, 1941); Bút nghiên (tiểu thuyết, 1942); Nhà nho (tiểu thuyết, 1943); Lê Thánh Tông (nghiên cứu, 1943); Bóng nước Hồ Gươm (tiểu thuyết, 1970); Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (viết chung); …PHẠM VĂN DIÊU (06.12.1928 – 06.7.1982): Nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông từng tham gia kháng chiến ở Liên khu V, dạy học ở Quốc học Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính: Việt Nam văn học giảng bình (1958); Văn học Việt Nam I (1960); …BẰNG GIANG (03.9.1922 – 07.9.2000): Nhà nghiên cứu văn học, tên thật là Nguyễn Văn Hòa, có các bút danh: Dã Ngôn, Ong Nghệ, Hương Trà; quê thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Ông từng làm báo, công tác văn hoá, dạy học. Tác phẩm chính: Từ thơ mới tới thơ tự do (1969); Mảnh vụn Văn học sử (1974); Văn học Quốc ngữ Nam Kì 1965 1930 (1992); Đường dây không đứt (1993); Tiếng Việt phong phú (1997); Sài Gòn sự cố (1999); …VŨ NGỌC PHAN (08.9.1902 – 14.6.1987): Nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học; quê Gia Lương, Bắc Ninh. Ông đỗ tú tài Pháp, dạy học, viết váo, dịch sách; sau Cách mạng ông từng giữ các chức vụ Phó chủ tịch Đoàn văn nghệ Bắc bộ Việt Nam, Tổng thư ký Ủy ban vận động Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian. Tác phẩm chính: Trên đường nghệ thuật (tiểu luận, 1940 – 1943); Nhà văn hiện đại (4 tập, 1940 – 1945); Con đường mới của thanh niên (nghiên cứu, 1944); Chuyện Hà Nội (bút kí, 1944); Truyện cổ tích Việt Nam (1955); Tục ngữ và dân ca Việt Nam (1956); Những năm tháng ấy (hồi kí, 1987);…

Nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan. Ảnh: Wiki.THÀNH DUY (10.10.1932): Nhà lí luận phê bình, tên thật Nguyễn Văn Truy, có các bút danh: Nguyễn Huy, Việt Hà; quê Thiệu Hoá, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, từng làm Thư kí toà soạn tạp chí Văn học, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn. Tác phẩm chính: Văn học, cuộc sống, nhà văn (viết chung, 1978); Về tính dân tộc trong văn học (1982); Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng, danh nhân thế giới (chuyên luận, 1990); Văn hoá trong phát triển của xã hội Việt Nam (chuyên luận, 1996); Động lực dân tộc và thực tiễn sáng tạo văn hoá văn nghệ (tuyển tập, 2004); …VƯƠNG TRÍ NHÀN (15.11.1942): Nhà nghiên cứu, phê bình văn học; quê Thuận Thành, Bắc Ninh.

XEM THÊM:  Phân tích tác phẩm chữ người tử tù nguyễn tuân

Bạn đang xem:

Xem thêm:

Xem thêm:

Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, nhập ngũ và công tác ở tạp chí Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tác phẩm chính: Sổ tay truyện ngắn (biên soạn, 1980); Những kiếp hoa dại (chân dung và phiếm luận, 1993); Cây bút đời người (chân dung văn học, 2002); Cánh bướm và đoá hướng dương (phê bình, 1999); Những chấn thương tâm lí hiện đại (tiểu luận phê bình, 2009); …KHÁI VINH (15.10.1935 – 17.12.2002): Nhà lí luận phê bình, tên thật Huỳnh Khái Vinh; quê thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm công tác nghiên cứu mĩ học và đạo đức học, biên tập viên báo Văn nghệ, Hiệu trưởng trường đại học Văn hoá. Tác phẩm chính: Lao động mới (nghiên cứu, 1960); Thời đại mới, anh hùng mới (nghiên cứu, 1962); Vì một nền văn học thuộc về nhân dân lao động (tiểu luận phê bình, 1974); Về giảng dạy văn học (chuyên luận bằng tiếng Đức,1992); Những vấn đề về văn hoá Việt Nam đương đại (2000);…LÂM TIẾN (20.1.1934): Tên thật là Lâm Định Tiến, nhà phê bình văn học, dân tộc Nùng, quê ở Bình Gia, Lạng Sơn. Tác phẩm chính: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (nghiên cứu, phê bình, 1995), Về một mảng văn học dân tộc (phê bình, tiểu luận, 1999), Văn học miền núi (phê bình, tiểu luận, 2002).LÊ THỊ ĐỨC HẠNH (22.2.1934): Nhà nghiên cứu văn học, quê ở Thanh Xuân, Hà Nội. Tác phẩm: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (nghiên cứu, 1979), Nguyễn Công Hoan (nghiên cứu, 1991), Mấy vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại (nghiên cứu, 1991), Bàn thêm mấy vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại (nghiên cứu, 2007), …VÕ GIA TRỊ (8.2.1954): Nhà phê bình văn học, nhà thơ, dịch giả, quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Từng tham gia nhập ngũ, học Đại học Sư phạm ngoại ngữ, tốt nghiệp khoa Báo chí tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, là biên tập viên NXB Thông tấn xã. Tác phẩm chính: Nghệ thuật văn chương và chân lí (phê bình, tiểu luận, 1999), Văn chương và nghệ sĩ (phê bình, tiểu luận, 2000), Qui luật của văn chương (phê bình, tiểu luận, 2003), Sương long lanh (thơ, 2002), Chú bé và con lạc đà (tập truyện dịch).ĐÀO DUY ANH (25.5.1904 – 1.4.1988): Nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam, quê gốc ở Thanh Oai, Hà Tây. Tác phẩm chính: Ông đã để lại gần 100 cuốn sách nhiều thể loại. Từ điển: Hán – Việt từ điển (1932), Pháp – Việt từ điển (1936), Từ điển Truyện Kiều (viết xong năm 1965, xuất bản năm 1974), … Công trình: Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận (1938), Trung Hoa sử cương (1942), …Đào Duy Anh. Ảnh: Zing.vnHUỲNH LÍ (5.6.1914 – 21.5.1993): Giáo sư, nhà nghiên cứu văn học, dịch giả, quê ở Hội An, Quảng Nam, được nhà nước tặng nhiều huân chương cao quí. Tác phẩm chính: Biên khảo: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957-1958), Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng (1958), Chèo và tuồng (1958), Hợp tuyển thơ văn (thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XX), Thơ văn Phan Châu Trinh (1983), Phan Châu Trinh thân thế và sự nghiệp (1992). Tác phẩm dịch: Bản án chế độ thực dân Pháp (Nguyễn Ái Quốc), Những người khốn khổ (Victor Hugo), Không gia đình (Hector Malot), Grăngđê (Banzac)…PHAN VĂN CÁC (21.6.1934): Dịch giả, nhà nghiên cứu văn học, Hán Nôm, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, hiện cư trú tại Hà Nội, bút danh khác là Phác Can, Phác Văn. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm chuyên ngành Trung văn, tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học, là CT Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Hán Nôm, được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư năm 1984, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tác phẩm chính: Sách: Giáo trình ngữ văn tiếng Hán, 3 tập (chủ biên, 1971), Sách học tiếng Trung Quốc (đồng tác giả, 1974 – 1977), Ngữ văn Hoa lớp 5 (chủ biên, 1981), Giáo trình Hán Nôm Cao đẳng sư phạm, 2 tập, (chủ biên, 1984 – 1985); Từ điển – sách công cụ: Sổ tay từ Hán – Việt (chủ biên, 1990), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng (đồng tác giả, 1992) Từ điển Trung Việt hiện đại 60.000 từ (đồng tác giả, 1992) ….; Sách nghiên cứu – chuyên khảo: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (đồng tác giả, 1981), Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm (đồng tác giả, 1983), Nho giáo xưa và nay (đồng tác giả, 1993), …; Sách dịch văn học và văn hóa Trung Quốc: Cùng cất lời ca (Hạ Kính Chi, 1960), Thơ Quách Mạt Nhược (đồng dịch giả, 1964), …; Sách dịch văn học chữ Hán Việt Nam: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ngoài Ngục trung nhật kí (sưu tầm, phiên dịch, chú thích, 1990), Thơ văn Nguyễn Cao (sưu tầm, phiên dịch, chú thích, giới thiệu, 1992), … Cùng rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí Hán Nôm, Văn học, Ngôn ngữ, Triết học, Cộng sản….ĐẶNG THAI MAI (15.12.1902 – 25.9.1984): Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục, có các bút danh: Thanh Tuyền, Thanh Bình; quê Thanh Chương, Nghệ An. Ông học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, dạy học, viết và biên tập các báo tiếng Việt và tiếng Pháp, từng giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm chính: Văn học khái luận (nghiên cứu, 1944); Lỗ Tấn (nghiên cứu, 1944); Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (biên khảo, tập I, 1958); Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kì văn hóa Phục hưng (nghiên cứu, 1949); Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (nghiên cứu, 1961); Hồi kí (1985); …HÀ XUÂN TRƯỜNG (13.9.1924 – 1.6.2006): Tên thật là Hà Nghệ, nhà lý luận, phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tác phẩm chính: Thửa ruộng vỡ hoang (truyện ký, 1955), Mấy vấn đề văn nghệ (lý luận, 1966), Tìm hiểu văn nghệ (nghiên cứu, 1966), Vì một nền văn học mới Việt Nam (1971), Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí – trí tuệ – ánh sáng (1975), Dưới ánh sáng Đại hội IV của Đảng (1978), Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới (1979), Sự nghiệp văn hóa văn nghệ dưới ánh sáng đại hội V (1983), Trên một chặng đường (1980), Văn học – cuộc sống – Thời đại (1986), Văn hóa, khái niệm và thực tiễn (1994), Hữu nghị Việt – Nhật (1995), Tuyển tập Hà Xuân Trường (tuyển tập nghiên cứu, lý luận, phê bình, 1994).NGUYỄN HUY THÔNG (10.10.1944): Nhà văn, nhà phê bình văn học, quê ở Kim Bảng, Hà Nam, hiện cư trú tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, biên tập Tạp chí Thời sự phổ thông, phóng viên, tổng biên tập Báo Tiền phong, Tạp chí Sáng tạo, hiện là thường trực Ban xây dựng bản thảo văn kiện Quốc hội. Tác phẩm chính: Mạch đời… mạch văn (phê bình, tiểu luận, 2000), Sáng thu nay ở đất Mĩ (2001), Còn đó nụ cười (truyện kí, 2001), Bản lĩnh nhà phê bình và thực tiễn sáng tạo (phê bình, tiểu luận, 2006), …NGUYỄN ĐĂNG MẠNH (18.3.1930 – 9.2.2018): Nhà lí luận phê bình văn học, Giáo sư, quê Gia Lâm, Hà Nội. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước. Tác phẩm: Nhà văn, tư tưởng và phong cách; Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách; Mấy vấn đề về quan điểm và phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.G.S Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu tài năng của Văn học Việt Nam hiện đại. Ảnh: Vietnamnet.vn.ĐẶNG ANH ĐÀO (7.12.1934): Nhà giáo, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học, quê ở Thanh Chương, Nghệ An. Hiện là giảng viên, PGS. NGUT tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác phẩm chính: Tài năng và người thưởng thức (nghiên cứu, phê bình, 2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại (nghiên cứu, phê bình, 2001), Thế kỉ ánh sang (dịch chung, 1986), Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX (2 tập, dịch, 1988), Văn học phương Tây (hai tập, viết chung, 1986 – 1995), Mưa rào nùa hạ (truyện vừa), Tầm xuân (hồi kí, 2005), …PHẠM THIỀU (1904 – 1.12.1986): Nhà văn,nhà nghiên cứu Hán Nôm, nhà ngoại giao và chính trị Việt Nam, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, bút danh khác là Triệu Lực, Miễn Trai. Từ nhỏ theo học chữ Hán, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, từng giữ nhiều chức vụ quản lí nhà nước về văn hóa, giáo dục. Tác phẩm chính: Sách: Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới (nhiều tác giả, 1979), Thơ đi sứ (chủ biên, 1983); Tạp chí: Vài suy nghĩ thêm về thơ văn Nguyễn Trãi (Tạp chí Văn học, số 2 -1969), Ba nhân vật, một tâm hồn (Tạp chí Văn học, số 5-1976), …

XEM THÊM:  Ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

(Tiếp tục cập nhập…)

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Sách phê bình văn học. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *