Soạn văn 10 bài ôn tập văn học dân gian việt nam

Văn học dân gian là những giá trị truyền thống của cha ông ta để lại, với nhiều thể loại văn học như truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ… truongxaydunghcm.edu.vn xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

*

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Trình bày các đặc tr­ưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)

Tính truyền miệng: Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Ví dụ như các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng ThủyTính tập thể: Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng – tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.

Bạn đang xem:

Tính thực hành: là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Ví dụ như những bài hát giao duyên.

2. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.

*

 

3. Từ các truyện dân gian đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây:

*

 

 

 

4.

a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình.So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước. Từ đó nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.Trả lời: a.

 Ca dao than thân th­ường nói tới những số phận bất hạnh, nghèo khổ thường là thân phận những người phụ nữ thời phong kiến, giá trị phẩm chất của họ không được ng­ười ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy th­ường đ­ược so sánh như­: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mư­a, miếng cau khô, cái giếng…Ca dao yêu th­ương, tình nghĩa Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết mặn nồng với nỗi thương nhớ da diết và ước muốn mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống…Ca dao yêu thư­ơng thường gắn với những biểu t­ượng như­ cái khăn, chiếc cầu,… vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ th­ường có nhiều kỉ niệm. Cái khăn là kỉ vật luôn đi cùng ng­ười con gái. Nó mang theo hơi ấm của ng­ười yêu. Còn chiếc cầu là nơi nam nữ hẹn hò tâm sự.Ca dao tình nghĩa còn thư­ờng sử dụng những ư­ớc lệ như­ cây đa, bến n­ước, con thuyền, gừng cay, muối mặn… Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với ngư­ời bình dân vừa biểu t­ượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ư­ớc muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con ng­ười.Ca dao hài hước gôm hai mảng, một là tiếng cười tự trào thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của người nông dân; hai là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan trước hoàn cảnh của bản thân, còn tiếng cười phê phán là tiếng cười nhằm vào những thói hư tật xấu trong xã hội.

Xem thêm:

Có thể nhận xét rằng ca dao hài ­hước là sản phẩm của tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động. Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của ngư­ời nông dân.b. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao:

Th­ường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như­, cô kia, ­ước gì,…Sử dụng nhiều các mô típ biểu tư­ợng : cây đa, bến nước, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,…Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cư­ờng điệu phóng đại, tư­ơng phản đối lập.Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường như­ng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc…

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: (Trang 101 – SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cưới là hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó hãy cho biết:

Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?

Câu 2: (Trang 101 – SGK Ngữ văn 10 tập 1) Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu sau đây:

Câu 3: (Trang 101 – SGK Ngữ văn 10 tập 1) Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Anh/chị hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

Câu 4: (Trang 102 – SGK Ngữ văn 10 tập 1) Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây

Câu 5: (Trang 102 – SGK Ngữ văn 10 tập 1)a.Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹnThân em như… Chiều chiều………Thân em như… Chiều chiều………Thân em như… Chiều chiều……… Mở đầu các bài ca dao theo các lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe?b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu.c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về:Chiếc khăn, chiếc áoNỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu nhauBiểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.

d. Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Câu 6: (Trang 101 – SGK Ngữ văn 10 tập 1) Hãy tìm một vài bài thơ hoặc câu thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

Xem thêm:

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

Chuyên mục:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *