Xác đáng trong việc dẫn chứng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bài văn nghị luận. Dẫn chứng hay và thích hợp không chỉ giúp bài văn trở nên thuyết phục mà giúp bạn đạt điểm cao. Dẫn chứng cần tiêu biểu, cụ thể, chính xác và đủ sức thuyết phục. Khi thiếu dẫn chứng, bài văn dễ trở nên khô khan, lập luận không được chặt chẽ. Dưới đây là 10 dẫn chứng tiêu biểu do Phê Bình Văn Học sưu tầm, giúp bạn được điểm 8+ vô cùng dễ dàng.
>> Bạn đang xem: 10 Dẫn chứng tiêu biểu cho bài nghị luận xã hội giúp đạt 8+
- Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kỳ. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện niềm đam mê với toán học. Mặc dù trúng tuyển vào ngành luật của Đại học Harvard, ông quyết định nghỉ học để theo đuổi đam mê máy tính và cùng một người bạn thành lập công ty Microsoft. Vượt qua nhiều thử thách, ông đã trở thành người giàu nhất thế giới. Hiện nay, ông dành 95% tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.
→ Đây là một minh chứng rõ ràng cho việc thành công nhờ vào tự học và niềm đam mê công việc.
- Khi còn trẻ, Picasso là một họa sĩ vô danh và nghèo khó tại Paris. Khi chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đặt cược lần cuối. Ông thuê sinh viên đi dạo các cửa hàng tranh và hỏi “Ở đây có bán tranh của Picasso không?”. Chỉ trong vòng một tháng, tên tuổi của ông đã lan rộng khắp Paris, tranh của ông bắt đầu bán chạy và ông trở nên nổi tiếng.
→ Đây là một minh chứng cho việc nếu không tự tạo cơ hội cho bản thân, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để thành công.
- Trong hàng triệu năm, con người luôn sống trong nỗi sợ hãi trước sự kinh hoàng của sấm sét. Nhà bác học người Mỹ, Benjamin Franklin, đã can đảm tiến hành thí nghiệm chế tạo cột thu lôi. Công việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đối mặt với sấm sét, vào năm 1752, Franklin đã thành công.
→ Đây là minh chứng cho sức mạnh của lòng dũng cảm.
- Newton nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng.
→ Những thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
- Vladimir Putin, Tổng thống Nga, đã được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là “Nhân vật của năm 2007”. Với sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình, ông đã đưa nước Nga trở thành một cường quốc toàn cầu. Uy tín của Putin và vị thế của Nga đã được Mỹ, châu Âu và toàn thế giới công nhận và tôn trọng.
→ Đây là minh chứng cho thấy uy tín và danh dự là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của con người.
- O. Henry ( 1862- 1910) – nhà văn trứ danh của nước Mỹ. Ông chưa từng được hưởng bất cứ sự giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc phải học ở đại học.
→ Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
- Thầy Lý Quế Lâm (42 tuổi), giáo viên trường tiểu học làng Nhị Bình – Tứ Xuyên. Suốt 19 năm dẫn học trò đến trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗ dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở thành một trong 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008.
→ Tình yêu và sự tận tụy làm nên một nhân cách lớn.
- Chiến dịch The Earth Hours (giờ trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỷ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của thánh ba lúc 20h30′ để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
→ Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường.
- Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận- Phạm Thị Huệ quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là anh hùng Châu Á. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. 2/2005 chị trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.
→ Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
- Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ.
→ Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải…
>> Bài viết được biên tập trên website của Phê Bình Văn Học