TOP 10 Dẫn chứng mới cho bài văn nghị luận xã hội

TOP 10 Dẫn chứng mới cho bài văn nghị luận xã hội

Trong bài văn nghị luận dẫn chứng đặc biệt quan trọng. Dẫn chứng hay, xác đáng sẽ giúp bạn đạt được điểm cao trong mọi kì thi môn văn. Dẫn chứng cần tiêu biểu, cụ thể, chính xác và vừa đủ. Khi thiếu dẫn chứng thì bài văn của bạn trở nên khô khan, không thuyết phục, lập luận không được chặt chẽ. Dưới đây là các dẫn chứng đã được Phê Bình Văn Học chọn lọc sẵn cho bạn, giúp gia tăng giá trị cho bài nghị luận xã hội. 

>> Bạn đang xem: TOP 10 Dẫn chứng mới cho bài văn nghị luận xã hội tại website của Phê Bình Văn Học

TOP 10 Dẫn chứng mới cho bài văn nghị luận xã hội
TOP 10 Dẫn chứng mới cho bài văn nghị luận xã hội

Dẫn chứng số 1

Chính phủ và người dân Việt Nam đã tặng 5.000 tấn gạo cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba nhằm hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn về lương thực hiện tại, đồng thời cùng sát cánh với đất nước anh em Cuba trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

=> Hợp tác giữa các quốc gia, tinh thần tương thân thân tương ái, sự sẻ chia, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn,…

Dẫn chứng số 2

Theo Ngân hàng Thế giới, hàng năm, thiên tai khiến ít nhất 26 triệu người trên thế giới lâm vào cảnh nghèo đói. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán. Ước tính rằng, tại Việt Nam, khoảng 60% diện tích đất đai và 71% dân số phải đối mặt với nguy cơ từ bão và lũ lụt.

=> Thiên tai ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Dẫn chứng số 3

Miền Trung nước ta thường xuyên hứng chịu bão lũ liên miên, khiến người dân phải đối mặt với tình cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ khắp nơi trong nước và quốc tế, rất nhiều khoản đóng góp, thực phẩm, quần áo, thuốc men,… đã được chuyển đến tay người dân miền Trung, giúp họ vượt qua những khó khăn.

=> Sự sẻ chia, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, tinh thần dân tộc, tương thân tương ái,…

Dẫn chứng số 4

Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật đậm chất văn hóa dân tộc đang trở nên phổ biến, có thể kể đến như dự án 1977 Vlog, ca khúc “Để Mị nói cho mà nghe” của Hoàng Thùy Linh, “Bống bống bang bang” của nhóm 365, và bộ phim chuyển thể từ “Truyện Kiều” sắp ra mắt.

=> Đây là những dẫn chứng tiêu biểu cho việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sự sáng tạo của thế hệ trẻ.

Dẫn chứng số 5

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, đã có 2 trường hợp trẻ tử vong do thực hiện các thử thách độc hại trên youtube. 

=> Sự chủ quan, thông tin lệch lạc từ mạng xã hội, tác hại của mạng xã hội…

Dẫn chứng số 6

Từng mê game, bỏ học vào Bình Dương làm thuê, Nguyễn Văn Kiên, sinh năm 1999, quê Thái Bình đã quyết tâm làm lại từ đầu khi trở thành thủ khoa ĐH khối A sau biết bao biến cố, khó khăn. 

=> Dẫn chứng về ý chí, nghị lực vượt qua bản thân, vượt qua thử thách…

Dẫn chứng số 7

Võ Duy Khánh, chàng trai 30 tuổi, là người đã viết những dòng mã đầu tiên cho ứng dụng Bluezone. Anh và các đồng nghiệp đã làm việc liên tục 48 giờ để hoàn thành bản demo đầu tiên. Có những ngày, cả đội thức trắng đêm làm việc, thậm chí đến 5-6 giờ sáng vẫn họp bàn kế hoạch. Khi mới ra mắt, ứng dụng gặp nhiều ý kiến trái chiều, nhưng hiện tại Bluezone đã trở thành “app quốc dân” nhờ những đóng góp quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. 

=> Đây là một minh chứng rõ ràng cho nghị lực, lòng yêu nước và sự cống hiến của thế hệ trẻ.

Dẫn chứng số 8

Sau khi sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới nhiều người đã bị ngộ độc thửc phẩm, sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một hàm lượng chất độc hại lớn trong sản phẩm nói trên. 

=> Dẫn chứng về thực phẩm bẩn.

Dẫn chứng số 9

Môi trường mạng luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Chỉ vì những trò câu like trên YouTube, Facebook,… mà nhiều người đã tạo ra các video phản cảm hoặc đăng tải thông tin sai sự thật. Điển hình như việc nấu cháo gà còn lông hay đổ trứng vào người mẹ để ăn mừng kênh đạt vài chục nghìn lượt theo dõi.

=> Đây là những ví dụ điển hình về sự thiếu ý thức và tác hại của mạng xã hội.

Dẫn chứng số 10

Bài thơ đạt giải hay nhất năm 2005 do một em bé Châu Phi viết: 

“Khi tôi sinh ra, tôi màu đen. 

Khi tôi lớn lên, tôi màu đen. 

Khi tôi đi dưới nắng, tôi màu đen. 

Khi tôi sợ, tôi màu đen. 

Khi tôi bệnh, tôi màu đen. 

Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen. 

Còn bạn, hỡi người da trắng. 

Khi bạn sinh ra, bạn màu hồng. 

Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng. 

Khi bạn đi dưới nắng, bạn màu đỏ. 

Khi bạn lạnh, bạn màu xanh. 

Khi bạn sợ, bạn màu vàng. 

Khi bạn bệnh, bạn màu xanh (lá). 

Và khi bạn chết đi, bạn màu xám. 

Thế mà bạn gọi tôi là da màu ư?” 

=> Dẫn chứng về phân biệt chủng tộc, khát vọng sống hòa nhập,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *