Nguyên tắc kế toán Nợ phải thu, các khoản phải thu theo Thông tư 133
Thông tư 133/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 26/8/2016. Đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 quy định các điều hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các thay đổi về nguyên tắc kế toán Nợ phải thu, các khoản phải thu. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và tuân thủ theo đúng thông tư trên.
Tham khảo: Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo thông tư 133
1. Một số nguyên tắc kế toán nợ phải thu của Thông tư 133
1.1. Các khoản phải thu
Được theo dõi chi tiết theo các đặc điểm như kỳ hạn. Đối tượng phải thu và một vài yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
_Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia các khoản thu ra theo từng đối tượng như khoản phải thu của khách hàng, trong nội bộ và các khoản phải thu khác
+ Các khoản phải thu của khách hàng phải mang tính chất thương mại. Phát sinh từ các hình thức giao dich mua – bán như bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý. Hoặc bán tài sản giữa doanh nghiệp và người mua. Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác với khách hàng thông qua bên nhận ủy thác.
+ Các khoản phải thu nội bộ bao gồm giữa các đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
Ví dụ về các khoản phải thu nội bộ
+ Các khoản phải thu khác không liên quan đến thương mại. Cũng như cần phải có giao dịch mua – bán như khoản thu về lãi, gửi tiết kiệm hay lợi nhuận từ cổ tức, tiền phạt, bồi thường hợp đồng…
1.2. Khi lập báo cáo tài chính, kế toán của doanh nghiệp phải
Để ý và căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình hình tài chính. Còn bao gồm cả các khoản thể hiện ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng được phản ánh ở TK 141…
Trong trường hợp đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng công nợ
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu). Kế toán phải quy đổi ra đồng tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi vào trong sổ kế toán
+ Riêng trường hợp doanh nghiệp nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ. Thì khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, bên Nợ Tài khoản 131. Tương ứng với số tiền nhận trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế tại thời điểm mà doanh nghiệp đã nhận tiền trước.
2. Đối với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ. Được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch. Hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hoặc theo đặc thù kinh doanh hay sản xuất của doanh nghiệp.
Cần lưu ý, ở cuối thời điểm của kỳ kế toán. Nếu các tài khoản phải thu không còn số dư thì doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính. Hoặc chi phí tài chính của báo cáo tài chính trong kỳ đấy. Đối với trường hợp các tài khoản phải thu còn số dư. Thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 cũng trong thông tư 133.
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa nắm rõ những thay đổi về kế toán trong thông tư 133 hoặc cần sử dụng dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tới với công ty kế toán Việt Hưng theo website phebinhvanhoc.com.vn/ để nhận được những dịch vụ kế toán tốt và chuyên nghiệp nhất.