Ngoài văn hoá dân gian truyền miệng còn có dòng văn học chữ viết, lúc đầu là chữ Hán, sau chữ Nôm rồi đến chữ Quốc ngữ như ngày nay. Dòng văn học này trải qua nhiều thời kì. Những văn bản sớm nhất hiện tìm thấy có từ thế kỉ thứ X, tạm chia làm hai giai đoạn:
Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIX Từ đầu thế kỉ XX đến này.
Bạn đang xem: Các tác phẩm văn học chữ hán
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Trong giai đoạn này, văn học thành văn được viết bằng hai thứ chữ: chữ Hán và chữ Nôm. Mặc dù trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt Nam không bị đồng hoá mà dần dần hình thành bản sắc dân tộc riêng biệt. Chữ Nôm xuất hiện từ rất sớm nhưng từ thế kỉ XVI trở đi văn học chữ Nôm mới thịnh hành và đến thế kỉ XVIII thì văn học chữ Nôm chiếm một vị trí rất lớn. Sự phát triển về ý thức dân tộc đã tạo điều kiện cho văn học chữ Nôm ngày càng phát triển.
Văn học chữ viết hình thành và phát triển
Trong nhiều thế kỉ, văn học chữ Hán chiếm vị trí chủ yếu (trừ một vài trường hợp như triều Hồ Quý Ly và Quang Trung coi trọng chữ Nôm), tuy sử dụng chữ Hán nhưng các tác phẩm văn học ấy vẫn thấm đượm tính cách và tâm hồn Việt Nam như: bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, những bài thơ ca ngợi chiến thắng của quân dân nhà Trần của Phạm Ngũ. Lão, Trần Quang Khải, Phạm Sư Mạnh, Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, vv. Tiếp đến là những bộ sử dược viết với một ý thức dân tộc mạnh mẽ: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, w.
Thế kỉ XV, văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Tuy vậy văn học chữ Nôm vẫn không ngừng phát triển. Nguyễn Trãi là người nêu cao tiếng Việt và vận dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học. Tập thơ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi trong thời kì này là một trong những tập thơ Nôm xưa nhất có giá trị đến ngày nay.
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ chiếm ưu thế hoàn toàn trên văn đàn. Những nhà thơ lớn đã khai thác triệt để ngôn ngữ của dân tộc, nhiều tác phẩm tiêu biểu ra đời: Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, w,
Từ đầu thế kỉ XX đến nay.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các tác phẩm văn học bằng chữ Quổe ngữ dần dần xuất hiện. Nền văn học Việt Nam hiện nay không chỉ tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc mà còn tiếp thu cả nền văn học phương Tây đặc biệt là văn học Pháp, đã đưa nền văn học Việt Nam phong phú hơn và đa dạng hơn về thể loại. Văn học Việt Nam dần dần đã tách khỏi phong cách cổ điển với những điển tích nặng nề, linh hoạt hơn, chính xác hơn và gần với ngôn ngữ hàng ngày hơn. Năm 1925, những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam ra đời: Tố Tàm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật. Phong trào thơ mới được coi là “một cuộc cách mạng” trong thơ ca, những quy tắc gò bó, lối diễn đạt ước lệ, công thức bị phá bỏ, cảm xúc được diễn tả tự nhiên, cởi mở hơn, lãng mạn hơn.
Trong phong trào thơ mới xuất hiện nhiều nhà thơ tài năng: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tản Đà, w.
Về Văn học lãng mạn nổi lên có nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập năm 1932 gồm: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam và một số nhà văn trẻ, w. Dòng văn học này tuy có nhiều tiến bộ trong sáng tác nhưng không tránh khỏi những hạn chế về mặt tư tưởng.
Bên cạnh trào lưu văn học lãng mạn phải kể đến dòng Văn học hiện thực phê phán. Các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thăm đượm tinh thần nhẫn dạo. Trào lưu này đã cho ra dời những tác phẩrn thật sự xuất sắc cả về nội dung và hình thức như: Bước dường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tẩt Tố, Vỡ đê, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Bi vò của Nguyễn Hồng, Chí Phèo của Nam Cao, w.
Cùng với hai trào lưu trên còn có trào lưu Văn học cách mạng nhưng không được lưu hành hợp pháp (tuy có lúc được lưu hành hợp pháp). Trào lưu văn học này gồm những thơ văn của các chiến sĩ cách mạng ở trong tù và những tác phẩm được xuất bản trên báo chí nước ngoài. Những tác giả tiêu biểu cho trào lưu này là Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu, Xuân Thuỷ, vv.
Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nền Văn học hiện đại được phát triển mạnh mẽ. Những tác phẩm ra đời trong thời kì này như những mốc son đánh dấu từng giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Các tác phẩm: Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tầm, Xung Kích của Nguyễn Đình Thi, Tuỳ bút của Nguyễn Tuân, w. là thành quả của nền văn học trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài 21 năm, nhiều tác phấm văn học nổi tiếng đã ra đời, phản ánh cuộc đấu tranh vô cùng anh dũng của đồng bào và chiến sĩ cả nước như: Hòn đất của Anh Đức, Gia đình má Bẩy, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Trên đất Quảng, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Và các tác phẩm thơ: Quê hương của Giang Nam, Dáng dứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Bài ca Chim Chơ-rao của Thu Bồn, Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh, w.
Hiện nay các nhà văn, nhà thơ đang có gắng đưa văn học Việt Nam sang một giai đoạn mới, góp phần xây dựng một nước Việt Nam đi lên trong hoà bình và ổn định.