Bạn đang xem:
3 trang
minh_thuy
1278
2Download
Xem thêm:
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án môn Ngữ văn khối 11 – Văn học trung đại Việt Nam”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem thêm:
TUẦN 1 – Tiết: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMA. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Mở rộng và sâu về kiến thức VHTĐ.2. Kỹ năng:- Nhận biết những đặc trưng VHTĐ 3. Thái độ:- yêu quý & gìn giử và phát huy nền văn học nước nhà.B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : – GV: SGK, SGV, Bài soạn, tài liệu..- HS: tài liệu, vở nghi chép bài C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH – Đọc kết hợp diễn giảng D. Tiến trình dạy học1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:I. Khái quát1. Về tên gọi: Thời kỳ văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX ở ta, trước đây có nhiều nhà văn học sử đã gọi nhiều tên khác nhau : Văn học viết thời phong kiến; Văn học cổ; Văn học cổ điển; Văn học Hán Nôm; Văn học trung đại; Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Theo các soạn giả bộ sách này thì văn học Việt Nam được chia làm 2 thời kỳ: Văn học trung đại (X – XIX); Văn học hiện đại (XX) tương ứng với 2 phạm trù: trung đại và hiện đại. Riêng văn học trung đại thì chia làm 4 giai đoạn với các mốc như sau: X – XIV ; XV – XVII ; XVIII – nửa đầu XIX; Nửa cuối XIX.Đặc trưng thi pháp văn học trung đại: 2. Về quan niệm văn học: Văn dĩ tải đạo.. Đây là quan niệm của Nho học đời Tống (Tống Nho) văn chở đạo ở đây là chuyên chở cái đạo yêu nước thương dân. Thơ văn của các thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu v.v.. là minh chứng. Chính cụ Đồ Chiểu đã từng phát biểu trong bài thơ Than đạo rằng “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà 3. Về phạm vi văn học với trạng thái văn – sử – triết bất phân : tức có nghĩa bên cạnh yêu cầu văn chở đạo thì còn yêu cầu văn chương phải mang lời hay ý đẹp ; bên cạnh tính chất giáo hoá, giáo huấn còn có tính chất thẩm mỹ, chú trọng cái đẹp rỡ ràng của văn chương để về sau, khi có đủ điều kiện, văn học sẽ tách ra khỏi sử học, triết học mà văn học hiện đại là một minh chứng. 4. Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu, điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Sự vay mượn này được lặp lại nhiều đến nỗi thành những môtip quen thuộc tạo nên tính ước lệ, tượng trưng trong văn học. Chẳng hạn, nói đến cây và hoa thì tùng, cúc, trúc mai, sen bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu; nói đến con vật thì phải là long, ly, quy, phụng; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen, đông mai; tả cảnh mùa thu thì mây đùn cửa ải, lá ngô đồng vàng rơi, rừng phong lá rụng, sen tàn giếng ngọc; nói đến thời gian phải là đêm năm canh, ngày sáu khắc; tả mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, sóng thu ba, tóc như mây, da như tuyết và người đẹp phải đẹp đến nỗi nghiêng nước nghiêng thành hay chim sa cá lặn, Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn có đã thành công thức. 5. Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã: Văn học trung đại Việt Nam với khởi đầu của nó được viết bằng chữ Hán, đó là ngôn ngữ của trí thức cao cấp, của tầng lớp có học vấn cao.Về lực lượng sáng tác, tác giả chủ yếu là những thiền sư, nho sĩ, quan lại, quý tộc. Ngay cả về sau, khi văn học được viết bằng chữ Nôm cũng vậy. Tác giả của bộ phận văn học này cũng là những trí thức, những người học rộng hoặc nho sĩ bình dân. Chưa từng thấy tác giả của bộ phận văn học Hán Nôm là những “dân đen”, những “ngu phu”, “ngu phụ” bao giờ! Về đối tượng, mục đích của văn học, chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền, mang mục đích giáo hóa, giáo huấn con người với khuôn phép định sẵn. Về nội dung văn học, tác phẩm văn học thể hiện đầy dẫy những tri thức sách vở, sử dụng thi văn liệu, điển cố điển tích lấy từ Thánh kinh hiền truyện của Nho gia, của Bách gia chư tử, từ các bộ kinh Phật, từ sách vở của Lão Trang. Tất cả đều thể hiện tính uyên bác về tri thức. Văn chương như thế mới được coi là bác học, cao quý.Về bản chất xã hội và đề tài, tính bác học, cao quý này còn xuất phát từ quan niệm coi văn học là lời nói của Thánh hiền. gắn với Đạo. Do thế, đề tài văn học ít nói đến cái tầm thường, cái mộc mạc hay sự vật sự việc tầm thường của cuộc sống đời thường; 6. Tính chất “ngã” và “phi ngã” trong văn học trung đại có hay không có con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam? Và nếu có thì hình tượng con người ấy mang thuộc tính “vô ngã”, “phi ngã” hay “hữu ngã”? Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết, hệ tư tưởng phương Đông, nên đã chịu ảnh hưởng tư tưởng “vô ngã”, “phi ngã” của Nho giáo, Phật giáo; Bản thân văn học Việt Nam lại vay mượn các thể loại có sẵn của Trung Quốc với những khuôn mẫu cố định, vay mượn văn thi liệu, điển cố điển tích lấy từ kinh sách các học thuyết, các tôn giáo với tính ước lệ, tượng trưng, trừu tượng, phi cụ thể, phi cá thể ,bên cạnh tính “phi ngã”, “vô ngã” thể hiện đậm đặc trong văn chương trung đại thì còn có tính “hữu ngã”, tức biểu lộ “cái tôi cá nhân”. Văn học trung đại Việt Nam cũng không ngoài quy luật có tính biện chứng trên. Quy luật ấy thường kết tinh ở một số tác giả tài năng, họ đã “vượt rào”, đã phá vỡ quy phạm và khuôn phép ràng buộc để sáng tác nên những tác phẩm văn học ưu tú, thể hiện cá tính sáng tạo đậm nét, bộc lộ cái tôi cá nhân trữ tình trong văn chương mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương v.v.. là những đại biểu xuất sắc. II. Một số đặc điểm của về hình thức của văn học trung đại1. Tư duy nghệ thuật: – Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài “Câu cá mùa thu ”của Nguyễn Khuyến: + Tính quy phạm: Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông + Phá vỡ tình quy phạm: o Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co.., o Cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm. 2. Quan niệm thẩm mĩ: hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích những thi liệu Hán học- Truyện Lục Vân Tiên: sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá- Bài ca ngất ngưởng: nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa- Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.3. Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ tượng trưng Bài ca ngắn đi trên bãi cát: – Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. – Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi 4. Thể loại: – Những đặc trưng cơ bản: Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch, thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn – Một số tác phẩm trung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm: Chiếu cầu hiền, Cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Chuyên mục: