Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Thủy hử, Hồng lâu mộng và Tây du kí.
Bạn đang xem:
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Thủy hử, Hồng lâu mộng và Tây du kí. Nội dung xuyên suốt chủ yếu của tác phẩm kinh điển này nói về cuộc đấu tranh giữa ba thế lực phong kiến bao gồm nhà Ngụy (do Tào Tháo đứng đầu), nhà Thục (do Lưu Bị đứng đầu) và nhà Ngô (do Tôn Quyền đứng đầu) trong việc nhất thống thiên hạ. Tuy nhiên cái kết cuối cùng lại hết sức bất ngờ khi giang sơn lại rơi vào tay con cháu của Tư Mã Ý, vốn là một đại thần trong triều Ngụy. Tam quốc diễn nghĩa không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mang tính sử thi mà nó còn để lại những giá trị nhân văn đầy sâu sắc cho biết bao thế hệ người đọc trên toàn thế giới.
Và chúng ta hãy cùng nhau xem lại 11 câu nói kinh điển của các nhân vật nổi tiếng trong bộ tiểu thuyết này nhé!
1. “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”
Ý nghĩa của cậu nói này tức người thì phải được như Lữ Bố còn ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Câu nói này không xuất phát từ một nhân vật nổi tiếng nào mà lại được lan truyền đi khắp thiên hạ, đủ để nói lên tài năng cũng như phẩm chất của Lữ Bố và ngựa Xích Thố.
Lữ Bố được coi là anh hùng thiên hạ và không có đối thủ trong truyện Tam quốc. Với phương thiên họa kích trong tay, cưỡi ngựa Xích Thố vô địch, Lữ Ôn Hầu trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên với bản tính hung hăng cùng sự kiêu ngạo của mình, cuối cùng Lữ Bố đã phải nhận cái chết thương tâm khi bị quân sĩ làm phản, bắt trói và giao cho Tào Tháo.
2. “Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Lịch sử ghi chép rằng có năm người con trai nhà họ Mã vốn thông minh hơn người, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ mã, Bạch Mi giỏi nhất”. Trong năm anh em, người được nhiều người biết đến nhất chỉ có hai anh em Mã Lương và Mã Tốc. Mã Lương thật sự là bậc kì tài, tài hoa xuất chúng, ông đã bỏ không ít công sức trong việc giúp Lưu Bị ngồi vững ở Tây Xuyên, đáng tiếc là ông mất quá sớm. Tuy nhiên người anh Mã Lương lại đánh giá sự thông minh của mình không thể so bì với người em trai là Mã Tốc, cậu học trò của Khổng Minh. Tuy nhiên cũng bởi thông minh mà sinh kiêu ngạo, Mã Tốc đã để thua trong trận đấu đầu tiên do mình cầm quân và để mất Nhai Đình và sau đó đã bị Gia Cát Lượng xử tử do đã vi phạm quân lệnh trạng. Khi người ta đọc đến câu này, một là tiếc cho Mã Lương đã mất quá sớm, hai là tiếc thay Mã Tốc thông minh cả đời nhưng lại hồ đồ một lúc dẫn đết kết cục đầy bi ai.
3. “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Đây là câu nói của Gia Cát Lượng biểu hiện tâm tình rõ nhất của ông với Thục đế Lưu Bị và Thục chủ lúc bấy giờ là Lưu Thiện khi sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy nhưng không thể thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời. Nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.
4. “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Đây là câu nói mà Chu Du – đô đốc của nhà Ngô đã thốt lên từ tận đáy lòng mình trước khi qua đời, câu nói cho thấy sự phẫn uất lên đến tận cùng của Chu Du với Gia Cát Lượng. Câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng mà hạ bệ uy phong của chính mình. Tuy là một người vô cùng tài giỏi và chỉ đứng sau Tôn Quyền tại Giang Đông nhưng Chu Du luôn luôn tỏ ra đố kị với tài năng và trí thông minh của Khổng Minh để rồi cuối cùng chết trong phẫn uất. Do đó trong Tam Quốc diễn nghĩa, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai.
Xem thêm:
5. “Khắp người Tử Long đều là gan”
Đây là câu nói mà Lưu Bị đã dành cho vị chiến tướng của mình là Thường Sơn Triệu Tử Long. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả chú trọng miêu tả nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của chủ nhân như vậy, tất nhiên là vui mừng đến nỗi không còn biết trời đất gì nữa. Và đương nhiên những người đọc Tam Quốc sẽ không thể nào quên hình tượng dũng mãnh của Triệu Vân một mình xông pha giữa trăm vạn quân Tào liều mình cứu Ấu chúa.
6. “Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Đây là câu nói của Tư Mã Huy khi Lưu Bị hỏi ông xem ai có thể giúp mình bình được thiên hạ. Ông vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống và từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là dù sau này Lưu Bị đều có được hai người này nhưng lại không thể bình định được thiên hạ. Đó là chủ để gây tranh cãi rất nhiều về sau này.
7. “Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Đây là lời trăn trối của Tôn Sách trước lúc lâm trung cho người em ruột của mình hay Ngô Vương sau này Tôn Quyền. Tôn Quyền đảm nhận trọng trách lớn cai quản một vùng Giang Đông rộng lớn khi mới 17 tuổi.
Tôn Sách khi nắm quyền thường bị cho là “sách lược thì thiếu, khí phách có thừa” nghĩa là đấu võ rất giỏi nhưng mưu mẹo thì lại không có. Không ngờ rằng ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy. Ý nghĩa câu nói của Tôn Sách đó là những việc khó mà em không quyết được, nếu là nội trong nhà thì hỏi Trương Chiêu con nếu là việc ngoài binh đao thì phải hỏi Chu Du. Và sự thật đã được chứng minh khi Trương Chiêu đã giúp đỡ cho Tôn Quyền rất nhiều trong việc cai quản Giang Đông còn Chu Du đã giúp cho nhà Ngô đánh bại quân Ngụy của Tào Tháo với trận Xích Bích nổi tiếng thiên hạ.
8. “Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Thật khó tin khi câu nói này lại được phát ra từ miệng của Tào Tháo. Câu nói này hàm ý khen con trai của Tôn Kiên là Tôn Quyền (Tôn Trọng Mưu). Thực tế đã chứng mình khả năng nhìn người rất tài ba của Tào Tháo khi Tôn Quyền sau này dù lên ngôi khi còn rất trẻ nhưng vẫn đứng vững trước các thế lực và trở thành đối trọng lớn nhất với Tào Tháo và Lưu Bị.
9. “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi”
Đây là câu nói kinh điển của Tào Tháo khi cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Người đời sau cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng cũng may đúng lúc có tiếng sấm trên trời nên Lưu Bị mới có thể che giấu được mưu đồ của mình và khiến cho Tào Tháo không còn e ngại Lưu Bị nữa.
10. “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này không chỉ là định ra tính cách một đời cho Tào Tháo mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang còn trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này là vì ông không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành kẻ bị người đời phỉ báng như Đổng Trác.
Xem thêm:
11. “Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
Câu nói cuối cùng để khép lại 11 câu nói bất hủ của các anh hùng kiệt xuất trong Tam Quốc mà mình muốn nhắc đến ở đây chính là câu nói này của Tào Tháo. Câu nói này được Tào Thào nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào A Man tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo. Tuy câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn toàn trái ngược với Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
Chúc các bạn thành công !