Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
8201 lượt xem

Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Bạn đang quan tâm đến Sự nghiệp văn học của Nam Cao phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút sắc sảo những tác phẩm ông đem đến luôn gần gũi với đời. Nam Cao đã dựng lên bức tranh về nông thôn Việt Nam những năm 1940-1945. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Ông hoạt động với tư cách ngòi bút của một cán bộ làm báo, làm văn. Ngoài viết văn, ông còn viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử, thời sự. Ông coi đó là “những công việc khiêm tốn, thầm lặng nhưng có ích”

Chúng ta luôn thắc mắc không biết rằng điều gì đã làm nên sự sắc sảo trong ngòi bút của ông, hôm nay PHÊ BÌNH VĂN HỌC xin được đem đến bạn đọc bài viết về sự nghiệp văn học và chân dung của Nam Cao. Hãy cùng đọc và cùng cảm nhận nhé!

1. Thông tin tiểu sử nhà văn Nam Cao

*

Bạn đang xem: Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Cha ông là Trần Hữu Huệ (1890-1967) thợ mộc, làm thuốc, mẹ là Trần Thị Minh, làm vườn, làm ruộng, dệt vải. Vợ Nam Cao là bà Trần Thị Sen (1916-2002). Nhà văn Nam Cao có 4 người con (3 trai, 1 gái).

Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn sống gần ba năm với một người cậu. Từ 1936, bắt đầu viết văn trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu… Năm 1938 ông dạy học tại một trường ở ngoại ô Hà Nội và viết báo.

Năm 1941, ông dạy học ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã.

Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên Phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Trung Bộ một thời gian. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam.

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên chiến khu Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và làm thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1948, Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung – Ương.

Ngày 30/11/1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu liên khu III, Nam Cao cùng đoàn cán bộ thuế nông nghiệp bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh. Ông ngã xuống khi trang bản thảo cuối cùng của tác phẩm “Định mức” còn chưa khô mực.

Ông bén duyên với sự nghiệp viết văn khá sớm, bắt đầu từ khi 18 tuổi Nam Cao đã bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay như “Cảnh cuối cùng”, “Hai cái xác”. Các tác phẩm của ông nhanh chóng được in trên báo.

Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn).

2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh

Đối với Nam Cao – “nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông cho rằng nghệ thuật không được xa rời thực tế mà nó phải là chất liệu từ cuộc sống và mục đích của nó là phục vụ con người, phục vụ cuộc sống của chúng ta. Mỗi một nhà văn trước khi muốn thể hiện cuộc sống trên trang giấy thì cần phải nhìn vào cuộc sống của nhân dân, phải lên án những thói hư tật xấu, sự bất công trong xã hội, phải đồng cảm với nhân dân thì đó mới là nghệ thuật.

*

Sống đã rồi hãy viết

Một nhà văn cần phải có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về con người sau đó mới có thể viết về những tác phẩm nghệ thuật. Bởi sự đồng cảm với nhân vật rất cần thiết trong việc khai thác nội tâm nhân vật, nhà văn phải có góc nhìn đa chiều về một sự việc đó là điều cần hướng tới trong nghệ thuật.

XEM THÊM:  Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm truyện kiều

Xây dựng chủ nghĩa hiện thực

Nam Cao viết truyện đầu tay lúc chưa tròn 20 tuổi, viết tác phẩm xuất sắc Chí Phèo lúc 26 tuổi, viết tiểu thuyết Sống mòn lúc 29 tuổi, viết bài ký Định mức phục vụ kháng chiến (1951). Với 15 năm cầm bút, ông đã kịp để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ, đặc biệt trong hệ thống tác phẩm của ông, nổi bật một phong cách Nam Cao trữ tình, sâu lắng, trào lộng, xót xa, hóm hỉnh mà tế nhị, sang trọng mà bình dị, tinh vi mà khái quát.

Ở đây có cả văn chương, có cả tâm huyết, có cả tài năng lớn của một ước vọng nhân văn cao đẹp mà nhà văn ký thác với cuộc đời. Sự nghiệp văn chương của Nam Cao có thể chia làm 2 thời kỳ rõ nét: Trước cách mạng và sau cách mạng.

Ngay từ những bước đi ban đầu, Nam Cao là một nhà văn hiện thực trong khả năng khái quát những mặt bản chất của xã hội cũ. Khi vật lộn kiếm sống ở Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác.

Các truyện ngắn của ông: Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư được đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” và báo “Ích hữu”. Trở ra Bắc, Nam Cao dạy học ở trường tư thục Công Thành, đường Thụy Khuê, Hà Nội. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học. Truyện ngắn Cái chết của con Mực, và các bài thơ của ông đăng trên báo “Hà Nội Tân văn” với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi (tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ) của Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này, khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo – một truyện ngắn xuất sắc được viết từ cái làng yêu dấu gắn với tuổi thơ của ông với những câu chữ đau vào tận gan ruột, viết về số phận người nông dân bị xã hội thực dân phong kiến đàn áp, biến dạng từ bần cùng hóa đến lưu manh hóa, đánh dấu bắt đầu sự nghiệp văn học của ông.

Từ tác phẩm để lại dấu ấn này, cho đến năm 1944, là thời kỳ sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong đời viết văn của Nam Cao. Ông đã đạt tới đỉnh cao chất lượng mới: Chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.

Trong các trang viết của mình, Nam Cao đã nhìn thấy và chỉ cho người đọc thấy cái xã hội trong nô lệ và lạc hậu xứ mình, cái xã hội phân chia đẳng cấp, bất công và phi nhân ấy đã làm tha hóa, biến dạng, biến chất con người ta như thế nào.

Xét một cách tổng thể, sáng tác của ông trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: Người tiểu tư sản nghèo và người nông dân, khai thác trực tiếp từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân làng quê… Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đó là cái bi kịch của những kẻ khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa chân chính mà cứ bị những lo lắng cơm áo hàng ngày giày vò, phải sống cuộc sống “đời thừa” vô nghĩa như các tác phẩm: Đời thừa, Nước mắt, Trăng sáng, Bài học quét nhà.

Nhiều truyện của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản, đấu tranh với sự cám dỗ của cuộc sống hưởng lạc tư sản (Quên điều độ, Trăng sáng, Truyện tình); đấu tranh với lối sống ích kỷ, dung tục tiểu tư sản để vươn tới lẽ sống nhân đạo.

3. Những chủ đề thường được nhà văn Nam Cao khai thác

Trước cách mạng tháng 8

Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao viết về hai hình tượng chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo. Ở người trí thức nghèo ông khai thác và làm rõ những bi kịch mà họ phải chịu đựng trong xã hội những năm 1945. Với tài năng đồng cảm sâu sắc Nam Cao đã khắc họa hình tượng người trí thức nghèo một cách rất chân thật trong một xã hội đầy đau khổ. Với người nông dân nghèo.

XEM THÊM:  Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm - Tôi yêu em - Pu-skin - Văn 11

Người nông dân nghèo trong trang sách của Nam Cao được khắc họa rất gần gũi và chân thật. Họ là những người thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng, thế nhưng điều đặc sắc trong văn của Nam Cao ở đây là gì? Đó là khi sống trong cái nghèo khó, bị đối xử bất công họ vẫn khao khát được sống lương thiện.

Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của ông chính là một điển hình trong hình ảnh người nông dân nghèo bị xã hội dồn đến bước đường cùng và trở nên lưu manh, tha hóa. Với hình tượng “chuyên rạch mặt ăn vạ” của Chí Phèo đã mang đến cho người đọc một sự thương cảm sâu sắc vì đằng sau tiếng chửi ấy là một nỗi khao khát muốn nghe tiếng nói của đồng loại, Chí chửi nhưng không một ai đáp lại. Tiếng chửi nói lên sự đau đớn tột cùng của một tâm hồn muốn hoàn lương, câu nói “Ai cho tôi lương thiện” thể hiện khao khát sống là con người chân chính của Chí cùng với đó là sự bế tắc trong chính bi kịch của cuộc đời mình.

*

Sau cách mạng tháng 8

Sau cách mạng tháng 8, Nam Cam tích cực tham gia vào các hoạt động kháng chiến cũng vì thế mà cách khai thác cũng như xây dựng hình tượng nhân vật trong câu văn của ông có sự thay đổi rất nhiều, ông đã có hướng đi mới cho các nhân vật của mình.

4. Một số tác phẩm tiêu biểu

Với 15 năm cầm bút, ông đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí đọc giả nhiều thế hệ như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Bài học quét nhà, Giăng sáng, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đôi mắt, Nhìn người ta sung sướng, Sống mòn, Những chuyện không muốn viết, Những trẻ khốn nạn, Truyện người hàng xóm,…

*

5. Giải thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1966.

Tên Nam Cao cũng được đặt cho một số trường học phổ thông và dự định cho một số địa phương khác.

Tên Nam Cao được đặt tên cho đường phố tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; thành phố Rạch Giá. Tỉnh Kiên Giang và một số địa phương khác.

6. Một số câu nói hay của Nam Cao

*

Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen.

Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác.

Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp.

Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.

Trên đây là những điểm nổi bật trong tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao, hy vọng là sau khi đọc hết bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết về nhà văn Nam Cao. Cảm ơn mọi người vì đã luôn theo dõi và đón đọc bài viết của PHÊ BÌNH VĂN HỌC.

Từ khoá tìm kiếm liên quan về nhà văn Nam cao:

Tiểu sử nhà văn Nam Cao Sự nghiệp văn học của Nam Cao Phong cách sáng tác của Nam cao Quan điểm sáng tác của Nam Cao Những tác phẩm của nhà văn Nam Cao Con người của Nam Cao Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao Giới thiệu về tác giả Nam Cao

Chuyên mục: Văn Học

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Sự nghiệp văn học của Nam Cao. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *