Văn học phản ánh hiện thực

I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta luôn luôn nghe nhắc đi nhắc lại mệnh đề: Văn học là sự phản ánh hiện thực, nhiệm vụ chủ yếu của văn học là phản ánh hiện thực, vinh dự lớn lao nhất của nhà văn là phản ánh cho được đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân. Vâng! Mọi hình thái ý thức đều là sự phản ánh của thế giới khách quan thông qua chủ thể con người. Trong ý nghĩa ấy thì sáng tác văn học vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nó không đơn thuần chỉ là một hoạt động phản ánh mà còn là hoạt động sáng tạo – sự sáng tạo vừa mang tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp độc đáo để cuối cùng tác phẩm ra đời như là nảy sinh trong cuộc sống một hiện tượng thẩm mỹ hoàn toàn mới mẻ. Tác phẩm ra đời là kết quả của một quá trình tích lũy, thai nghén “mang nặng đẻ đau”. Nhà văn đưa tác phẩm tới tay bạn đọc cũng như đặt đứa con vào cuộc đời với bao lo toan hy vọng. Liệu những điều mình nghiền ngẫm trăn trở và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật này có tìm được sự trân trọng, đồng cảm của người đọc như là sự gặp gỡ tri kỷ, tri âm? Rõ ràng là dù muốn hay không, tác phẩm văn học giữ vai trò là điểm tiếp xúc giữa thế giới bên trong của người nghệ sỹ với thế giới quan bên ngoài hay nói cách khác một tác phẩm văn học không đứng im trong suốt quá trình tồn tại của nó, nhờ sự tiếp nhận của người đọc mà nó có sức sống trường cửu, bất chấp thời gian và không gian. Tác phẩm hóa thành một sinh thể nghệ thuật chân chính.Cũng bởi vì vậy mà ta nói rằng : văn học, nghệ thuật, tự thân nó không thể xa rời hiện thực đời sống. Nhưng phản ánh hiện thực như thế nào, thì không phải là câu hỏi dễ trả lời. Không đơn giản chỉ là sự tả chân một cách cơ học, chưa nói rằng, tả chân đôi lúc cũng chưa hẳn là thấu đáo; và thực tiễn văn học, nghệ thuật cho thấy, thành tựu văn học, nghệ thuật phụ thuộc vào tài năng, quan niệm thẩm mỹ và sự thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ.Mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong phản ánh hiện thực của văn học cùng tôi nhé!2.

Bạn đang xem:

Xem thêm:

Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đây thực chất là một thuật ngữ của chủ nghĩa hiện thực hiểu theo nghĩa phương pháp sáng tác. Nó có nhiều dạng: Chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng, Chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực thời phong kiến mạt kì ở phương Đông. Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tâu Âu phát triển đỉnh cao nhất nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và cì cảm hứng chủ đạo của nó là cảm hứng phê phán nên theo ý kiến của M. Goocki, người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Chủ nghĩa hiện thực phê phán còn có nghĩa là một trào lưu văn học, đối tượng của bộ môn lịch sử văn học. Khác với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển thường bị chi phối bởi một vài nguồn ý thưc tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực cóa tham vọng phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau và tất cả phải cuối cùng phải được kết tinh lại thành một nguyên tắc nhất quán là phản ánh chân thực cuộc sống ở những phương diện khác nhau của nó.Những hình mẫu trung tâm của chủ nghĩa hiện thực phê phán là những những nhân vật phản diện tư sản hóa. Đó là những con người xuất thân từ những giai tầng khác nhau: quý tộc, tiểu tư sản, v.v . vốn có những thái độ khác nhau về chế độ tư bản, nhưng khi đã lăn vào đó thì đêu thấm nhuần đạo đức và triết lí “con bê vàng” (Banzăc). Tuy vậy không phải là không có nhân vật chính diện. Các nhân vật này được tác giả xây dựng nhằm đối lập lại với xã hôi đang dần mất đi những điều tốt đẹp.Cảm hứng phê phán, lên án những thói sống xa hoa và sự suy đồi nghiêm trọng của con người về đạo đức.3. Phương pháp nghiên cứu.Vận dụng kiến thức có sẵn và phương pháp so sánh đối chiếu, tìm kiếm tài liệu sau đó tổng hợp.4. Đối tượng nghiên cứu.Tìm hiểu và làm rõ về nền văn học hiện thực và làm sáng tỏ quan điểm tính chân thật trong phản ánh hiện thưc của văn học.5. Bố cục.Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận thì bài tiểu luận còn có 3 chương:Chương1.Tìm hiểu về văn học và chức năng, nhiệm vụ của văn học.Chương 2 Tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong văn học hiện thực.Chương 3: Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.

*

Xem thêm:

Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn học là sự phản ánh hiện thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chuyên mục:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *