Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật (Tiếp theo và hết)
Lê Ngọc Trà
M.Bakhtin giải thích như sau: “Tác giả – người sáng tạo là yếu tố tạo thành của hình thức nghệ thuật” và chính “Tính chủ động tạo sinh của tác giả – người sáng tạo và người tiếp nhận nắm lấy tất cả các phương diện của ngôn từ: nhờ chúng anh ta có thể tạo ra một hình thức có khả năng hoàn kết, hướng vào nội dung”. Ông phân biệt năm yếu tố của ngôn từ như là chất liệu của tác phẩm văn học và trình bày quá trình bản ngã sáng tạo của nghệ sỹ và người tiếp nhận đi vào chất liệu, chuyển vào ngôn từ, trong đó, theo ông yếu tố thứ năm tức cảm giác về tính chủ động ngôn từ, cảm giác về sự tạo ra một cách chủ động âm thanh mang nghĩa là yếu tố điều khiển, là tiêu điểm của các năng lượng tạo sinh, trong nó phản ánh cả bốn yếu tố kia.
Cách giải thích của M.Bakhtin mang đậm “phong cách M.Bakhtin”, mang tính triết học nhiều hơn nghiên cứu văn học. Tuy nhiên đólà một trong những nỗ lực hiếm hoi tìm kiếm cái cách mà “nội dung chuyển thành hình thức”, hình thức bên trong chuyển thành hình thức bên ngoài, bởi vì thực ravấn đề nội dung và hình thức đã được đặt ra từ rất lâuvà tính có trước của nội dung trong quan hệ với hình thức cũng đã được nói đến trong mỹ học phương Đông từ rất sớm, nhưng bản thân cơ chế của việc chuyển từ nội dung thành hình thức, từ ý ra lời ít khi được làm sáng tỏ đầy đủ. Chẳng hạn, trong tư tưởng thẩm mỹ cổ Trung Hoa chúng ta thường bắt gặp quan niệm: “Đạo là gốc của Văn”, có Đạo rồi mới có Văn hay “ở trong lòng là chí, nói ra lời là thơ”. Nhưng từ Đạo ra văn là một quá trình vô cùng phức tạp, từ “chí” ta thơ cũng trải qua nhiều chặng, nhiều kiểu khác nhau. Chí có thể tồn tại ở nhiều dạng chứ không phải chỉ ở thơ. Vậy thì chí khi nào thì đi vào thơ và làm thế nào để thành thơ. Chính Lưu Hiệp cũng đã nhìn thấy điều đó khi ông viết: “Tình cảm khác nhau, văn cũng phải biến đổi theo những thuật khác nhau, không thể không căn cứ vào tình cảm mà lập ra cái thể của nó” (Văn Tâm Điêu Long).Nhưng đây cũng vẫn là những ý tưởng chung chung, giống như khi Hegel viết: “Để cho một nội dung có thể trở thành đối tượng của miêu tả nghệ thuật, tự bản thân nó cũng phải có khả năng trở thành đối tượng củasự miêu tả này”.Nói như vậy để thấy những phân tích trên đây của M.Bakhtin cũng như quan niệm củaông về sự hình thành và đặc điểm của tiểu thuyết như một thể loại được trình bày trong các công trình nổi tiếng như “Những vấn đề của thi pháp Dostoievxky”có ý nghĩa rất lớn về phương pháp luận cũng như về thi pháp học trong việc nghiên cứu hình thức của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.
Nghiên cứuhình thức nghệ thuật bằng cách đặt nó trong quan hệ với nội dung, như chúng tathấy, rõ ràng là một cách tiếp cận đúng, cho phép nhận ra những đặc tính rấtcăn bản của hình thức cũng như những nét thuộc bản chất của nghệ thuật. Tuynhiên, để hiểu đầy đủ tính chất, vai trò và đặc biệt là ý nghĩa của hình thứctrong sáng tạo nghệ thuật, từ đó hiểu ý nghĩa của nghệ thuật đối với đời sốngcon người, việc tuyệt đối hóa quan hệ nội dung – hình thức và nhất là tuyệt đốihóa sự phụ thuộc của hình thức vào nội dung, sẽ dẫn đến những ngộ nhận sai lầmkhông phải chỉ ở phương diện lý thuyết mà cả trong thực tiễn sáng tác nghệ thuật.
Chúng ta đều biết khi nói đến ý nghĩa của hìnhthức nghệ thuật, điều đầu tiên thường được nhắc đến đó là hình thức phụ giúp nộidung. Phụ giúp như thế nào? Từ xưa, Khổng Tử đã nói: “Ngôn chi vô văn, hành nhibất viễn” (Lời không văn vẻ, không đi được xa). Trong “Văn Tâm Điêu Long”, LưuHiệp cũng viết: “Sách và lời của thánh nhân đều gọi là văn chương, không văn vẻsao được? Nước tinh lỏng thì kết thành gợn sóng. Cây tinh chắc thì nở được hoa,đó là văn phụ thuộc vào chất. Hổ báo mà không có vằn thì da vàng như của chódê, con tê con chủy có da cứng, nhưng màu da nó phải sơn đỏ, đó là chất nhờ vănvậy”.Ở đây vai trò của hình thức là làm nổi bật, làm đẹp nội dung. Quan niệm nàyngày nay đã trở thành phổ biến: “Cái đẹp hoàn hảo của hình thức… – V.Solovievviết – gia tăng tác động của tinh thần được thể hiện trong nó”.
Nhưng bên cạnh vai trò tô điểm ấy, thực ra hìnhthức có một chức năng căn bản hơn nhiều, đó là đem lại cho nội dung vốn là cáimang tính tinh thần một sự tồn tại hiện thực – vật chất. M.Bakhtin giải thíchđiều này như sau: “Đối tượng thẩm mỹ chỉ thực tồn thông qua việc tạo ra một tácphẩm sử dụng chất liệu cụ thể (nhãn quan thẩm mỹ tồn tại bên ngoài nghệ thuậtmang tính lai tạp cũng chính vì ở đây không có được sự tổ chức chất liệu mộtcách hoàn hảo ở một mức độ nào đó, vì dụ như khi nhìn ngắm thiên nhiên); trướckhi tác phẩm này được tạo ra và độc lập tách rời với sự sáng tạo này, đối tượngthẩm mỹ không tồn tại, nó thực tồn lần đầu tiên là cùng với tác phẩm”.Ông còn nói rõ hơn ở một chỗ khác. Trong cuốn “Những vấn đề của thi phápDostoievxky”, ông viết: “Không hiểu hình thức mới của cái nhìn thì không thể hiểuđúng được những gì mà lần đầu tiên được nhận ra và được phát hiện trong cuộc sốngnhờ hình thức ấy. Hình thức nghệ thuật nếu được hiểu đúng thì nó không tạo hìnhthức cho một nội dung đã có sẵn và được tìm thấy, mà là cái hình thức cho phéplần đầu tiên tìm thấy và nhận ra nội dung” .
Những ý kiến trên đây của M.Bakhtin là những chỉdẫn sâu sắc và cực kỳ quan trọng. Nó không phải chỉ lý giải đúng bản chất của mốiquan hệ giữa nội dung và hình thức mà còn nâng vị trí của hình thức nghệ thuậtlên một tầm cao khác, ở đó hình thức không phải có vai trò phụ thuộc mà là đồngđẳng, với nội dung, sinh ra cùng một lúc với nội dung, dính liền với nội dung,không tách rời. Thậm chí nếu không có hình thức, không được diễn đạt ra bằng từngữ, bằng màu sắc, đường nét, âm thanh, nội dung tự bản thân nó cũng là chưahoàn chỉnh, chưa được định hình, chưa hoàn kết. Chất liệu và cùng với nó là cácthư pháp, kỹ thuật tổ chức chất liệu không chỉ mang lại cho nội dung một hìnhthức bên ngoài mà còn làm cho nó trở nên đầy đủ, hoàn chỉnh. “Tư tưởng không thểhiện trong ngôn từ mà được hoàn thành trong ngôn từ” (L.Vuigodsky).Không hiểu điều này sẽ không hiểu bản chất của sáng tạo nghệ thuật, không hiểusứ mạng và khó khăn của việc tìm tòi hình thức trong sáng tác nghệ thuật.
Khó khăn nằm ở chỗ, trước hết, nghệ sỹ phải tìmcho được một hình thức mà ở đó nội dung cảm thấy nó hiện ra đầy đủ, trọn vẹn,đã “hoàn thành”. Nhưng đây là công việc không dễ, bởi vì nội dung mà nghệ sỹ muốndiễn đạt là một nội dung đặc biệt, khác các thông báo thông thường. Trong nhữngvăn bản – không nghệ thuật (văn bản hành chính, khoa học) nội dung thông báothường mang tính chất đơn nghĩa, đã được xác định rõ ràng, đã hoàn kết, việc mãhóa thành hình thức chỉ cần đơn giản, cốt làm sao người tiếp nhận nắm được cáinghĩa cơ bản, hiểu vấn đề là được. Còn nội dung nghệ thuật thì khác, nó là thếgiới tinh thần của con người, là những băn khoăn về chân lý, day dứt về thiệnác, là tình yêu cái đẹp, ước mơ hạnh phúc, khao khát tự do, hy vọng và tuyệt vọng.Nội dung nghệ thuật cũng không phải là những tư tưởng có sẵn, những tình cảmchung chung mà là những ý tưởng dang dở, những rung động không thể gọi tên, nhữngcảm giác, ấn tượng mờ ảo “cảm giác và tình cảm” là những thứ cá biệt còn tư tưởnglà những cái chung chung”.Những ý nghĩa và tình cảm ấy cũng như sự sống, lúc nào cũng sinh sôi, biến đổi,đa dạng, riêng tư, không kết thúc. Đem lại cho cái sinh thể riêng tư, đa dạng,luôn luôn biến động ấy một hình hài thích hợp là điều vô cùng khó khăn. Khôngphải ngẫu nhiên mà từ xưa Khổng Tử đã nói: “Chất thắng văn tất dã, văn thắng chấttử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” (chất nhiều hơn văn thì không tránh khỏithô thiển, văn nhiều hơn chất thì không tránh khỏi hư rỗng. Văn và chất phối hợpthích đáng thì đó mới là người quân tửvậy)” (Luận Ngữ).Yêu cầu về tính thích đáng này cũng là điều mà Hegel coi là cái thuộc bản chấtkhông thể thiếu của một tác phẩm nghệ thuật: “Một tác phẩm nghệ thuật thiếu hình thức thích đáng thì không thể đượcgọi là một tác phẩm nghệ thuật chính là vì lý do đó: nó không phải là một nghệphẩm đích thực”.
Nhưng thế nào là “hình thức thích đáng”? Nghệthuật đã chọn cho nội dung đặc biệt của mình một hình thức thích đáng đó làhình tượng. Các hình tượng nghệ thuậtvới tính chất đa nghĩa, nửa hư nửa thực là hình thức thích đáng nhất với tínhchất đặc biệt của nội dung nghệ thuật. Nhưng điều đó vẫn còn quá chung chung.Hình thức phải “thích đáng” với cái gì “thích đáng” như thế nào? Thích đángtheo kiểu “cấu trúc” phải phù hợp với “chất liệu” như các nhà cấu trúc luận chủtrương hay theo kiểu ý cao cả thì lời văn phải hùng tráng như quan niệm của mỹhọc truyền thống phương Đông hay thích đáng theo cách mà các nghệ sỹ thường nóilà làm sao tìm được cách diễn tả đạt nhất, thích hợp nhất điều mình muốn viết.Chẳng hạn, L.Tolstoi khi kể về công việc sáng tác của mình, đã nói: “Anh khôngthể hình dung là tôi khó khăn như thế nào khi bắt đầu những bước đầu tiên củacông việc cày sâu trên cánh đồng mà tôi buộc phải gieo hạt. Phải nghĩ cặn kẽ vànghĩ đi nghĩ lại tất cả những gì có thể xảy ra với tất cả các nhân vật tươnglai của tác phẩm sắp tới, một tác phẩm rất lớn, và nghĩ thật kỹ hàng triệu nhữngkết hợp có thể để lựa ra trong đó 1/1000000, thật khó khủng khiếp”.
Cảm giác về sự khó khăn của việc tìm cho đượchình thức diễn tả thích đáng điều mình muốn nói là cảm giác chung của tất cả nhữngngười cầm bút là ám ảnh của mọi nghệ sỹ. Từ lâu, trong “Văn Tâm Điêu Long”, LưuHiệp đã nhận thấy điều đó: “Khi trí tưởng tượng bắt đầu hoạt động, hàng vạn cảnhtượng xô đẩy nhau xuất hiện trước mắt, những quy tắc hướng dẫn chẳng còn có giátrị gì, nhà văn tha hồ thả mình trôi theo đà lôi kéo của trí tưởng tượng… Đếnkhi cầm lấy bút, trước khi sáng tạo còn cảm thấy hào hứng tăng lên gấp bội. Đếnkhi hoàn thành tác phẩm lại thấy chưa diễn tả được phân nửa điều mình muốn nói”.Điều này cũng hoàn toàn không xa lạ với các nghệ sỹ thời này. Họa sỹ Bùi XuânPhái cũng từng tâm sự: “Vẽ trúng ý thích cao độ của mình không phải chuyện dễ”.
Vẽ trúng, viết trúng được điều mình nghĩ, điều mình muốn giãi bày đúng là một nhu cầu của người sáng tác nghệ thuật và cũng làmột đòi hỏi đối với hoạt động sáng tạo hình thức, góp phần tạo nên giá trị củatác phẩm. Nhưng nếu chúng ta quan niệm hoạt động sáng tạo nghệ thuật không phảichỉ là quá trình đi từ nghệ sỹ đến tác phẩm mà còn là quá trình tiếp nhận đi từ tác phẩm đến người đọc thì cái hay, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm không phải chỉnằm ở chỗ nghệ sỹ tìm được hình thức “thích đáng”, nói trúng ý nghĩ của mình, mà còn biểu hiện ở chỗ người đọc, người xem cảm thấy nhà văn, họa sĩ đã nóitrúng, suy tư, cảm xúc của mình, điều mình cũng nghĩ, cũng cảm thấy nhưng tự mình không diễn tả được và cũng thấy không phải ai cũng nói hộ một cách chính xác, đầy đủ như vậy. Sức hấp dẫn của tác phẩm một phần nằm ở sự trùng hợp giữa kinh nghiệm sống của nhà văn và người đọc. Sự trùng hơp này có được vừa do bản thân nội dung của những kinh nghiệm sống ấy, vừa do hình thức trình bày nó, cách diễn tả nó. Đó cũng là một khó khăn nữa của công việc sáng tác nghệ thuật và do đó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm. “Tính nghệ thuật –F.Dostoievski viết – là khả năng thể hiện tư tưởng của mình qua các nhân vật và hình tượng trong tiểu thuyết rõ ràng đến mức độc giả khi đọc tiểu thuyết cũng hiểu tư tưởng của nhà văn hoàn toàn giống như chính nhà văn hiểu nó khi viết tác phẩm của mình”.L.Tolstoi còn nói rõ hơn: “Tác phẩm nghệ thuật – ông viết – chỉ thực sự là tác phẩm nghệ thuật khi người tiếp nhận không thể hình dung một cái gì khác hơn như chính là cái mình đã nhìn thấy, hoặc nghe thấy, hoặc hiểu, khi anh ta trải qua cảm giác giống như là nhớ lại, rằng điều đó có lẽ mình đã gặp nhiều lần, đã biết từ lâu, chỉ có điều mình không biết cách nói, thế mà bây giờ người ta nói cho mình cái của chính mình… Còn nếu người tiếp nhận cảm thấy cái mà nghệ sỹ trình bày cho anh ta cũng có thể là khác… thì khi đó không còn là nghệ thuật nữa”.
Như đã nói ở trên, đây là một khó khăn rất lớn đối với việc sáng tạo hình thức trong nghệ thuật. Tuy nhiên, khó khăn ấy không dừng ở đây.
Sáng tạo nghệ thuật không thể tách rời việc tạohình thức nhưng chỗ này cũng có điều cần làm rõ. Đối với những “Hình thức bêntrong”, hoặc hình thức mà M.Bakhtin gọi là “hình thức kiến tạo”, những nỗ lực củachủ quan nghệ sỹ hoàn toàn bị giới hạn, bởi vì theo như M.Bakhtin giải thích,đây không phải là cái nghệ sỹ có thể tạo tác, sắp xếp như đối với “hình thức kếtcấu” mà chúng vốn là những hình thức của giá trị tâm hồn và thể xác của con ngườithẩm mỹ, những hình thức của thiên nhiên như là môi trường sống của con người,những hình thức của sự kiện trong phương diện đời sống cá nhân, xã hội và lịchsử của nó”. Nói cách khác, hình thức bên trong chịu sự quy định trực tiếp củathế giới tinh thần của nghệ sỹ, nó là hình thức tồn tại trực tiếp của những tưtưởng – tình cảm của nghệ sỹ. Nghệ sỹ không “sáng tạo” ra nó mà chỉ thể hiệnnó, hay nói chính xác hơn, là tìm cách để nó được tự thể hiện, hiện ra trongtác phẩm từ những “hình thức bên ngoài”: chất liệu, thư pháp. Cách hiểu mốiquan hệ giữa hình thức bên trong với nội dung như vậy rất gần với cách hiểutương quan giữa văn học và Đạo trong mỹ học cổ Trung Hoa và Việt Nam.Nghệ sĩ không tạo ra Văn. Văn toát ra từ Tâm, từ Đạo, là vẻ bề ngoài của Đạo, củaTâm, gắn chặt với Tâm, với Đạo. Đạo là cái hồn, cái cốt của Văn. Đạo đổi thìVăn đổi. Tâm sáng thì văn đẹp. Trong việc tạo ra loại hình thức này, công laokhông thuộc về tài nghệ, sự khéo léo của nghệ sỹ mà thuộc về cái Đạo, cái Tâm.Nói cái tài là cái tình chính là vì vậy.
Tuy nhiên, trong nghệ thuật bên cạnh hình thức bên trong còn có hình thức bên ngoài. Những hình thức này thường không quan hệtrực tiếp với nội dung mà thông qua những hình thức bên trong, mặc dù vậy tính chất “phục vụ” (chữ dùng của M.Bakhtin) của nó đối với nội dung là hoàn toàn rõràng. Điều đó cũng có nghĩa là trong sáng tác nghệ thuật, nghệ sỹ phải tạo ra được những hình thức (bên ngoài) “thích đáng”, có khả năng diễn tả những điềumình muốn nói cũng như làm cho người tiếp nhận cảm thấy như được nói hộ, nói trúng ý mình. Nhưng phải chăng chức năng và ý nghĩa của việc tạo ra những hìnhthức bên ngoài chỉ có vậy và cái khó của sự sáng tạo hình thức cũng chỉ ở đó? Chúng ta phải xem xét kỹ hơn điều này.
Trong tác phẩm “Mỹ học”, Hegel viết: “…những hình tượng và âm thanh có tính cảm tính hiện ra trong nghệ thuật không chỉvì bản thân mình và sự biểu hiện trực tiếp của mình (chúng tôi nhấn mạnh –L.N.T), mà còn để trong hình thức này có thể thỏa mãn những nhu cầu tinh thần cao nhất, bởi vì chúng có khả năng đánh thức và chạm đến tất cả những gì sâu thẳm của ý thức cũng như gợi lên tiếng vang của chúng trong tinh thần”. Như vậy, theo Hegel, hình thức trong tác phẩm nghệ thuật bên cạnh việc hiện ra để thỏa mãn một mục đích khác còn hiện ra cho chính nó. Thế nào là hiện ra cho chính nó, “vì bản thân mình”? Trong một chỗ khác, Hegel viết: “Do bản chất chất liệu và đơn nhất của nó, tác phẩm nghệ thuật được quy định bởi rất nhiều yếu tốbộ phận khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thời điểm và địa điểm xuất hiện của tác phẩm, sau đó là cá tính riêng của nghệ sỹ và mức độ hoàn thiện của kỹ thuật của nghệ thuật. Để có hiểu biết cơ bản về một tác phẩm nghệ thuật nào đó và ngay cả chỉ để thưởng thức nó một cách đầy đủ, nhất thiết phải chú ý đến tất cả các mặt này” (chúng tôi nhấn mạnh – L.N.T).Nghĩa là trong số “tất cả các mặt” tạonên tác phẩm và có thể mang lại khoái cảm cho độc giả, khan giả thì “mức độ hoàn thiện về kỹ thuật” là một mặt không thể bỏ qua.
Từ ý kiến của Hegel trên đây, có thể thấy hình thức bề ngoài, cái thường gắn với chất liệu, kỹ thuật, có giá trị riêng của nó.Giá trị đó không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào giá trị của nội dung mà nó thể hiện cũng như biểu hiện ở tính “thích đáng”, tức sự tương thích của nó với nội dung. Bằng chứng là nó có thể được coi là hoàn thiện cả trong trường hợp khi nội dung mà nó thể hiện không đáp ứng yêu cầu của nghệ thuật chân chính. Hegel cũng đã thừa nhận: “Có nghệ thuật mà xét về mặt kỹ thuật và các mặt khác có thể được coi là hết sức hoàn thiện trong phạm vi nhất định của mình, nhưng khi đối chiếu với khái niệm nghệ thuật và với lý tưởng thì không đáp ứng được – đó không phải là nghệ thuật hoàn thiện”. Nghệ sĩ, hơn ai hết là những người hiểu rõ giá trị đó của hình thức: “Các từ ngữ tự bản thân nó và độc lập với cái nghĩa mà nó thể hiện (tức là độc lập với ý nghĩa từ vựng của nó) có một vẻ đẹp và giá trị riêng” (C.Baudelaire).
Như vậy cái khó của sáng tạo hình thức trong nghệ thuật đã rõ. Một mặt, nghệ sĩ phải đem lại cho nội dung mà mình muốn thể hiện một hình thức phù hợp với nó, mặt khác anh ta phải làm sao cho cái hình thức ấy đủ sức tồn tại “vì bản thân mình” phải thật hoàn thiện để có thể mang lại một khoái cảm thẩm mỹ riêng. Có khi nói được ý lại không có được vẻ đẹp của lời, còn nếu chạy theo vẻ đẹp của lời thì lại đánh mất ý. Đó là một “khó khăn kép” mà không phải lúc nào người sáng tác cũng có thể vượt qua. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Tế Hanh tâm sự:
Đọc một bài thơ hay
Ý nghĩa đầu tiên thấy mình làm được
Ý nghĩa sau cùng thấy mình bất lực
Đó là cái bất lực mà bất kỳ người cầm bút nào cũng cảm thấy hết sức rõ rệt.
Để hiểu đầy đủ ý nghĩa của hình thức nghệ thuật và tài năng của nghệ sỹ, cần phân biệt rõ hai mặt này trong chức năng của hìnhthức, đặc điểm là đánh giá đúng mức giá trị của những tìm tòi, khám phá nhằm đem lại cho hình thức nghệ thuật sự mới mẻ, độc đáo, gợi lên khoái cảm thẩm mỹcao. Các nhà hình thức không phải không có lý khi coi việc tạo ra hình thức là một yêu cầu tối thượng của sáng tạo nghệ thuật nhìn thấy ở đây bản chất của nghệthuật và ý nghĩa đặc trưng của nó đối với việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Nếu sai lầm của chủ nghĩa hình thức là sự tuyệt đối hóa hình thứcthì công lao của nó cũng nẳm ở đây. Nó lôi kéo sự chú ý của công chúng không chỉvào nội dung, vào sự kiện, ý nghĩa, con người mà còn vào câu chữ, đường nét, màu sắc, âm thanh, nó muốn xem hình thức không chỉ như phương tiện truyền đạt, diễn tả mà còn như đối tượng của sự nhìn ngắm, thưởng thức. Nó muốn khắc phục một thói quen, một thị hiếu được hình thành từ lâu, đã trở thành thâm căn cố đế dưới ảnhhưởng của quan niệm: nội dung quyết định hình thức, nội dung là chính, hình thức là phụ, đó là cách tiếp nhận tác phẩm hướng thẳng ngay vào ý nghĩa, vào nộidung câu chuyện, vào tình cảm, vào chủ đề, bỏ qua sự hiện diện của câu chữ, hình ảnh, màu sắc, chỉ nhìn thấy giá trị của tác phẩm trong những cái được biểuđạt, còn bản thân cái biểu đạt thì chỉ được coi như một kí hiệu, một phương tiện, một sự vật vô hồn. Cách thưởng thức nghệ thuật như vậy hoàn toàn trái với bảnchất của sáng tạo nghệ thuật và xa lạ với cảm nhận của nghệ sĩ khi sáng tác. Đối với nhà thơ, J.P.Sactre viết: “từ là sự vật chứ không phải là kí hiệu. Bản chấthai mặt của kí hiệu cho phép, khi muốn cái nhìn có thể xuyên qua nó như xuyên qua tấm kính và hướng thẳng đến sự vật được gọi tên. Nhưng bản chất hai mặt nàycũng cho phép một cách khác: hướng cái nhìn vào chính sự tồn tại hiện thực của kí hiệu và xem bản thân kí hiệu này như một sựvật. Người bình thường khi nói, ở mặt phía kia của từ, gần sát với từ; còn nhà thơ thì luôn luôn ở phía bên này (tức là ở ngoài từ – L.N.T). Đối với ngườibình thường, từ ngữ là những cái có tính chất công cụ và quen thuộc như vật dụng trong nhà, còn đối với nhà thơ, chúng là nguyên thủy, đầu tiên. Người nói coi từngữ như những quy ước hữu ích, những công cụ bị mòn dần theo thời gian, và khi không dùng được nữa thì vứt bỏ; còn đối với nhà thơ, chúng là hoa trái củathiên nhiên, cũng sinh sôi nảy nở trên mặt đất, tự nhiên như cây cỏ”.
Đối với nghệ sĩ, câu chữ, màu sắc, âm thanhkhông chỉ là chướng ngại cần phải chinh phục, vượt qua mà chúng còn là nhữngsinh thể, những sự vật có hồn. Nghệ sĩ vật lộn với chúng, sống với chúng, buồnvui với chúng. Anh ta không diễn đạt, thể hiện được ý nghĩa, tình cảm của mìnhtrong từ ngữ, âm thanh, màu sắc mà mang cho chúng một hình hài, một tồn tại hiệnthực. Quá trình sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng là sự kết hợp của hai dòngtình cảm khác nhau: dòng tình cảm “đời” và tình cảm thẩm mỹ. Nhà thơ Xuân Diệuđã nói rất hay về quá trình tâm lý này của người sáng tác: “Khi tôi nói xúc cảm,tôi không chỉ nói rung động về tình cảm mà thôi, bởi vì người ta có thể rung độngrất nhiều, thiết tha chân thành đến ứa lệ, nhưng ra nước mắt chưa hẳn đã làthơ, khi tôi nói xúc cảm là tôi nói rung động về tình cảm cộng với đồng thời một cơn rung động về vần điệu, hình tượng,âm thanh, một hứng thú sáng tạo vậy”.
“Rung động về vần điệu, hình tượng, âm thanh”chính là nội dung của “Hình thức ý nghĩa”mà C.Bell muốn nói đến. Những từ ngữ, màu sắc, âm thanh không chứa đựng nhữngrung động này không phải là hình thức nghệ thuật đích thực. Chính nhờ nhữngrung động này, “hứng thú sáng tạo”này của nghệ sĩ mà tác phẩm mang lại cho người thưởng ngoạn một rung động đặcbiệt gọi là rung động thẩm mỹ.
Đối với người bình thường, rung động thẩm mỹ không phải là dễ và lúc nào cũng có thể đạt tới. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh thưởng ngoạn, vào sức mạnh của “cơn rung động về vần điệu, hình tượng, âm thanh” mà người sáng tác đưa vào tác phẩm cũng như bản tính, năng khiếu của từng người. Thông thường, người ta hay hoặc chỉ có những “rung động về tình cảm mà thôi”. Ngay đối với người sáng tác, không phải ai và lúc nào cũng có được “một cơn rung động về vần điệu, hình tượng, âm thanh” thật mãnh liệt, nhấn chìm cả anh ta và do đó cuốn hút, hấp dẫn người xem, người đọc. Điều đó chứng tỏ việc sáng tạo hình thức– chúng ta muốn nói đến hình thức bên ngoài (từ ngữ, màu sắc, âm thanh…) gắn với “hứng thú sáng tạo” của nghệ sĩ và rung động thẩm mỹ của người đọc, người xem, người nghe cũng là một công việc hết sức khó khăn và có ý nghĩa rất to lớn. Cái gọi là năng khiếu hay tài năng nghệ thuật nằm chính ở đây. Nghệ sĩ khác người bình thường trước hết không phải ở cái tình, ở tư tưởng mà ở khả năng cảm nhận và làm chủ con chữ, làm chủ ngọn bút, làm chủ phím đàn, ở khả năng mang lại cảm giác về cái đẹp, sự hoàn thiện, khả năng “lạ hóa” những cái đã quen thuộc, khả năng tìm thấy những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo. Trong cách nói hằng ngày, chúng ta hay lạm dụng khái niệm tài năng, làm mất đi ranh giới giữa cái có thực và cái hư ảo và từ đó vô tình hạ thấp giá trị của tài năng mà thực chất là hạ thấp ý nghĩa của nghệ thuật.
Nghệ thuật ngoài ý nghĩa xã hội của nó còn có một sứ mạng khác – sứ mạng này thậm chí còn lớn lao hơn – đó là vai trò của nó đối với sự phát triển của con người. Nghệ thuật, theo cách nói của Hegel là một “hình thức” tồn tại và phát triển của ý niệm, tức là của nhận thức, của đời sống tinh thần của con người. Ý thức con người sinh sôi, nảy nở trong nghệ thuật. Con người lớn lên về mặt tinh thần trong nghệ thuật: tự do hơn, sâu sắc hơn, nhân vănhơn. Đời sống tình cảm của con người trở nên phong phú, tinh tế, lung linh huyền ảo hơn nhờ nghệ thuật. Nghệ thuật là mảnh đất nuôi dưỡng những phẩm chất và giá trị tinh thần mà con người tích lũy được trong quá trình trút bỏ tính chất sinhvật nguyên thủy của mình để trở thành “sinhvật có tính loài” (K.Marx), tức con người có ý thức.
Quá trình “người hóa” này gồm hai mặt: Hegel giải thích nó như sau: “Nhu cầu chung nhất về nghệ thuật xuất phát từ nguyện vọng hợp lý của con người muốn nhận thức về tinh thần thế giới bên trong và bên ngoài bằng cách hình dung nó như một đối tượng trong đó y nhận ra được “cái tôi” của mình. Con người thỏa mãn nhu cầu tự do tinh thần này, một mặt, bằng cách ý thức được bên trong cho mình cái đang tồn tại, mặt khác, bằng cách mang lại cho cái “tồn tại cho mình”, con người làm cho cái tồn tại bên trong y trở thành cái mà bản thân mình và người khác có thể nhìn thấy và nhận thức được”. Nói một cách khác, con người trưởng thành và trở nên người hơn trong cả hai quá trình: quá trình phát triển của ý thức và quá trình làm cho ý thức ấy trở thành trực quan để “con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra” (K.Marx).
Trong thế giới do con người sáng tạo ra ấy có tác phẩm nghệ thuật. Nhờ có sáng tạo nghệ thuật, không chỉ tinh thần mà cả giác quan của con người cũng được thỏa mãn: “Phẩm chất đầu tiên của bức tranh – họa sĩ Pháp E. Delacroix nói – đó là làm sao để nó trở thành ngày hội của đôi mắt”,không chỉ ý thức, tình cảm, đời sống tinh thần của con người phong phú hơn, nhân đạo hơn mà đôi mắt, lỗ tai, bàn tay cũng sắc sảo, tinh tế, thính nhạy và khéo léo hơn. Sự hình thành và phát triển các quan năng này trực tiếp và chủ yếu là gắn với quá trình sáng tạo hình thức nghệ thuật, trước hết là việc mang lại cho tác phẩm một hình thức bên ngoài, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển các giác quan và năng lực thể chất của con người, từ đó góp phần vào làm tăng “chất người” của “sinh vật có tính loài”.
Nhờ có sáng tạo nghệ thuật, tài năng của con người thể hiện trong việc chinh phục chất liệu,tìm tòi và sử dụng các thủ pháp, kỹ thuật được nâng cao. Trong quá trình ấy, người sáng tác cũng sẽ nhận được một “hứng thú sáng tạo” có khả năng mang đến một niềm vui, một hạnh phúc vô bờ. “Một người khi đã vui với niềm vui sáng tạo thì những niềm vui khác là vô nghĩa”(J.W.Goethe).
Nhờ những khám phá, tìm tòi về hình thức, những “cơn rung động về vần điệu, hình tượng,âm thanh” của nghệ sỹ, công chúng cũng sẽ được thụ hưởng một khoái cảm đặcbiệt – đó là khoái cảm thẩm mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ làm cho đời sống con người giàu thêm, nâng tâm hồn con người lên, làm cho con người cảm thấy đời sống bớt tầm thường, bớt trần tục hơn, thấy cuộc đời lung linh, huyền ảo hơn. Tiếp xúc với nghệ thuật nhiều, đôi mắt con người cũng có khả năng nhìn ra được nhiều cái đẹp hơn, đôi tai cũng có thể lắng nghe trong từng âm thanh, từng tiếng đàn những giọng điệu khác nhau, tiếng tron tiếng đục khác nhau. Bằng cách ấy, nghệ thuật đã mở thêm một cánh cửa, một lối đi để con người đến với thế giới bao la của tiếng nói, của âm thanh, ánh sáng, sắc màu trong đời sống, trong thiên nhiên và do đó cũng mang lại cho người thưởng thức một niềm vui, một hạnh phúc giống như “hứng thú sáng tạo” của nghệ sỹ. Bằng cách ấy, những sáng tạo hình thức đã giúp vào sự hoàn thiện của con người: phát triển toàn diện thế giới tinh thần và những giác quan gắn nói nó, thân thể tinh thần của nó. Sáng tạo hình thức vì vậy không chỉ có ý nghĩa nghệ thuật, mà còn có ý nghĩa nhân văn.
***
Hình thức nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn. Nhờ nó nghệ thuật trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật không phải chỉ có hình thức. Nhưng không có hình thức sẽ không có nghệ thuật. Ý nghĩa của hình thức không chỉ hạn chế trong quan hệ của nó với nội dung. Bản thân hình thức cũng có giá trị riêng và tác động riêng.
Ngày nay, việc đề cao hình thức không còn mới mẻ nữa. Nghiên cứu hình thức trong sáng tác nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đã khắc phục được tính cực đoan của nó, đã không còn đóng vai trò là một phương pháp luận, một “mỹ học chung” như M.Bakhtin đã từng phê phán. “Lý luận chung về các hình thức văn học gọi là thi pháp học” (Gérard Genette) và “Thi pháp học không phải là một phương pháp – như cấu trúc luận và những phương pháp khác – mà đúng hơn là một cách nhìn các sự kiện” (T.Todorov).Nhưng điều đó không có nghĩa là tầm quan trọng của hình thức và việc nghiên cứu nó giảm đi.
Thực tiễn sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca và nghệ thuật tạo hình ở nước ta cũng như trên thế giới thế kỉ XX và đầu thế kỉXXI cho thấy các hình thức thể hiện đã nó nhiều thay đổi căn bản, táo bạo, đã trở nên đa dạng và khó hình dung hơn. Những tuyên bố ủng hộ cái mới bao giờ cũng sẵn sàng, nhưng chấp nhận thì không dễ, nhất là chấp nhận cho mình. Thị hiếu luôn luôn mang tính bảo thủ. Nếu thị hiếu ấy lại nhiễm sắc thái ý thức hệ thì tình trạng lại còn nặng nề hơn. Bởi vậy hiện nay ở nước ta, thái độ đối với hình thức nghệ thuật thể hiện trong cách tìm tòi, sáng tạo và cách cảm nhận, đánh giá tác phẩm đang là một thách thức lớn đối với người sáng tác cũng như công chúng. Ở đây không có giới hạn cho cái mới; chỉ có giới hạn về cái hay và cái dở. Ở đây không phải tất cả màu nào, chữ nào, âm nào cũng đều mang nghĩa, có nghĩa. Nghĩa của hình thức có khi nằm trong chính nó. Ở đây không thể lấy tấm lòng thay cho câu chữ, lấy ý đồ thay cho đường nét, màu sắc. Ở đây là chỗ của tài năng. Tài năng trong sáng tác đã khó, tài năng trong thưởng ngoạn – thưởng ngoạn màu, thưởng ngoạn chữ, thưởng ngoạn âm – có lẽ còn khó hơn.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy cái khó của sáng tạo hình thức trong nghệ thuật. Nhưng chính trong cái khó này bao hàm ý nghĩa, sứ mạng của nó. Bởi vậy cổ vũ cho những tìm tòi mạnh dạn về hình thức chính là cổ vũ cho sáng tạo trong nghệ thuật, cổ vũ cho sự phát triển toàn diện, tự do của con người.
Nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật là sử dụng khả năng tư duy, sáng tạo của con người vào một hoạt động nào đó và tạo ra sản phẩm. Sản phẩm có giá trị về tinh thần, thẩm mĩ, nhân văn.. Đề cao khả năng tư duy sáng tạo, kích thích cảm giác, ý tưởng, kĩ năng và niềm vui của con người. Mang đến những sản phẩm hướng đến những đều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống cho con người. Nghệ thuật giúp khẳng định giá trị của bản thân.
Nghệ thuật tạo ra các tác phẩm về thị giác, thính giác, màn trình diễn về trí tưởng tượng hoặc kỹ thuật của tác giả. Nhầm đánh giá về vẻ đẹp và sức mạnh của súc của con người.
Nghệ thuật thường được xét duyệt thông qua sự tương tác của các nguyên tắc và yếu tố của nghệ thuật. Các nguyên tắc của nghệ thuật bao gồm chuyển động, thống nhất, hài hòa, đa dạng, cân bằng, tương phản, tỷ lệ và khuôn mẫu. Các yếu tố bao gồm kết cấu, hình thức, không gian, hình dạng, màu sắc, giá trị và đường. Sự tương tác giữa các yếu tố và nguyên tắc làm cho tác phẩm nghệ thuật trở nên tinh tế hợp và mang giá trị thẩm mỹ cao.
Hình thức nghệ thuật
Nghệ thuật có rất nhiều hình thức và hình thức được ghi chép và phổ biến nhất là về thị giác. Bao gồm các lĩnh vực như: Hội họa, in ấn, điêu khắc, nhiếp ảnh, có thể bao gồm cả kiến trúc. Nhưng kiến trúc còn được coi là một lĩnh vực trong hình thức nghệ thuật trang trí.