Cách tính giờ theo canh 12 con giáp

Cách tính giờ theo canh 12 con giáp

Chắc hẳn, các bạn đọc đã từng nghe thấy nhiều người nhắc giờ sửu, giờ dần, giờ mão … nhưng lại không biết giờ đó là mấy giờ, hay băn khoăn 5h sáng là giờ gì, 3h15 sáng là giờ giờ, 12h đêm là giờ gì …? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng khi bạn biết được cách tính giờ theo canh 12 con giáp.

cach tinh gio theo canh 12 con giap

Cách tính ngày theo 12 con giáp, tính giờ

1. Cách tính giờ theo 12 con giáp

Trước kia, người dân Việt thường gọi theo tên 12 con giáp để do thời gian ngày, tháng và cả năm (Hệ chi). Giống như năm, giờ và ngày được gọi theo lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Dê, Dậu, Tuất, Hợi. Tính giờ trong ngày theo 12 con giáp đều liên quan tới tập tính của con vật gần gũi với người nông dân.

Giờ Tý (Từ 23 – 1h): Đây là lúc mà chuột hoạt động mạnh mẽ.- Giờ Sửu (Từ 1 – 3h): Đây là lúc trâu nhai lại, chuẩn bị đi cày.- Giờ Dần (Từ 3 – 5h): Đây là khoảng thời gian con hổ hung dữ nhất.- Giờ Mão (Từ 5 – 7h): Ở các nơi khác, mão không được gọi là mèo mà gọi là thỏ ngọc. Và đây là thời điểm lúc mà trăng còn chiếu sáng được ví như thỏ ngọc.- Giờ Thìn (Từ 7 – 9h): Lúc rồng quây mây.- Giờ Tỵ (Từ 9 – 11h): Lúc rắn không gây hại cho con người.- Giờ Ngọ (Từ 11 – 13h): Lúc ngựa có dương tính cao.- Giờ Mùi (Từ 13 – 15h): Đây là lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng đến việc cỏ mọc lại.- Giờ Thân (Từ 15 – 17h): Đây là lúc khỉ thích hú.- Giờ Dậu (Từ 17 – 19h): Đây là lúc gà lên chuồng.- Giờ Tuất (Từ 19 – 21h): Đây là lúc chó phải tính để trông nhà- Giờ Hợi (Từ 21 – 23h): Lúc con lợn ngủ say nhất.

Do đó, một can chi (giờ âm lịch) = 2 giờ dương lịch. Người xưa thường gọi thời gian theo giờ can chi bằng cách chia thành đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ. Để lấy được chính xác giờ Can chi, bạn nên lấy giỡ giờ. Chẳng hạn như giờ chính Ngọ là 12 giờ, giờ chính Tý là 0 giờ.

2. 1 canh giờ là mấy giờ?

1 canh giờ là mấy tiếng? Canh ba là mấy giờ? Tương tự như cách tính giờ theo canh 12 con giáp, người xưa cũng chia giờ theo canh để gọi. Và thông thường, canh dùng gọi thời gian ban đêm, ban đêm dài 10 tiếng nên người xưa chia thành 5 canh. Như vậy, 1 canh giờ là 2 tiếng.

– Canh 1: Từ 19h – 21h (có nghĩa là giờ Tuất)- Canh 2: Từ 21h – 23h (có nghĩa là giờ Hợi)- Canh 3: Từ 23h – 1h (có nghĩa là giờ Tý)- Canh 4: Từ 1h – 3h (có nghĩa là giờ Sửu)- Canh 5: Từ 3h – 5h (có nghĩa là giờ Dần)

3. 1 khắc là mấy giờ?

Canh là thời gian ban đêm, còn khắc tính thời gian ban ngày. Tuy nhiên, ban ngày dài 14 tiếng nên sẽ chia thành 6 khắc:

– Khắc 1: Từ 5h – 7h20 sáng- Khắc 2: Từ 7h20 – 9h40 sáng- Khắc 3: Từ 9h40 – 12h trưa- Khắc 4: Từ 12h – 14h20 xế trưa- Khắc 5: Từ 14h20 – 16h40 chiều- Khắc 6: Từ 16h40 – 19h tối

4. Cách tính tháng theo 12 con giáp

Tháng cũng được tính theo 12 con giáp, theo người xưa thì:

– Tháng 1: Tháng Dần- Tháng 2: Tháng Mão- Tháng 3: Tháng Thìn- Tháng 4: Tháng Tỵ- Tháng 5: Tháng Ngọ- Tháng 6: Tháng Mùi- Tháng 7: Tháng Thân- Tháng 8: Tháng Dậu- Tháng 9: Tháng Tuất- Tháng 10: Tháng Hợi- Tháng 11: Tháng Tý- Tháng 12: Tháng Sửu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *