An sao tử vi

Một số bạn gặp tôi xem tử vi, thường thấy tôi bấm trên bàn tay rồi hỏi qua một số vấn đề, năm tiểu vận tiêu biểu đã xảy ra. Các bạn có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi có thể an sao trên bàn tay. Thực ra đó chỉ là cách tôi kiểm nghiệm lại thông tin của đương số, xem có chính xác hay không. Tôi thường lấy qua lá số trên tay với các sao, vòng sao cơ bản. Tất nhiên đó là một kỹ năng được trau dồi của những người nghiên cứu Tử Vi có căn bản. Nghĩa là như thế nào ? Đó chính là học Tử Vi phải học từ cách an sao. Càng tìm tòi, hiểu rõ cách an sao bao nhiêu thì luận đoán càng dễ dàng bấy nhiêu và thậm chí còn có những phát hiện ít người để ý. Nhiều sách Tử Vi viết về cách lập lá số khá chi tiết nhưng phần dạy an sao trên bàn tay vẫn chưa được rõ ràng, hiện nay lại có sự trợ giúp của phần mềm máy tính nên việc lập lá số như thế nào cho nhanh, cho đúng không còn quan trọng. Người học Tử Vi bây giờ chỉ thích lấy phần ngọn, tức là làm sao xem được cho nhanh, xem được cho mình. Thậm chí có rất nhiều người nhận là “thầy Tử Vi” nhưng lại không nhớ cách an sao. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm cơ bản trong việc lập lá số cho các bạn mới học bộ môn Tử Vi và xác định là sẽ nghiên cứu nghiêm túc bộ môn này.

Bạn đang xem: Cách an sao tử vi trên lòng bàn tay

2 vấn đề khó nhớ trong cách an sao trên lá số Tử Vi

*

Cách lập Cục:

Sau khi an mệnh, thân thì kế đến là tìm cục. Có thể nói “Cục” là yếu tố quyết định triển khai lá số. Tôi nhớ lần xuống Hải Phòng, tình cờ thấy một chỗ xem tử vi có 2 ông “thầy”, 1 ông lập lá số còn 1 ông luận giải. Chưa cần nói đến cách làm kinh tế của “thầy”, tôi để ý thấy ông “thầy” lập lá số khá lớn tuổi, đoán chắc nhiều kinh nghiệm. Nhưng khi xem ông ấy lập lá số, mở sách ra tra cục, tôi lắc đầu quay đi.Như đã biết, Cục được lập dựa trên cung an mệnh và Can của năm sinh.

Bạn đang xem: An sao tử vi

1.1. Cách thứ nhất.

Trước hết phải nhớ bài thơ Nạp Âm Ngũ Hành sau:

Giáp Tí, Giáp Ngọ: Ngân Đăng Giá Bích Câu

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)

Giáp Tuất, Giáp Thìn: Yên Mãn Tự Chung Lâu

Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Mộc) Chung (Kim) Lâu (Mộc)

Giáp Thân, Giáp Dần: Hán Địa Thiêu Sài Thấp

Hán (Thuỷ) Địa (Thổ) Thiêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)

Bài thơ này dùng để bấm mệnh nhanh. Chi tiết các bạn có thể xem tại đây

Ví Dụ: Người sinh tháng 9 âm lịch, giờ mão, năm Kỷ Dậu. Ta tìm được cung an Mệnh là cung Mùi.

Muốn biết Mệnh ở cung Mùi của tuổi Kỷ Dậu là cục gì thì trước hết phải biết CUNG MỆNH thuộc vòng giáp nào. Luôn phải bắt đầu từ cung Dần khởi đi. Ta biết Giáp Kỷ hợp hóa Thổ lấy Bính sinh Thổ làm đầu khởi đi. Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Thân, Tân Mùi. Bây giờ lấy ngón tay cái của bàn tay trái đặt ở cung MỆNH và gọi là Giáp, rồi bấm ngược theo chiều kim đồng hồ cho đến khi gặp chữ TÂN (CUNG AN MỆNH) thì dừng lại, cung đó là cung gì thì CUNG AN MỆNH thuộc vòng Giáp đó. Theo ví dụ trên thì khởi ở Mùi là Giáp đến Ngọ là Ất, đến Tỵ là Bính, đến Thìn là Đinh, đến Mão là Mậu, đến Dần Kỷ, đến Sửu là Canh và đến Tí là Tân. Tức là cung Mệnh an ở Mùi thì thuộc vòng Giáp Tí. Bài thơ Nạp Âm Ngũ Hành của vòng Giáp Tí là:

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)

Vậy thì

Giáp Tí, Ất Sửu – Ngân (Kim)

Bính Dần, Đinh Mão – Đăng (Hỏa)

Mậu Thìn, Kỷ Tỵ – Giá (Mộc)

Canh Ngọ, Tân Mùi – Bích (Thổ)

Vậy Cung Mệnh an ở Mùi là Tân Mùi thuộc Thổ Ngũ Cục. Tất cả các trường hợp khác cứ theo cách này mà tính.

Nếu các bạn không biết cách tính Can tháng Dần khởi đi đến cung Mệnh để tìm Nạp Âm thì có thể học thuộc lòng cách sau đây. Cách này đa số các sách đều có ghi:

GIÁP KỶ: Bính Dần thủ

ẤT CANH: Mậu Dần đầu

BÍNH TÂN: Canh Dần khởi

ĐINH NHÂM: Nhâm Dần thuận số lưu

MẬU QUÝ: Giáp Dần khởi ngoại cầu

Cách nhớ của cá nhân tôi:

Giáp Kỷ hợp hóa Thổ lấy Bính Hỏa sinh Thổ làm đầu

Ất Canh hợp hóa Kim lấy Mậu Thổ sinh Kim làm đầu

Bính Tân hợp hóa Thuỷ lấy Canh Kim sinh Thuỷ làm đầu

Đinh Nhâm hợp hóa Mộc lấy Nhâm Thuỷ sinh Mộc làm đầu

Mậu Quý hợp hóa Hỏa lấy Giáp Mộc sinh Hỏa làm Đầu

Theo cách này các bạn không cần nhớ gì cả, chỉ cần biết hai Can hợp hóa, rồi lấy Can có hành sinh cho hành của hai Can đã hóa thì có Can Tháng Dần.

1.2. Cách thứ 2.

Cách này cũng từ cách trên mà ra.

Ta thuộc bài thơ chữ Hán

“Giáp Kỷ: Giang – Đăng – Giá – Bích – Ngân

Ất Canh: Yên – Cảnh – Tích – Mai – Tân

Bính Tân: Đê – Liễu – Ba – Ngân –Chúc

Đinh Nhâm: Mai – Tiễn – Chước – Hải – Trần

Mậu Quý: Ngân – Ba – Đôi – Chước – Liễu

Ngũ hành lập cục tẩu như vân

Tuất Hợi nhị cung vô điểm chí

Cục tòng Dần Mão cục vi chân”

Trong bài thơ trên, các chữ đều viết bằng chữ Hán, Căn cứ vào bộ thủ của chữ Hán đó, ta có thể biết được hành của nó.

Khởi sự từ ban đầu tại CUNG TÝ, đếm theo chiều Thuận đến cung an Mệnh, cứ mỗi chữ tính bằng 2 cung.

Riêng hai cung Tuất Hợi, không cần đếm đến, mà lấy theo cục của hai cung Dần Mão. Các câu từ câu 1 đến câu 5, mỗi câu có 7 chữ, 2 chữ đầu là tên của 2 can (Can tuổi của đương số), 5 chữ sau là 5 chữ Hán, có liên quan đến 5 hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ mà nghĩa của nó như sau:

Câu (1):

Giang = sông (Thuỷ)

Đăng = đèn (Hoả)

Giá = giá gỗ (Mộc)

Bích = bức tường (Thổ)

Ngân = bạc (Kim)

Câu (2):

Yên = khói (Hoả)

Cảnh = bờ cõi (Thổ)

Tích = thiếc (Kim)

Mai = cây mai (Mộc)

Tân = bờ sông (Thổ)

Câu (3):

Đê = con đê (Thổ)

Liễu = cây liễu (Mộc)

Ba = sóng (Thuỷ)

Ngân = bạc (Kim)

Chúc = đuốc (hoả)

Câu (4):

Mai = cây mai (Mộc)

Tiễn = mũi tên (hoặc đồng tiền) (Kim)

Chước = nướng, đốt (Hoả)

Hải = Biển (Thủy)

Trần = bụi (Thổ)

Câu (5):

Ngân = bạc (Kim)

Ba = sóng (Thuỷ)

Đôi = bờ đắp (thổ)

Chước = nướng, đốt (Hoả)

Liễu = cây liễu (Mộc)

Cách lập Cục từ bài thơ trên:

Bắt đầu khởi đếm từ cung Tý, cứ 2 cung thì “ăn” 1 chữ, đếm đến cung mệnh, dừng lại chữ nào, thì Cục của bản mệnh ứng vào chữ đó (theo nghĩa đã nêu ở trên).

Ví dụ: Người tuổi Nhâm, mệnh an tại cung Dần.

Cách tìm Cục như sau: Tuổi Nhâm, thuộc câu số 4 trong bài thơ trên (Đinh Nhâm: Mai, Tiễn, Chước, Hải, Trần). Ta bấm ngón tay cái vào cung Tý (dưới ngón Nhẫn), rồi bắt đầu đếm

Mai (bấm liền 2 cung Tý-Sửu)

Tiễn (bấm liền 2 cung Dần – Mão)

Đến cung Dần, ta gặp cung Mệnh an tại đó, như vậy rơi vào chữ Tiễn. Thuộc bộ Kim, vậy là Kim Tứ Cục. Các trường hợp khác cũng như vậy,

Riêng trường hợp Mệnh an tại 2 cung Tuất Hợi, thì lấy theo cục của hai cung Dần Mão, cách tính không thay đổi.

(Hai câu cuối của bài thơ trên: Ngũ hành lập cục tẩu như vân – Tuất Hợi nhị cung vô điểm chí – Cục tòng Dần Mão cục vi chân. Có nghĩa là: Ngũ hành để lập cục là như thế, hai cung Tuất Hợi không cần bấm đến, mà cục lấy theo hai cung Dần Mão).

Cách an sao Tử Vi

Như các bạn đã biết, Tử Vi an theo cục và ngày sinh âm lịch. Có nhiều cách để nhớ an sao Tử Vi cho nhanh, ví dụ: Nhớ theo chu kỳ lặp; nhớ theo “Kê, Mã, Trư, Long, Ngưu, Hổ”; nhớ theo công thức. Tôi sẽ trình bày lại cả 3 cách cho các bạn (Từ phức tạp đến đơn giản).

Các bạn nhớ:

– Thủy Nhị Cục: Mùng 1 khởi ở cung Sửu; các ngày tiếp theo: thuận 2, trùng 3; thuận 4, trùng 5; lặp lại chu kỳ cho đến ngày 30 (nếu có).

– Mộc Tam Cục: Mùng 1 khởi ở cung Thìn, Mùng 2 ở cung Sửu, các ngày 3, 4, 5 (tiến 2, tiến 4, lùi 4), 3 ngày tiếp theo lặp lại chu kỳ (tiến 2, tiến 4, lùi 4) cho đến ngày 30 (nếu có).

– Kim Tứ Cục: Mùng 1 khởi ở cung Hợi, các ngày 2, 3, 4, 5 (tiến 6, lùi 4, tiến 2, lùi 3); 4 ngày tiếp theo lặp lại chu kỳ cho đến ngày 30 (nếu có).

– Thổ Ngũ Cục: Mùng 1 khởi ở cung Ngọ, các ngày 2, 3, 4, 5 theo thứ tự (tiến 6, tiến 6, lùi 4, tiến 2); 5 ngày tiếp theo thứ tự (tiến 6, tiến 6, tiến 6, lùi 4, tiến 2); lặp lại chu kỳ 5 ngày cho đến ngày 30 (nếu có).

– Hỏa Lục Cục: Mùng 1 khởi ở cung Dậu, các ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7 theo thứ tự (lùi 4, tiến 6, tiến 6, lùi 4, tiến 2, tiến 9); lặp lại chu kỳ 6 ngày cho đến ngày 30 (nếu có).

Ví dụ: Biết 1 người thuộc Hỏa Lục Cục, sinh ngày 27 âm lịch, ta có thể tìm sao tử vi như sau: 27 : 6 = 4 dư 3. Ngày mồng 3 của Hỏa Lục Cục Tử Vi an tại cung Hợi. Từ cung Hợi, ta đếm thuận chiều kim đồng hồ 4 cung (kể từ cung kế tiếp: Tí, Sửu, Dần, Mão. Vậy sao Tử Vi của ngày 27 cục Hỏa an tại cung Mão.

Nói chung cách này khá phức tạp nhưng lại là quy luật cơ bản.

2.2. An Tử Vi theo “Kê, Mã, Trư, Long, Ngưu, Hổ”.

Các bạn nhớ:

– Hỏa Lục Cục: Kê, Mã, Trư, Long, Ngưu, Hổ (ứng với ngày mùng 1, 2, 3, 4, 5, 6 – tức là mùng 1 Tử Vi ở cung Dậu, mùng 2 ở cung Ngọ,…).

– Thổ Ngũ Cục: Mã, Trư, Long, Ngưu, Hổ.

– Kim Tứ Cục: Trư, Long, Ngưu, Hổ.

– Mộc Tam Cục: Long, Ngưu, Hổ

Ví dụ: Biết 1 người thuộc Hỏa Lục Cục, sinh ngày 27 âm lịch, ta có thể tìm sao tử vi như sau: 27 : 6 = 4 dư 3. Ngày mồng 3 của Hỏa Lục Cục Tử Vi an tại cung Hợi (Trư). Từ cung Hợi, ta đếm thuận chiều kim đồng hồ 4 cung (kể từ cung kế tiếp: Tí, Sửu, Dần, Mão. Vậy sao Tử Vi của ngày 27 cục Hỏa an tại cung Mão.

2.3. An Tử Vi theo công thức toán học.

Ta có công thức sau:

(Ngày sinh + a) : Cục = b ( a,b là số tự nhiên a = 0,1,2,3,4,5). Với Thủy nhị cục = 2, Mộc tam cục = 3…

Nếu ngày sinh không chia hết cho Cục thì ta cộng thêm a để b là số tự nhiên

Sau khi xác định được a, b. Khởi từ cung Dần là số 1 đếm thuận đến b, ngưng lại cung nào thì chia ra 2 trường hợp

+ Nếu a lẻ = 1,3,5 thì lùi lại a cung (tính từ cung kế tiếp) an Tử vi

+ Nếu a chẵn = 0,2,4 thì tiến lên a cung (tính từ cung kế tiếp) an Tử vi

Trên đây là 2 vấn đề có thể nói là khó ghi nhớ đối với các bạn mới học Tử Vi. Tôi hy vọng những chia sẻ của mình có thể giúp ích ít nhiều cho các bạn nghiên cứu Tử Vi nghiêm túc.

Chuyên mục: Tổng Hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *