Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng

Trong nền văn hóa phương Đông, các nghi thức thờ cúng thần linh đã trở thành một phong tục lâu đời khó có thể xóa bỏ. Đặc biệt, với mong muốn lớn về việc “an cư lạc nghiệp”, thờ cúng Thần Tài Thổ Địa đã thành một nghi thức quen thuộc đối với đời sống của người Việt. Vậy một bài cúng thần tài thổ địa đúng quy tắc và đầy đủ nội dung là như thế nào?”

Có thể bạn quan tâm: Các Bài Văn Khấn Thần Linh Chuẩn Và Chi Tiết Nhất

Sự tích về tục thờ Thần Tài Thổ Địa

su tich ve tuc tho cung than tai tho dia - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 1: Sự tích về tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa ( Nguồn: Internet)

Câu truyện cổ tích ông Thần Tài

Theo văn hóa Trung Hoa, có câu chuyện kể rằng Thần Tài xuất thân ban đầu là một người nông dân tên Triệu Công Minh. Trong nhà, ông chỉ nuôi một con chó đen già nua và chú vịt vàng không có khả năng đẻ trứng. Vốn dĩ là một người có cuộc sống nghèo khó, hàng ngày Triệu Công Minh đi khắp nơi để xin được cơm ăn thừa, đồ mặc cũ.

su tich than tai - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 2: Sự tích Thần Tài ( Nguồn: Internet)

Gần đó, có một ông phú hộ tên Tiền Viên Ngoại sinh sống khá là xa xỉ và phung phí. Cơm ăn thừa thì đổ, mặc dư đồ thì vứt. Triệu Công Minh thấy thế liền đến nhặt đồ cũ của phú hộ nọ chia cho người nghèo, cơm thừa đem về nuôi vịt và chó.

Kỳ lạ thay, một thời gian sau con vịt đẻ ra 10 trái trứng vàng, con chó ho ra 10 thỏi bạc. Từ đó trở đi, 2 con vật ngày nào cũng tặng vàng bạc cho người chủ của mình. Chẳng mấy chốc, từ một ông nông dân nghèo khó, Triệu Công Minh trở thành một người không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn rất giàu có.

Phú hộ họ Tiền vì lối sống của mình mà mau chóng nghèo khổ, đi xin ăn tại nhà họ Triệu. Sau khi được lão nông họ Triệu tặng cho một số vốn làm ăn, hắn ta mau chóng tiêu hết và nổi lòng tham giết người cướp của. Hắn châm lửa đốt nhà Triệu Công Minh.

Tuy nhiên, ngay lúc đó chú chó hóa cọp đen cắn chết gã họ Tiền, chú vịt vàng hóa phượng hoàng bay lên trời. Triệu Công Minh không chết mà hóa thành Thần Tài và được người dân thờ cúng như một vị thần.

Câu truyện cổ tích ông thổ địa

Theo câu chuyện của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu khi con người xuất hiện và khai hoang nơi đây, Nam Bộ là một vùng đất âm u, lạnh lẽo, thậm chí nhiều người còn cảm thấy “lành ít dữ nhiều”.

Lúc đó, người dân tại đây suy nghĩ rằng đã có những vị thần cai quản, bảo vệ vùng đất này từ trước. Cho nên, họ đã tiến hành thờ cúng để van xin những vị thần ấy cho phép mình được sinh sống, làm ăn trên mảnh đất Nam Bộ này. Có thể vì vậy mà Thổ Địa đã được thờ cúng như một vị thần đem đến bình an, may mắn. Hình ảnh Thổ Địa là một vị thần có thân hình to béo biểu hiện cho sự phì nhiêu, miệng luôn nở nụ cười thể hiện sự an nhàn, phúc lộc.

su tich tho dia - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 3: Sự tích Thổ Địa ( Nguồn: Internet)

Một số nơi ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và cho rằng ông Thổ Địa cũng chính là ông Thần Tài. Tuy nhiên, cũng có những nơi cho rằng Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai và Thần Tài là vị thần đem lại may mắn, tiền tài, phát đạt. Chính vì vậy hình ảnh Thần Tài, Thổ Địa ngồi cùng nhau trong một bàn thờ khá là quen thuộc.

Về ngày vía Thần tài

Ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào mùng 10 âm hàng tháng. Lý giải cho điều này chính là câu truyện dân gian được truyền tai nhau và kể lại rằng:

Vào một lần vì uống quá chén, Thần Tài vô tình vấp ngã rồi rơi xuống nhân gian. Thật không may, đầu thần va vào đá đến mất trí nhớ, áo quần thì không rõ bị kẻ nào lột hết. Lúc này, vị thần phải lang thang khắp nơi để xin ăn. Lạ thay, một quán ăn sau khi mời vị thần này ăn bữa no nê thì khách kéo đến rất đông, mỗi ngày thần ghé ăn thì đều như vậy. Do đó, có nhiều kẻ thay nhau lôi kéo thần về quán của mình, đem thần đến cửa hàng chuộc lại quần áo.

ngay via than tai - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 4: Ngày vía Thần Tài ( Nguồn: Internet)

Khi vừa đội chiếc mũ và mặc lại y phục của mình vào, Thần Tài lập tức nhớ hết mọi chuyện và bay về trời. Từ đó, ngày vía Thần Tài được định chính là ngày mà thần đã bay về trời ( mùng 10 âm lịch hàng tháng). Và vào ngày đó, người dân sẽ dâng lễ và niệm bài cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu bình an, tiền tài, thịnh vượng.

Ý nghĩa của tục thờ Thần Tài Thổ Địa

Tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa/bài cúng Ông Địa không phải là một yếu tố mê tín dị đoan. Đây là một phong tục có nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người phương Đông, đặc biệt là Việt Nam.

Ý nghĩa về văn hóa

Mỗi vùng đất, quốc gia đều có những nét văn hóa riêng. Tục thờ cúng thần linh thể hiện những quan niệm, tín ngưỡng của người phương Đông về thế giới tâm linh theo một cách riêng. Từ vị thần trên cao cho đến những vị thần cai quản đất đai, tiền tài. Điều đó làm nổi bật được màu sắc của nền văn hóa phương Đông nói chung và nền văn hóa Việt nam nói riêng trên bản đồ văn hóa thế giới.

Ý nghĩa về đời sống

Vào mỗi mùng 10 âm hàng tháng, cùng lễ vật dâng lên, con người sẽ gửi gắm những lời bình an, cầu vận may, tài lộc cho gia đình mình thông qua bài cúng Thần Tài Ông Địa.

y nghia ve doi song tinh than - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 5: Ý nghĩa về đời sống tinh thần ( Nguồn: Internet)

Thờ cúng thần linh mà cụ thể là Thần Tài Thổ địa chính là một bài thuốc tinh thần cho con người. Đây là một đức tin giúp họ có thể an tâm sinh sống, lập nghiệp. Không phải là một hình thức mê tín dị đoan, tục thờ Thần Tài Thổ Địa đem đến cho con người những giá trị tinh thần mang ý nghĩa tích cực nhất.

Vậy nên, mỗi gia đình cần có một bàn thờ Thổ địa Thần tài trong nhà để gia tăng lộc lá, làm ăn thuận lợi. Việc đặt bàn thờ Thổ địa cũng cần chọn hướng cho phù hợp. Việc này phải được thực hiện từ lúc đầu khi mua nhà hay làm nhà. Bởi yếu tố phong thủy là vô cùng quan trọng với gia chủ.

Bên cạnh đó, các yếu tố thiết kế, kiến trúc, màu sắc, không gian nhà cửa, ngôi nhà ở vị trí tốt cũng là điều mà bạn cần quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa chọn được ngôi nhà ưng ý thì hãy tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

Cách bày trí mâm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa

Những thứ cần chuẩn bị

Đối với một ban thờ Thần Tài Thổ Địa, không thể thiếu những lễ vật như sau:

  • Bát hương/hương nhang: bát hương thường mang ý nghĩa kêu gọi, tưởng nhớ các người thân đã khuất. Đối với thờ cúng thần linh, nó mang ý nghĩa mời lễ và truyền đạt lời khấn đến các chư vị. Đặc biệt, trong thờ cúng Thần Tài Thổ Địa thì bát Hương còn có ý nghĩa giúp cho các vị thần này hội tụ linh khí.
  • Nước, muối và gạo: nước dâng lễ nên là nước tinh khiết, nước sạch. Muối thì phải trắng, không có chất bẩn, gạo thì phải thơm. Một số nơi, người ta còn thay thế nước bằng rượu.
  • Hoa tươi: đa số khi dâng hương người ta thường chọn các loại hoa cúc, vạn thọ. Hoa phải còn tươi và để lâu được, hoa tươi chính là sự thể hiện lòng thành và mong muốn về một cuộc sống tốt lành.
  • Trái cây: hãy lựa chọn những trái cây có kích cỡ vừa phải với bàn thờ, còn giữ được độ tươi và xanh. Lưu ý là không nên dùng trái cây giả vì điều đó là thể hiện bạn chưa đủ lòng thành với Thần Tài Thổ Địa.

Trên đây là những lễ vật cơ bản nhất mà một ban thờ Thần Tài Thổ Địa phải có. Tùy vào dịp và vùng miền sẽ có dâng thêm những lễ vật khác như: tiền giấy, bánh kẹo,…

mam le cung than tai tho dia - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 6: Mâm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa ( Nguồn: Internet)

Cách sắp xếp, bày trí

Một ban thờ Thần Tài Thổ Địa thường được sắp xếp như sau:

  • Đặt Ông Địa bên trái và Thần Tài bên phải ( Nếu bạn thờ cúng cả 2 ông)
  • Ở giữa là bát hương có kích cỡ phù hợp
  • Có thể dùng nến hoặc đèn trái ớt để thắp sáng cho ban thờ
  • Gạo, muối, nước sắp xếp hợp lý và gọn mắt
  • Đối với lễ cúng hoa quả, nếu nhìn theo hướng từ ngoài vào thì hãy đặt hoa phía bên phải và quả phía bên trái

->> Xem thêm: Hướng đặt bàn thờ thần tài chuẩn phong thủy, may mắn và tài lộc

Những mẫu bài cúng Thần Tài Thổ Địa

Với mỗi dịp và địa phương sẽ có bài cúng ông Thần Tài khác nhau. Vậy hãy tham khảo những bài cúng sau để bạn có thể thực hiện nghi thức này được đầy đủ và chân thành nhất, đem đến an lành, thịnh vượng cho gia đình của mình.

Bài cúng Thần Tài ngày rằm

Vào các ngày mùng 1 hoặc rằm, có thể bày trí hoa và quả, vài nơi thì bày trí lễ vật là bánh kẹo cùng bài cúng Thần Tài Thổ Địa cầu tiền tài, bình an có nội dung:

bai cung than tai tho dia ngay mung 1 va ngay ram - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 7: Bài cúng Thần Tài Thổ Địa ngày mùng 1 và ngày rằm ( Nguồn: Internet)

Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày

Không cần phải đợi dịp lễ tết hay rằm, bạn vẫn có thể tỏ lòng thành kính để cầu bình an thông qua bài cúng Thần Tài hàng ngày dưới đây:

bai cung than tai tho dia hang ngay - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 8: Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày ( Nguồn: Internet)

Bài cúng vía Thần Tài

Nhân gian quan niệm rằng, vào ngày vía Thần Tài, nếu dâng lễ hương và khấn vái bài cúng ngày Thần Tài thành tâm thì sẽ nhận được rất nhiều tài lộc cũng như may mắn cho gia đình của mình. Vậy thì, hãy tham khảo bài cúng Thần Tài Thổ Địa/ vào ngày vía ở dưới đây nếu bạn chưa biết:

bai cung via than tai - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 9: Bài cúng vía Thần Tài ( Nguồn: Internet)

Bài cúng Thần Tài khi khai trương

Với những người hoạt động kinh tế thì việc khai trương đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự hưng thịnh trong quá trình kinh doanh. Trước khi khai trương, họ sẽ chọn ngày đẹp và bày mâm lễ khá lớn. Tỏ lòng thành kính với thần linh, đặc biệt là các vị thần cai quản nơi họ kinh doanh qua bài cúng Ông Địa Thần Tài như sau:

bai cung than tai khai truong cua hang - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 10: Bài cúng vía thần tài khai trương ( Nguồn: Internet)

Bài cúng Thổ Địa khi thực hiện mua/bán đất, chuyển tới nhà mới

Một đức tin của người Việt Nam khi chuyển đến nhà mới là làm lễ tân gia. Trong ngày lễ này, họ sẽ bày mâm cúng lễ và cầu xin các vị thần nói chung và Thần Tài Thổ Địa nói riêng qua bài khấn có mẫu như sau:

bai khan chuyen ban tho - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 11: Bài khấn chuyển bàn thờ ( Nguồn: Internet)

Sau khi đã khấn xin chuyển bàn thờ sang nhà mới, gia chủ sẽ lễ tạ và hóa vàng sau 2/3 tuần hương. Bỏ tiền vàng dưới bát hương và đem đặt đến vị trí của nhà mới. Khi đã dời toàn bộ bàn thờ xong thì thông qua bài cúng Thần Tài Thổ Địa sau để khấn lễ tạ:

bai khan le ta chuyen ban tho - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy
Ảnh 12: Bài khấn lễ tạ chuyển bàn thờ ( Nguồn: Internet)

Những điều quan trọng cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa

Lòng thành tâm của gia chủ sẽ được thể hiện rõ qua các mâm lễ vật, bài cúng Thần Tài hàng ngày cũng như các dịp lễ. Chính vì vậy, quá trình chuẩn bị, trước, trong và sau khi cúng đều không nên làm sơ sài. Khi dâng lễ và đọc bài cúng Thần Tài Thổ Địa để tỏ lòng thành, bạn nên lưu ý rất nhiều vấn đề.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Nằm đối diện với cửa, có vị trí hướng ra đường càng tốt để thu hút tài lộc vào nhà. Ngoài ra, nơi đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên bằng nước lá bưởi vào mùng 10 tháng giêng, 14 âm và 30/31 âm hàng tháng để làm tăng sự linh nghiệm.

Nếu là bàn thờ mới thì hãy duy trì thắp hương liên tục 100 ngày để giúp bàn thờ được tụ khí. Đèn luôn mở sáng để dẫn lối các ngài về an vị tại gia đình của mình.

Đồ cúng Thần Tài Thổ Địa

Những đồ cúng Thần Tài Thổ Địa phải được rửa sạch sẽ, đồ phải tươi và để được lâu, tuyệt đối không để hoa quả bị héo. Khi sắp xếp thì phải bày trí hợp lý, hài hòa, không để nhiều quá đến rơi ra đất. Các ly nước mời thần cần được thay thường xuyên và liên tục hàng ngày.

Tùy vào tính chất của ngày cúng, dịp cúng và vùng miền thì sẽ có những mâm lễ và bài cúng Thần Tài Thổ Địa khác nhau. Lộc sau khi hạ xuống thì chia cho người trong gia đình để cùng nhận phúc.

trai cay tuoi - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy

Ảnh 13: Trái cây tươi ( Nguồn: Internet)

Trong quá trình cúng và khấn vái

Bài cúng Thần Tài Thổ Địa phải chân thành, đầy đủ, có thưa gửi và cảm ơn. Khi thắp nhang, ngày lễ thường thì thắp 3 cây, lễ lớn thì 5 cây. Tâm khấn vái phải tập trung, không xao nhãng.

Khi cúng thì tránh sự ảnh hưởng từ gió, đồ vật, con vật, trẻ nhỏ làm cho bàn thờ bị lộn xộn, tắt nến. Đó là điều tối kỵ.

Sau khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Sau khi đã cúng và khấn Thần Tài Thổ Địa xong, bạn hãy lưu ý:

  • Đồ cúng là muối và gạo có thể giữ lại trong nhà để giữ lộc
  • Lấy nước hoặc rượu đã hạ xuống đem rưới xung quanh sân nhà
  • Các loại giấy tiền vàng sau khi hết nhang, đem ra trước cổng nhà để đốt. Lưu ý là phải đốt hết, không để còn dư, có như thế tài lộc mới vào nhà được
  • Bánh kẹo hay hoa quả sau khi hạ xuống thì để cho người trong gia đình ăn lấy lộc

luu y khi cung than tai tho dia - Những mẫu bài cúng thần tài thổ địa cho các dịp quan trọng - phong-thuy

Ảnh 14: Lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa ( Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Các Bài Văn Khấn Lễ Tất Niên 30 Tết, Văn Khấn Tết Đoan Ngọ

Ở trên đây là những thông tin về tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa cũng như các bài cúng Thần Tài Thổ Địa phù hợp cho từng dịp lễ được tổng hợp từ nhiều nguồn mà bạn có thể tham khảo do chuyên mục phong thủy mang lại. Hy vọng bạn có thể áp dụng tốt những thông tin bổ ích này vào việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa để cầu bình an, tài lộc cho gia đình của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *