Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
5666 lượt xem

Bài thơ Đất nước – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 12)

Bạn đang quan tâm đến Bài thơ Đất nước – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 12) phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Bài thơ Đất nước – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 12)

Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả

Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài giảng: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Đất nước

Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943

– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng

– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam

– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..

– Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế

– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng

– Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Na

II. Đôi nét về tác phẩm Đất nước

1. Hoàn cảnh ra đời

– Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị – Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường dấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

– Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

– Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa… Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

4. Giá trị nghệ thuật

– Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha

– Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo

XEM THÊM:  Soạn văn bài cảnh ngày hè ngắn nhất

III. Dàn ý phân tích Đất nước

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm (tiểu sử, sáng tác chính, phong cách thơ…)

– Giới thiệu về Trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích Đất nước (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính…)

II. Thân bài

1. Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống

a) Nguồn gốc của đất nước

– Đất nước hình thành cùng với những câu chuyện dân gian

– Đất nước hình thành với những truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc: ăn trầu, búi tóc

– Đất nước hình thành với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông

– Đất nước hình thành với quá trình lao động sản xuất của cha ông: cái kèo cái cột thành tên, một nắng hai sương

⇒ Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước, đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.

b) Định nghĩa về đất nước

– Không gian đất nước:

+ Tác giả tách hai yếu tố đất và nước để cảm nhận một cách độc đáo

+ Đất nước là không gian gắn với cuộc sông của mỗi người, của anh và của em, là nơi hẹn hò của anh, em, của chúng ta: nơi ta hẹn hò, nơi anh đến trường, nơi em tắm

+ Không gian mênh mông với rừng vàng biển bạc

+ Là nơi sinh tồn và phát triển của cả cộng đồng dân tộc

– Thời gian lịch sử của đất nước: được nhìn xuyên suốt mạch thời gian từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước

⇒ Qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

2. Tư tưởng cốt lõi: đất nước của nhân dân

– Thiên nhiên của đất nước không phải đơn thuần là sản phẩm của tạo hóa mà hơn hết nó là một phần máu thịt của con người, do con người tạo nên:

+ Tình nghĩa thủy chung, thắm thiết: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái

+ Chiến đấu bảo vệ đất nước: chuyện Thánh Gióng

+ Cội nguồn thiêng liêng: đất tổ Hùng Vương

+ Truyền thống hiếu học: núi Bút non Nghiên

+ Hình ảnh đất nước tươi đẹp: con cóc, con gà…

+ Những cuộc di dân khai phá đất nước

XEM THÊM:  Viết bài tập làm văn số 7 lớp 8 đề 1

– Lịch sử 4000 năm của dân tộc được tạo nên từ mồ hôi và cả chính xương máu của nhân dân:

+ Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước, họ vừa lao động sản xuât vừa hăng hái chiến đấu

+ Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân là những người đã tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”, … từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền

– Tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân: “Đất nước này là đất nước của nhân dân/Đất nước của nhân dân đất nước của ca dao huyền thoại”. Đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước. Tư tưởng đất nước nhân dân của Nguyễn Khoa Điềm có sự kế thừa và phát triển trong thời đại mới, thời đại chống Mĩ cứu nước

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

+ Nội dung: bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí…Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

+ Nghệ thuật: giọng thơ trữ tình, chính trị đằm thắm, dạt dào cảm xúc, sử dụng hình ảnh, yếu tố văn học, văn hóa dân gian….

– Bài học đối với thế hệ trẻ hiện nay: đất nước luôn dung dị, gần gũi và tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, vì vậy, chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình từ những hành động nhỏ nhất

Bài giảng: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) – Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác:

  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
  • Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
  • Đò lèn (Nguyễn Duy)
  • Sóng

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại phebinhvanhoc.com.vn

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Bài thơ Đất nước – Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 12). Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *