Các tác phẩm văn học việt nam

Với những ai yêu thích văn học Việt Nam thì chắc hẳn những gợi ý mà truongxaydunghcm.edu.vn giới thiệu dưới đây sẽ không còn xa lạ bởi tất cả đó là tác phẩm văn học kinh điển, mang tính mẫu mực, mang giá trị vững bền với thời gian của dân tộc.

Bạn đang xem:

1 34

2 25

Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc Kì, nên những tác phẩm của ông đều phản ánh hiện thực hết sức sâu sắc. Nổi bật là tác phẩm Số đỏ. Từ một tên lang thang, ma cà bông như Xuân tóc đỏ, tóc của hắn vốn do mưa nắng mà thành màu như vậy ngẫu nhiên lại thành cái số mệnh hên, đỏ vô cùng cho hắn. Từ chuyện thành đốc tờ, tiến sĩ cho đến lấy được cô Tuyết tân thời, tố cáo vụ ngoại tình, hi sinh cho nước nhà và được nhận huân chương bắc đẩu bội tinh, anh hùng cứu quốc.

Tác phẩm vô cùng hài hước, giọng văn châm biếm nhẹ nhàng nhưng cũng rất sâu cay, tác giả phê phán lối sống, hành vi vô đạo đức lúc bấy giờ. Trải qua năm tháng, Số đỏ vẫn giữ được giá trị trong thời đại ngày nay, khi vấn đề về cách ứng xử, về đạo đức con người có dấu hiệu đi xuống.

Link tham khảo tại: http://huyhoangbook.com.vn/DTSanpham/tabid/105/ProductId/918/ModuleId/840/Default.aspx

Số đỏ đã đánh dấu cao tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Bước đường cùng kể về cuộc đời đầy đau khổ dằng dặc của anh Pha trước Cách mạng tháng Tám. Hồi đó anh khỏe mạnh, trai tráng, có một vợ một con. Với tuổi tác, sức vóc cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ thì đời sống gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao, vất vả. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến khiến không chỉ anh Pha mà hàng triệu nông dân như anh rơi vào bước đường cùng.

Tên địa chủ Nghị lại, do cướp bóc của dân mà giàu nứt đố đổ vách. Hắn cấu kết với quan trên để vơ vét, chiếm đoạt của cải. Pha dính vào vụ kiện với Trương Thi – người hàng xóm, để có tiền anh phải vay tiền Nghị lại. Tiền lãi ngày càng lớn, Pha đành phải bán ruộng và gánh hàng xén của vợ. Rồi nạn đói, mưa lũ úng thủy, dân trong vùng mắc dịch tả. Vợ con Pha cũng lần lượt chết vì bệnh dịch. Nhưng Pha cho đó là do “phù phép”, thế là Pha bị mê tín và phải đóng thêm lệ làng. Cuối cùng vụ gặt đến, Pha trắng tay, Nghị lại gọi Pha đến đòi nợ. Cuối cùng Pha phải bỏ làng ra đi. Tác phẩm phản ánh chân thực sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để đi đến bước đường cùng là phá sản.

Link tham khảo tại: https://tiki.vn/bu-c-du-ng-cung-tai-b-n-2014-p406552.html

Bức tranh xã hội Việt Nam trước cách mạng được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Bước đường cùng

Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm văn học hay, phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi, lấy đi không ít nước mắt bạn đọc. Đọc từng trang sách, ta cảm tưởng đang trở về với quá khứ xa xưa, dõi theo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Cậu chuyện của những cậu bé nhỏ tuổi dũng cảm tham gia cách mạng đã gieo vào lòng người mọi cung bậc cảm xúc: có căm ghét, có yêu thương, có niềm vui, nỗi buồn,… Càng đọc ta càng bị cuốn theo những bước chân của “Vê – cu – đê”, để cảm nhận được hết những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã phải trải qua dưới ách thống trị thực dân Pháp.

Tuy nhiên, dù viết về thời chiến tranh nhưng Tuổi thơ dữ dội không hề mang âm hưởng u ám, trầm buồn. Tác phẩm vẫn rất hồn nhiên, hài hước, tươi vui bởi cách viết mộc mạc, giản dị và giàu tính chân thực của Phùng Quán. Nếu bạn chưa đọc Tuổi thơ dữ dội, hãy thử một lần đọc, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng, và hơn thế để biết quý trọng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.

Link tham khảo tại: https://tiki.vn/tu-i-tho-d-d-i-p339058.html

Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Người ta nói: “truyện của Thạch Lam là truyện mà không có truyện”… Những tác phẩm của Thạch Lam cứ nhẹ nhẹ bằng bằng, mọi thứ êm đềm trôi theo dòng thời gian và theo mạch cảm xúc của nhân vật, không hề gọi là “kịch tính” hay “cao trào”… Một thiên truyện trải ra như mặt nước mùa thu. Chỉ cần thả hồn vào các trang văn của ông thì bạn đọc sẽ cảm nhận được “mùi vị cuộc đời” man mác tản ra từng câu từng chữ…

Cái tài của Thạch Lam là thế, kể những câu chuyện thật bình thường, thật giản dị, để đôi khi vô tình người ta nhận ra hình ảnh cuộc sống quen thuộc quanh mình trong đó, để có thể lắng lòng mình trong một khoảnh khắc với cuộc đời. Gió đầu mùa là tuyển tập những truyện ngắn như thế của Thạch Lam. Những nhân vật chính trong tập truyện ngắn này có thể là một thanh niên tri thức đầy triển vọng nhưng cạn tình cạn nghĩa, mấy đứa bé dù sợ bị mẹ mắng nhưng vẫn chia sẻ cái dư thừa của mình cho người khác cần hơn… Thạch Lam luôn viết về các nhân vật của mình một cách trìu mến, thể hiện niềm thương xót của ông với cuộc đời đau khổ của họ, những người dưới tầng đáy xã hội, bị người đời khinh rẻ.

Xem thêm:

Link tham khảo tại: http://www.sachkhaitam.com/van-hoc-viet-nam/gio-lanh-dau-mua

Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm ấn tượng của nhà văn Thạch Lam

Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm dễ làm người đọc ám ảnh vì câu chữ sâu xa, đau đớn, tàn khốc của một đời chiến binh với từng đoạn hồi ức đứt đoạn bởi cảm xúc, bởi những đoạn đời ngắn ngủi mà cho dù cố ghép lại cũng không thể liền mạch. Kiên – người kể chuyện, trong mười năm chiến tranh và mười năm hòa bình với gia đình lạc loài không hoàn hảo.

Với tình yêu mãnh liệt, điên cuồng, với hiện thực chẳng thanh cao mà chỉ nhuốm đầy ti tiện của con người. Trong thế giới ấy, Kiên sống mà như đang mộng, mộng trên chiến trường đầy máu, mộng trong cuộc đời liều lĩnh và theo đuổi sự tự do vĩnh cửu. Trang sách khép lại, khó có ai còn thấy bình thường sau những gì đã đọc. Hoang mang, tiếc nuối, tuyệt vọng… với những câu hỏi về đời, về người, về lý tưởng sống mà có lẽ vĩnh viễn, dù con người có cố công tìm kiếm bằng cách nào cũng không ra lời đáp.

Link tham khảo tại: https://tiki.vn/n-i-bu-n-chi-n-tranh-p339611.html

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Những ngày thơ ấu – đó là một tuổi thơ đẹp nhưng không khó tìm những tủi nhục, đau thương trong những kí ức ấy. Bằng ngôn từ trau chuốt nhưng cũng rất giản dị và đời thường, Nguyên Hồng đã lột tả được một cách sâu sắc nhất những suy nghĩ của nhân vật, những giằng xé, cao trào nội tâm của nhân vật Hồng.

Tác giả đã cho người xem cảm nhận được những khó khăn, những ngây ngô, những cái người lớn, những sự đối lập, những tâm lý của nhân vật một cách sống động. Đồng thời cũng kịch liệt lên án, phê phán những cổ tục đã hành hạ mẹ mình và phải cách xa mẹ một thời gian. Tác giả phân biệt rất rõ rệt và cảm thông cho bà và cô của nhân vật Hồng, bà và cô của ông không có tội. Có chăng là họ đã bị cái thối nát của những cổ tục kia làm nhàu nát lương tâm vốn hiền lành của họ. Lời kết, tuổi thơ của tác giả đã có thể không đẹp, không đầy sắc màu đến thế nếu như sâu bên trong tác giả không có sẵn niềm tự hào, niềm yêu thương vô bờ bến với quá khứ.

Xem thêm:

Link tham khảo tại: https://tiki.vn/nh-ng-ngay-tho-u-tai-b-n-2015-p445141.html

Tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng đã lấy đi nước mắt của biết bao người

Vang bóng một thời được xem như là một tác phẩm gần như hướng đến sự toàn thiện toàn mỹ, làm người đọc cảm nhận được nếp sống cũ, những thứ nghệ thuật cổ thanh cao của một nền văn minh xưa cũ và có chút tiếc nuối cho những cái đẹp. “Đẹp” từ việc đo đếm được sức đi của “bút chì” của ông Lý Văn trong truyện “Ném bút chì”, với sức ngang tàng của cái “bút chì” ấy có thể lụy cả một cành tre đẩy cho đến cái nghệ thuật cầu kì trong việc lồng ghép cả một tích truyện vào trong chiếc đèn xẻ rãnh của ông Cử Hai làm cho cậu con Ngộ Lang.

Những cái nghệ thuật cầu kì phức tạp nhưng đầy ý nghĩa đó chẳng thể nào bắt gặp được ở giữa xã hội hiện đại bây giờ. Bạn đọc sẽ thấy được sự tôn vinh cái đẹp của Nguyễn Tuân với một giọng văn đôn hậu xen lẫn chút ngậm ngùi. Những người nghệ sĩ trong từng câu chuyện của ông đơn giản chỉ là tập trung hết sức trong chính cái công việc mà mình đã chọn, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân hiện lên dưới cái ánh sáng mờ ảo, nhàn nhạt.

Link tham khảo tại: https://tiki.vn/vi-t-nam-danh-tac-vang-bong-m-t-th-i-p400413.html

Tác phẩm Vang bóng một thời đã đưa Nguyễn Tuân lên đỉnh cao của nghệ thuật cầm bút

Chuyên mục:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *