Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
19216 lượt xem

cảm nhận khổ 2 bài thơ việt bắc

Bạn đang quan tâm đến cảm nhận khổ 2 bài thơ việt bắc phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ cảm nhận khổ 2 bài thơ việt bắc

Việt Bắc là một tác phẩm ấn tượng của nhà thơ Tố Hữu nói về quãng thời gian chiến đấu gian khổ của những người lính cách mạng tại chiến khu Việt Bắc. Họ cùng nhau sống, chiến đấu, đồng cam cộng khổ vì độc lập tự do của dân tộc. Ngay bây giờ, mời bạn cùng Báo Song Ngữ phân tích Việt Bắc đoạn 2 để làm rõ nội dung và ý nghĩa của bài thơ này nhé.

Hướng dẫn phân tích Việt Bắc đoạn 2

Mở bài

Giới thiệu về 12 câu thơ trong đoạn 2 của bài thơ Việt Bắc

Thân bài

– Phân tích 4 câu đầu đoạn

  • Tiếng “mình” cất lên thân thuộc, gần gũi -> tình cảm thân tình và thắm thiết
  • Những câu hỏi vừa trách móc, vừa bùi ngùi cùng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 đều đặn càng thể hiện rõ sự tha thiết trong lòng người ở lại.

– Phân tích 6 câu thơ tiếp

  • Vẫn là cách xưng hô “mình – ta” vô cùng độc đáo, tuy hai mà một, chỉ những người cách mạng đã về xuôi
  • “Rừng núi” là cách nói hoán dụ chỉ người dân nơi chiến khu Việt Bắc
  • Những người cách mạng ra đi để lại nỗi nhớ thương trong lòng người ở lại, đất trời, thiên nhiên cũng ngậm ngùi, buồn bã
  • Tình cảm của nhân dân Việt Bắc luôn “đậm đà lòng son”

– Phân tích 2 câu cuối đoạn

  • 3 tiếng “mình” cất lên trong hai câu thơ, thể hiện sự hài hòa, thấu hiểu nhau của nhân dân đối với cách mạng.
  • Nhắn nhủ về cách sống thủy chung với quá khứ và gợi nhắc những điểm đánh là bước ngoặt cho cách mạng.

Kết bài

Khẳng định giá trị đoạn trích và tài năng của tác giả

Phân tích Việt Bắc đoạn 2

Thực hành phân tích Việt Bắc đoạn 2

Bài số 1:

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại của Việt Nam. Trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của mình, Việt Bắc được biết đến là một bài thơ tiêu biểu, là một trong những thành công lớn trong sự nghiệp thơ văn yêu nước của Tố Hữu. Việt Bắc được sáng tác vào năm 1954, sau ngày miền Bắc giải phóng, hòa bình lập lại, nhà thơ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về miền xuôi, tạm biệt nơi đại ngàn rừng núi. Đoạn thơ thứ 2 trong bài với nhiều tâm tư, tình cảm của nhà thơ gửi vào đã thực sự làm lay động nhiều trái tim và tâm hồn của bạn đọc, khiến họ thê yêu và trận trọng tác giả – tác phẩm hơn.

Tiếp nối 8 câu thơ ở đoạn đầu nói về tâm trọng lưu luyến, bịn rịn trong ngày chia tay giữa kẻ ở người đi là những dòng thơ với ý nghĩa như lời nhắn nhủ được thể hiện qua hàng loạt câu hỏi tu từ:

“Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù?

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai?

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”

Lối xưng hô “mình – ta” chúng ta được nghe nhiều trong ca dao, dân ca Việt Nam để thể hiện sự thắm thiết trong tình cảm của con người. Trong bài thơ, tác giả cũng vận dụng thành công lối xưng hô ấy, tạo sức gần gũi, ân tình của người đi, kẻ ở. Những câu hỏi vờ như có sự trách móc nhưng vô cùng ngọt ngào, kèm theo chút lo lắng, phân vân, không biết mình đi rồi thì có còn nhớ những ngày xưa hay không.

Tác giả sử dụng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 nhịp nhàng, đều đặn lại càng thể hiện được sự thiết tha trong lòng người ở lại. Nỗi nhớ của người cách mạng càng đong đầy thì hình ảnh năm xưa càng dạt dào, xúc động. Bằng biện pháp liệt kê quen thuộc, tác giả đã cho người đọc thấy được câu chuyện hành quân cùng dân dân Việt Bắc. Nơi tiền tuyến với mây mù giăng lối, suối lũ nguy hiểm nhưng với tinh tình yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, chẳng ai mệt mỏi, sợ hãi và chùn chân cả,

XEM THÊM:  Soạn văn 10 bài tình cảnh lẻ loi

Trong tiếng thơ, ta không hề thấy sự than vãn, mệt mỏi trước những khó khăn vất vả, ngược lại đó là cảm xúc tự hào về những ngày tháng anh dũng chiến đấu, hành trình vượt khó, mình và ta cùng sáng cánh, đồng hành với nhau đánh tan quân quỳ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tác giả tự hỏi sau khi các cán bộ trở về thủ đô phồn hoa, liệu có nhớ chăng chốn núi rừng xưa cũ với đại ngàn nắng gió. Còn đối với những người ở lại, họ vẫn luôn sắt son vớ nỗi nhớ thấm trong từng cảnh vật: rừng núi, trám bùi, măng mai…Cảm xúc buồn bã vì phải chia xa mà nhân dân dành cho chiến sĩ thật chân thành, thắm thiết, đầy xúc động.

Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh lau xám hắt hiu – một đặc trưng riêng của thiên nhiên Việt Bắc để hỏi về tình cảm mà người cách mạng dành cho họ. Người ra đi có còn nhớ chăng những ngôi nhà thấp thoáng sau rặng lau, thấp thoáng giữa núi rừng hùng vĩ. Người ra đi có nhớ chăng những tình cảm ấm áp, đậm đà của người ở lại ? Còn với riêng nhân dân Việt Bắc thì vẫn luôn thắm thiết một mối tình son sắt với cách mạng, với cán bộ miền xa.

Đoạn thơ kết thúc bằng việc gợi lại những sự kiện lịch sử đáng tự hào của cán bộ và nhân dân:

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.”

Dường như không còn là sự phân biệt rạch ròi “mình”, “ta” nữa mà là sự thấu hiểu, hài hoà vào nhau. Đó là câu hỏi cũng là lời nhắc nhở ân tình rằng đừng bao giờ lãng quên đi những ngày gắn bố nghĩa tình, chung thủy cùng nhau. Đừng bao giờ quên đi những hy sinh, mất mát đã trải qua, phải sống sao cho có trách nhiệm với hôm nay, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, mà phải luôn tập trung cảnh giác, vừa bảo vệ đất nước vừa dựng xây đời. Đừng bao giờ phản bội quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc chúng ta.

Bằng nghệ thuật biểu hiện giàu tình cảm cùng giọng thơ tâm tình tha thiết, ngọt ngào, nhà thơ Tố Hữu đã thành công khắc họa tình cảm giữa người đi và người, những con người đã từng một thời gắn bó, sẻ chia gian khổ để giành lại chủ quyền cho dân tộc. Đó không chỉ là tình quân dân mà còn là tình cảm gắn bó thân thương, đáng trân trọng.

Việt Bắc đoạn 2

Bài số 2:

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Không chỉ sở hữu số lượng bài thơ lớn mà ông còn có những sáng tác xuất sắc, bám sát và kịp thời phản ánh các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước ta. Bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm xuất sắc đó. Tình cảm luyến lưu, bịn rịn giữa kẻ ở, người đi thật thắm thiết, được thể hiện rõ ở đoạn 2 của bài thơ.

Ở đoạn thơ này, người ở lại nhắc về những kỷ niệm về thiên thiên con người và cả cuộc kháng chiến nơi núi rừng Việt Bắc. Cụm từ “mình đi, mình về” và điệp từ “nhớ” được lập lại nhiều lần tạo nên âm hưởng thơ sâu sắc, khắc thêm những kỷ niệm đáng nhớ chẳng thể nào quên. Hàng loạt các câu hỏi tu từ cũng được sử dụng để diễn tả tình cảm tha thiết của người dân Việt Bắc dành cho các cán bộ trở về xuôi.

“Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”

Hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, như mây cùng mù” là nét đặc trưng của Việt Bắc, vừa nói lên giai đoạn kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Đó chính là những gian truân mà cả người đi và người ở đã từng trải qua, thấm thía trên mảnh đất Việt Bắc trong suốt những ngày tháng kháng chiến.

XEM THÊM:  Soạn văn bài những trò lố hay là varen

“Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

Câu thơ thứ 2 ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối tạo nên một cấu trúc hài hoà. Ý thơ diễn tả về cuộc kháng chiến thiếu thốn với nhiều khó khăn. Thế nhưng giữa sự thiếu thốn, nghèo khổ đó, nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng chung thủ, chia nhau từng miếng cơm, lúc nào cũng sát cánh của cán bộ cách mạng chiến đấu với chung một lòng căm thù giặc sâu sắc.

Câu thơ như một biểu tượng về sự đồng lòng, đoàn kết giữa cán bộ cách mạng và quần chúng nhân dân Việt Bắc. Cụm từ “mối thù nặng vai” thể hiện khả năng dùng từ độc đáo của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả thành công biến cảm xúc vốn trừu tượng thành cái cụ thể, được cân đó bằng sức nặng để biết đạt cho lòng căm thù giặc.

Trong sự lưu luyến chia xa, người ở lại tiếp tục gọi nhắc về những kỷ niệm cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Câu thơ miêu tả tình cảm mộc mạc và chân thành của người dân Việt Bắc với cách mạng qua 2 vế tiểu đối “hắt hiu lau xám” và “đậm đà lòng son”. Cũng chính vì ân tình sâu nặng ấy nên khi các cán bộ kháng chiến trở về xuôi, dường như cả núi rừng Việt Bắc cũng trở nên hoang vu, hiu quạnh.

Trám và măng được biết đến là đặc sản của núi rừng Việt Bắc, là món ăn thường nhật của bộ đội ở chiến khu. Phép hoán dụ trong câu thơ “mình về, rừng núi nhớ ai” gợi nhiều cảm xúc động. Người về rồi rám không ai hái để rụng khắc rằng, măng chẳng ai ăn để già khắp núi. Đại từ phiếm chỉ “ai” trong “nhớ ai” làm cho nỗi nhớ giữ kẻ ở người đi càng thêm tha thiết.

Người ở lại tiếp tục gợi nhắc kỷ niệm về cuộc kháng chiến. Đó là nhắc tới chiến khu Việt Bắc gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

“Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

Việt Bắc chứng kiến bao nhiêu sự kiện chính trị quan trọng những ngày đầu của cách mạng, những địa danh “Tân Trào”, “Hồng Thái”, “mái đình”, “cây đa” đã trở thành nhân chứng lịch sử cho thời kỳ vất vả nhưng hào hùng của cách mạng Việt Nam.

Chữ “mình” được sử dụng với nhiều ý nghĩa, bao hàm cả người Việt Bắc và những cán bộ kháng chiến. Ý thơ nhắc nhở người ra đi đừng quên đi những ân tình sâu nặng, quãng thời gian gắn bó keo sơn. Mỗi kỷ niệm đều được nhắc lại mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc: Việt Bắc là cội nguồn, là quê hương của cách mạng; Việt Bắc là nơi sinh ra lực lượng cách mạng và nơi bắc đầu của mọi thắng lợi.

12 câu thơ của đoạn 2 Việt Bắc, tác giả sử dụng 8 từ “mình” và 7 từ “nhớ” và hai cặp từ “mình đi, mình về” được lặp đi lặp lại, kết hợp cùng ngôn ngữ mộc mạc giản dị, giọng thơ du dương ngọt ngào đã thành công khắc họa tình cảm sâu nặng giữa người ở lại và người ra đi. Đoạn thơ đã cho thấy “Việt Bắc” chính là khúc tình ca về cách mạng về cuộc sống và con người kháng chiến.

“Phân tích Việt Bắc đoạn 2” là một đề bài hay được nhiều thầy cô lựa chọn. Các bạn nên tham khảo để có cho mình những ý tưởng hay khi làm bài. Báo Song Ngữ chúc bạn học tập tốt và sẽ có nhiều điểm cao trong quá trình học tập.

XEM THÊM:

  • Phân tích Việt Bắc đoạn 1 hay, chọn lọc
  • Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc cảm nhận khổ 2 bài thơ việt bắc. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *