MCV là gì? Những điều bạn nên biết về chỉ số MCV trong xét nghiệm máu

Khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu với rất nhiều loại chỉ số khác nhau trong đó có chỉ số MCV, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết nó nói lên điều gì. Vậy MCV là gì, kết quả của nó có ý nghĩa ra sao,… tất cả sẽ có lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

15/08/2020 | Đi xét nghiệm máu bệnh nhân cần lưu ý gì để kết quả chính xác? 15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu 15/08/2020 | Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà MEDLATEC uy tín, chất lượng

1. Đôi điều về xét nghiệm huyết học

Xét nghiệm huyết học (xét nghiệm công thức máu) được dùng để kiểm tra, phân tích máu nhằm xác định các thông tin về tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, hematocrit, hemoglobin,… làm căn cứ phát hiện tình trạng thiếu máu, các rối loạn hoặc các bệnh liên quan đến bạch cầu. Nhìn chung, tùy từng mục đích cụ thể mà xét nghiệm máu sẽ có các vai trò khác nhau:

MCV là gì thắc mắc của rất nhiều người thực hiện

Lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm huyết học cho người bệnh

– Đánh giá sức khỏe tổng quát: xét nghiệm công thức máu có tác dụng để theo dõi tình hình sức khỏe nói chung.

– Chẩn đoán bệnh lý: tìm ra nguyên nhân gây nên dấu hiệu hoặc triệu chứng ở người bệnh.

– Theo dõi bệnh lý: xét nghiệm công thức máu được dùng để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu đã được chẩn đoán trước đó.

– Theo dõi quá trình điều trị: xét nghiệm giúp bác sĩ theo dõi việc dùng thuốc có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe người bệnh.

2. MCV là gì, có ý nghĩa ra sao?

2.1. MCV là gì?

MCV là một chỉ số thường thấy trong xét nghiệm huyết học. MCV là gì? Đây chính là viết tắt cho cụm từ Mean Corpuscular Volume (tức là thể tích trung bình của hồng cầu). Nói dễ hiểu hơn thì MCV chính là thể tích trung bình tế bào hồng cầu trong máu.

Hồng cầu chiếm số lượng nhiều chất chứa các huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ. Nó có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô đồng thời nhận CO2 từ các mô đào thải lên phổi. Kích thước của hồng cầu dù là quá to hay quá nhỏ cũng có thể được xem là dấu hiệu rối loạn máu hoặc một tình trạng sức khỏe khác như thiếu máu, thiếu vitamin,…

2.2. Quy trình thực hiện xét nghiệm MCV

Để thực hiện xét nghiệm MCV, nhân viên y tế sẽ dùng kim nhỏ lấy mẫu máu từ một tĩnh mạch ở cánh tay người được xét nghiệm. Mẫu máu này được cho vào ống nghiệm để đưa tới phòng xét nghiệm thực hiện phân tích.

2.3. Chỉ số MCV trong kết quả xét nghiệm nói lên điều gì?

MCV được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu. Ở điều kiện sức khỏe bình thường, chỉ số MCV ở mức 80 -100 femtoliter/lít (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). MCV là gì

MCV là gì và ý nghĩa của chỉ số MCV

2.3.1. MCV cao (MCV > 100 fl)

MCV >100fl thì khả năng cao hồng cầu đang bị phì ra, nó phản ánh tình trạng thiếu máu hồng cầu lớn chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu B12 hoặc axit folic. Căn cứ vào kết quả chỉ số MCV mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất để đưa chỉ số này về mức bình thường.

2.3.2. MCV thấp (MCV < 80 fl)

MCV < 80fl cho thấy cơ thể đang mắc phải các hội chứng thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh), thiếu sắt hoặc mắc các bệnh hemoglobin khác. Trường hợp chỉ số MCV quá thấp có thể do thiếu máu xuất phát từ nguyên nhân bệnh mãn tính, nhiễm độc chì, suy thận,… Với thai phụ, chỉ số MCV luôn thấp hơn người bình thường nên cần được bổ sung một lượng sắt hợp lý cho cơ thể.

3. Những điều cần lưu ý về xét nghiệm máu liên quan đến chỉ số MCV

3.1. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm?

Khi đã hiểu MCV là gì chắc hẳn bạn cũng sẽ băn khoăn không biết khi nào mình cần thực hiện xét nghiệm này. Như đã nói ở trên, xét nghiệm huyết học có tác dụng kiểm tra nhiều thành phần khác nhau của máu trong đó có hồng cầu; nó còn dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi rối loạn máu,… Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu trong đó có chỉ số MCV khi bạn có những triệu chứng sau:

MCV là gì có thể xuất hiện nổi mẩn trên da

Bị bầm tím bất thường nên xét nghiệm chỉ số MCV để tìm ra nguyên nhân

– Bầm tím hoặc xuất huyết bất thường.

– Lạnh chân tay, mệt mỏi.

– Da nhợt nhạt.

3.2. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

Để chỉ số MCV chính xác, tốt nhất nên nhịn đói trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm 6 – 8 giờ. Về cơ bản, nguy cơ xảy ra đối với người được xét nghiệm là rất ít, hầu hết các trường hợp chỉ gây đau nhẹ hoặc bầm ở đưa kim vào nhưng vết bầm này cũng sẽ biến mất nhanh chóng sau đó. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng về xét nghiệm này. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm khác trên mẫu máu mà bạn đã lấy. Trong trường hợp cần chú ý điều gì đó, bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết các chỉ dẫn đặc biệt để bạn làm theo.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thăm khám sức khỏe định kỳ để thực hiện xét nghiệm công thức máu tổng quát được xem là biện pháp cần thiết và có giá trị đối với việc chăm sóc tốt sức khỏe mọi người. Nếu bạn thấy việc tìm hiểu MCV là gì tương đối khó khăn hay rắc rối thì hãy yên tâm rằng, những băn khoăn của bạn về ý nghĩa của chỉ số này sẽ được bác sĩ giải thích cặn kẽ khi bạn có yêu cầu.

Nếu chỉ số MCV của bạn nằm ngoài giới hạn bình thường thì cũng không nên quá lo lắng vì đó chưa hẳn là lời cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Kết quả MCV có thể bị tác động bởi các yếu tố như: chế độ ăn, thuốc, chu kỳ kinh nguyệt,… Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác và có lời khuyên để bạn biết mình cần làm gì để có được chỉ số MCV ổn định.

Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng đã giải đáp giúp bạn được băn khoăn MCV là gì và những vấn đề liên quan đến chỉ số này. Trong trường hợp cần tư vấn thêm về chỉ số MCV, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ của mình hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chuyên viên y tế giải đáp cặn kẽ hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *