15 quyển sách phê bình văn học hay này là kết quả nghiên cứu của một số tiếng nói trong giới phê bình nghiên cứu, giảng dạy văn học, của một số nhà văn có chung niềm đam mê sáng tác.
Bạn đang xem:
Thi Nhân Việt Nam
Xem giá bán
Thi nhân Việt Nam là công trình biên khảo có giá trị tin cậy về phong trào Thơ mới, cả về ba mặt: nghiên cứu, phê bình và tuyển thơ. Cuốn sách ra đời sau khi hành trình thơ mới đã đi được 10 năm và vẫn còn tiếp tục chặng đường, nhưng vẫn có ý nghĩa của một công trình tổng kết cả phong trào.
Cuốn sách có giá trị nghệ thuật rất cao với giọng văn tâm tình, âm điệu nhẹ nhàng và câu từ duyên dáng, dí dỏm.
Tố Hữu – Tác Phẩm Và Lời Bình
Xem giá bán
“Ai đó nói rằng những bài thơ hay luôn có cách để tìm được nơi lưu trú trong trái tim con người. Kinh thi vẫn được khôi phục lại bằng trí nhớ của nhân dân cho dù Tần Thủy Hoàng bao lần tìm cách thiêu chúng trong lửa. Truyện Kiều vẫn được nhân dân thuộc lòng và có thể đọc ngược từ câu cuối đến câu đầu. Ca dao dân ca vẫn nằm lòng từ ngàn đời trong trí nhớ của cả những người không biết chữ Trong chừng mực nào đó, nếu trong muôn một, văn bản thơ Tố Hữu bị biến mất, có thể những người cùng thời với ông sẽ tìm cách khôi phục lại từ trí nhớ của họ một cách không đến nỗi khó khăn lắm( ) Cũng như thơ của bất cứ nhà thơ nào khác, thơ Tố Hữu cũng đang chịu sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian. Thời gian sẽ vượt qua những gì không phù hợp và biết cách giữ lại những gì đã làm xúc động sâu sắc trái tim mỗi con người.”
(Lê Thành Nghị)
Ta Tự Cười Mình
Xem giá bán
Hài hước là kỹ năng vận dụng vốn ngôn ngữ vào tình huống thực tế một cách bất ngờ nhất để tạo tiếng cười. Trong khi hầu hết mọi người đều hiểu thế nào là hài hước, với cuốn sách này, tác giả Nguyễn Thiện có thể được xem là người đầu tiên giới thiệu, giải thích và hướng dẫn chúng ta về khái niệm còn chưa mấy rõ ràng – tự trào. Tự trào là biết tự cười về các nhược điểm của cơ thể, thói hư tật xấu, quá trình của bản thân, hoàn cảnh của mình, biết tự giễu cợt các thiếu sót, biết đùa bỡn về các tin đồn, biết giải thích dí dỏm, hóm hỉnh về sự thành công hay vai trò của mình… Tất cả được thể hiện bằng các câu nói, câu chuyện tự trào đúng lúc, đúng chỗ làm người nghe bật cười sảng khoái, tạo ra bầu khí vui vẻ hoặc làm không khí bớt nặng nề, nghiêm trọng, giúp ta hoặc người khác thoát khỏi tình thế khó xử!
Chắc chắn độc giả sẽ không ít lần bật cười trong suốt quá trình thưởng thức quyển sách thú vị Ta tự cười mình.
Giăng Lưới Bắt Chim
Xem giá bán
Giăng lưới bắt chim là một tập hợp những bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và ghi chú của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đăng rải rác trên các báo, tạp chí và mạng Internet từ năm 1988 đến năm 2006. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty Đông A in, tái bản 2 lần. Năm 2006, cuốn sách được Hội nhà văn Hà Nội trao giải thưởng về thể loại sách phê bình, tiểu luận.
Việt Nam Thi Ca Luận Và Văn Chương Xã Hội
Xem giá bán
Việt Nam Thi ca luận và Văn chương xã hội không chỉ là xem thời thế luận thi ca, xem thi ca mà luận thi sĩ, xem xã hội mà luận văn chương, xem văn chương mà luận văn sĩ, mà Lương Đức Thiệp còn đưa ra những phương pháp luận về thi ca cùng thi sĩ, những phân tích thấu đáo về nhà văn và tác phẩm, những nhận định rất đúng đắn về văn chương và xã hội. Bằng những phương pháp suy luận lý tính, bằng những cảm nhận rất trực quan, bằng những lý luận rất sắc bén, cộng thêm sự sùng bái Việt ngữ, tôn thờ những giá trị dân gian, Lương Đức Thiệp đã vạch ra được cho người đọc đang rối mù trong rừng thi ca chủ nghĩa một con đường sáng, đưa ra được những kết luận về văn chương và thời cuộc, cùng những bình luận rất khách quan về đặc tính cá nhân của từng nhà văn và đẳng cấp của họ, mong xây dựng một lâu đài văn học nguy nga, góp phần dựng lên nền quốc học nước nhà vững chãi.
Nguyễn Nhật Ánh – Hiệp Sĩ Của Tuổi Thơ
Xem giá bán
“Tập sách là kết quả nghiên cứu bước đầu của một số tiếng nói trong giới phê bình nghiên cứu, giảng dạy văn học, của một số nhà văn có chung niềm đam mê sáng tác cho thiếu nhi – những người “đồng bệnh” với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Do chỉ là những tiếng nói đầu tiên về Nguyễn Nhật Ánh, nên chúng chỉ là những phác thảo mang tính nhận diện, đối thoại, gợi dẫn, đặt trong nhiều tiếng nói trân quý khác.
Cống hiến của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đang còn tiếp tục. Công cuộc nghiên cứu, phê bình, giảng dạy và quảng bá về Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn tiếp tục. Quyển sách này như một lời tri âm, tri ân đối với nhà văn. Cũng lại như tri âm với tất thảy độc giả thuộc nhiều thế hệ đã đọc và rồi sẽ đọc Nguyễn Nhật Ánh.”
(PGS. TS, Nhà nghiên cứu phê bình văn học Văn Giá)
Lịch Sử Văn Học Anh Quốc
Xem giá bán
Michael Alexander là giáo sư văn chương của Viện Đại Học S. Andrews. Ông vừa là nhà thơ vừa là dịch giả, đồng thời là người có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm môn văn chương Anh quốc, cả cổ văn lẫn kim văn, tại các trường đại học châu Âu.
“Lịch sử văn học Anh quốc của giáo sư Alexander là một tác phẩm đứng đắn được trình bày sáng sủa, dễ hiểu, và có sức thuyết phục. Đây là một công trình nghiên cứu văn học tỏ ra hết sừc đắc dụng đối với sinh viên, giáo viên và các độc giả phổ thông, cũng như đối với những người muốn truy tìm tư kiệu tham khảo. Tuy nhiên, trên tất cả những điều ấy, đây chính là một thành tựu của lý trí và óc phê bình, nhưng lại không hề mang tính cách cao siêu hay xa lạ.”
(Chris Wallace Crabbe, giáo sư Viện Đại Học Melbourne – Australia)
Nguyễn Công Hoan – Tác Phẩm Và Lời Bình
Xem giá bán
Bộ sách “Tác phẩm & lời bình” nằm trong tủ sách Văn học nhà trường bao gồm sáu cuốn, tập hợp các tác phẩm đặc sắc của sáu tác giả nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam là: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh cùng rất nhiều tác phẩm phê bình văn học của nhiều nhà phê bình nổi tiếng như Hoài Thanh – Hoài Chân, Vương Trí Nhàn, Hà Minh Đức… mang tới cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, thi pháp của từng tác giả. Đồng thời, việc lựa chọn sáu tác giả nổi bật thuộc nhiều chặng đường lịch sử, nhiều thể loại và phong cách sáng tác (từ phong trào Thơ mới tới cao trào Đổi mới, từ thơ tới truyện ngắn, từ hiện thực phê phán tới văn học Cách mạng) giúp cho người đọc phần nào nắm bắt được toàn diện hình thái nền văn học hiện đại nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua.
Cuộc Phiêu Lưu Của Những Cái Tôi
Xem giá bán
Đây là một quyển sách được viết dựa trên các bài phỏng vấn của nhà báo, nhà văn Phong Điệp với các nhà văn, nhà phê bình trẻ hiện nay. Qua các bài phỏng vấn này người đọc sẽ hiểu hơn về quan niệm sáng tác của những nhà văn mà mình mến mộ, hiểu hơn về sự vận động, chất lượng của Phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay để điều còn lại chúng ta nhận ra viết văn chính là sự phiêu lưu của những cái tôi. Một sự phiêu lưu đầy thú vị. Qua quyển sách bạn sẽ có thêm những định hướng cho niềm đam mê của mình.
Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ
Xem giá bán
Thơ mới (1932-1945) – “Một thời đại trong thi ca” – cho đến nay vẫn còn ẩn chứa biết bao sự kiện, bao nhiêu khía cạnh, bao nhiêu mảng màu và chi tiết thú vị. Để đánh giá toàn cảnh bức tranh lịch sử phong trào Thơ mới đòi hỏi phải tìm trở lại những tài liệu nguyên gốc, những tiếng nói ban sơ, chân thực, trực cảm, trực giác, trực diện, trong đúng không khí, môi trường, cảnh quan, sinh quyển và thực sự là tiếng nói của “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”. Cuốn sách Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ – Người đương thời Thơ mới bàn về tác gia Thơ mới của Nguyễn Hữu Sơn tập hợp lại những đánh giá của “người đương thời Thơ mới” về 12 tác giả tiêu biểu đã xuất hiện và làm nên hồn cốt phong trào Thơ mới: Đông Hồ, Nam Trân, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Huy Thông, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên. Đây là công trình sưu tập, khảo luận, luận bình, giới thiệu đồ sộ và có giá trị tư liệu quý.
Xem thêm:
Lê Văn Duyệt Với Vùng Đất Nam Bộ
Xem giá bán
Trong lịch sử của vùng đất Nam Bộ có nhiều vị danh nhân, anh hùng trên mặt trân quân sự, văn hoá như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hô Dương, Lê Văn Duyệt …. Tuy nhiên trong đó, Tả quân Lê Văn Duyệt và Trương Vĩnh Ký là hai nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất giữa công và tội, tích cực và hạn chế. Nhưng dù vậy vẫn không thể phủ nhận dược đóng góp của hai ông đối với lịch sử Việt Nam
Lê Văn Duyệt Với Vùng Đất Nam Bộ gồm 17 bản tham luận khoa học về nhân vật Lê Văn Duyệt. Ngoài bản tham luận đề dẫn của giáo sư Đinh Xuân Lâm và bài phát biểu của đồng chí Vỗ Văn Kiệt về quan điểm của Đảng ta, nội dung chính của các tác giả đề cập xung quanh 3 loại chủ đề:
– Đánh giá chung về nhân vật Lê Văn Duyệt.
– Trình bày từng chuyên đề xung quanh nhân vật Lê Văn Duyệt như: ngoại giao, ngoại thương, vấn đề Công giáo, bản án tử hình,…
– Một số tư liệu tham khảo như: Ấn đồng triều Nguyễn, văn bia, câu đối, hoành phi, việc xây dựng và quản lý lăng Lê Văn Duyệt.
Nội dung chủ yếu của cuộc tọa đàm tập trung vào việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế như công và tội của Lê Văn Duyệt. Điểm nổi trội lần này là các tác giả đã cố gắng sưu tầm nhiều tư liệu dẫn chứng cho những đánh giá của mình, trong đó có tư liệu của các bộ sử triều Nguyễn, đánh giá của các học giả trong và ngoài nước từ trước đến nay, nhận xét của các nhà truyền giáo phương Tây, các sứ thần ngoại giao, ngoại thương,… từng tiếp cận Lê Văn Duyệt.
Dưới Mắt Tôi
Xem giá bán
Trương Chính từng nói: “Nhiệm vụ nhà phê bình không những là phải biết lựa lọc để tìm nâng giấc những tài năng mới phát triển, và đánh đổ những định kiến thiên lệch, những dư luận sai lầm, những lời bình phẩm nông nổi của một số người đối với những kiệt tác. Nhà phê bình còn phải trừ thải những cây bút không tương lai, sắp đặt lại thứ bực đích đáng cho các nhà văn.”
Dưới mắt tôi được Trương Chính viết năm 23 tuổi, cái tuổi đủ ngạo khí để nói lên những quan niệm văn chương của mình, đủ dũng khí để phản biện lại những quan điểm không giống mình, đủ cả tinh thần và khí lực để chiến đấu mở cho mình một con đường mới trong địa hạt văn chương. Nhiều người đọc sẽ rất thích Trương Chính vì quan điểm ấy, cũng như cái cách ông thẳng thắn trong phê bình văn chương. Cái cách ông ước định tương lai và bút lực của nhà văn, cái cách ông dùng từ phũ phàng, hoặc cả cái cách đánh giá khắt khe, trắng phớ khen chê.
Chân Dung Ngô Tất Tố
Xem giá bán
Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, Ngô Tất Tố luôn lựa chọn “dấn thân” tiến bước trên con đường viết lách. Từ cựu học chuyển sang tân học, tác giả đã cho biết bao thế hệ độc giả thấy được sức sáng tạo văn học của một nhà văn tiên phong sáng lập và phát triển trào lưu văn học mới – văn học hiện thực; ngạc nhiên bởi sự vững vàng trụ lại ở hàng đầu những cây báo bút chiến mang tư tưởng tân tiến góp phần thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ của báo chí nước nhà; và nể trọng bởi bút lực dồi dào trong việc dịch thuật, khảo cứu. Những tác phẩm của Ngô Tất Tố vẫn còn giữ nguyên giá trị văn học và xã hội cho đến ngày hôm nay.
Chân dung Ngô Tất Tố đã hệ thống lại toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Tất Tố, vẽ nên một bức tranh toàn diện và sinh động nhất về chân dung một nhà văn, nhà báo, nhà văn hóa lớn qua danh mục các tác phẩm đã công bố, đã được đăng báo, in thành sách trong ba phần tư thế kỷ vừa qua cùng những tư liệu quý giá mới được phát hiện. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đính chính lại những thông tin chưa chính xác về nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố. Cuốn sách còn có nhiều hình ảnh minh họa được lấy từ bộ ảnh tư liệu gia đình của nhà văn. Cuốn sách là tư liệu hữu ích cho việc tra cứu và nhận biết một cách chính xác các thông tin về tác gia, tác phẩm Ngô Tất Tố.
Hãy Cầm Lấy Và Đọc
Xem giá bán
“Những bài viết tập hợp trong cuốn sách này, trực tiếp hay gián tiếp, đều có liên quan đến vấn đề văn hóa đọc và đã được công bố trên các báo Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ, Pháp Luật, Nhà Văn, Quán Văn, Văn Nghệ, Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Lý luận – phê bình văn học nghệ thuật, Sài Gòn Tiếp Thị, Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần…
Khi đưa vào sách, chúng tôi có lược bỏ một số đoạn trùng lặp và một vài số liệu đã mất thời gian tính. Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu dành cho những bài viết bàn về việc đọc sách cùng một số hiện tượng của xuất bản và tiếp nhận văn học. Phần sau là những bài viết về một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại mà người viết có cơ may tiếp xúc. Nhằm phục vụ kịp thời cho báo chí, những bài viết trong tập này thường có tính chất giới thiệu, điểm sách nên không tránh khỏi hạn chế, mong bạn đọc lượng thứ. Chúng tôi chỉ hy vọng cuốn sách ghi nhận và làm chứng cho một vài phương diện của đời sống văn hóa, văn học những năm gần đây. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban biên tập các báo nói trên.”
(Huỳnh Như Phương)
Đi Tìm Xuất Xứ Thơ Hồ Chí Minh
Xem giá bán
“Tiếp cận thơ Hồ Chí Minh, vấn đề đầu tiên được đặt ra là, làm sao để hiểu đúng, hiểu trúng thơ Bác, bởi thơ Bác giản dị, dễ hiểu nhưng lại hàm xúc, tinh tế, ẩn nhiều ý tưởng.
Vì thế, trong quá trình nghiên cứu, thẩm bình thơ Hồ Chí Minh, chúng tôi đặt cho mình việc làm đầu tiên phải tìm xuất xứ từng bài thơ. Chúng tôi quan niệm mỗi bài thơ là một tác phẩm văn học sinh động của sự sống; một tác phẩm ra đời bao giờ cũng nằm trong mối tương tác chặt chẽ, khăng khít giữa tác giả và đời sống xã hội.
Nắm vững tiểu sử, sự nghiệp tác giả. Đối với tác giả Hồ Chí Minh càng phải như thế. Một người có ảnh hưởng lớn đến thời cuộc, đến vận mệnh và hướng đi của cả dân tộc, người đã mở ra cho đất nước, dân tộc một thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh. Việc hiểu biết tiểu sử, sự nghiệp lại cũng không chung chung, mà phải hiểu biết kỹ lưỡng từng đoạn đời và những thời đoạn mà tác giả gửi gắm thể hiện tình cảm, ý tưởng của mình bằng thơ.
Lại nữa, cần biết được tâm thế của nhà thơ khi làm bài thơ (ái, ổ, nộ, hỉ, ai, lạc) cùng với tư duy thơ của tác giả.
Tìm đọc những bài viết, bài nói của Bác có liên quan đến nội dung những bài thơ của Bác, những bài nói, bài viết của Bác có thơ xen trong văn và đọc các hồi ký của các vị lão thành cách mạng kể về những ngày tháng làm việc bên Bác, được nghe Bác đọc thơ, những bài thơ Bác mới làm…
Trong điều kiện có thể, đến những nơi tác giả đã nẩy ra cảm hứng thơ, những nội dung hiện thực cuộc sống được phản ánh trong thơ để khảo sát, để được sống trong không gian tâm tưởng đã sản sinh ra bài thơ. Về việc này, chúng tôi có được thuận lợi, may mắn đã đến được những nơi mà Bác đã cho ra đời những bài thơ hoặc phản ánh trong thơ như Việt Bắc, các nơi Bác bị giam ở tỉnh Quảng Tây, một số tỉnh ở Trung Quốc, khu HácLem, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, Tốttenham ở Anh, Pari ở Pháp, Vùng Đông Bắc Thái Lan,… là những nơi có các sự kiện, cảm xúc mà Bác đã ghi lại bằng thơ.
Xem thêm:
Như vậy, khi tìm hiểu xuất xứ bài thơ, phải tìm hiểu, xác định cho được hoàn cảnh, văn cảnh và tâm cảnh đã tạo nên bài thơ đó.
Với cách làm như trên, chúng tôi nhận thấy có bài thơ khi tìm xuất xứ đạt độ chính xác 100%, có những bài chỉ mới đạt 90% trở lên, cần tiếp tục tìm hiểu thêm, và cần ý kiến, hiểu biết của độc giả bổ sung thêm để độ chính xác cao hơn.” – Trích bài viết Lê Xuân Đức
Chuyên mục: