Soạn tổng kết phần văn học

Bạn đang xem:

Các thành phần văn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.Bốn giai đoạn văn học:Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.Nửa cuối thế kỉ XIX.Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VNNội dung: yêu nước và nhân đạoNội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng trung quân ái quốc.Nền tảng của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại vẫn là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của Nho, Phật, Đạo.Nghệ thuật:Tính quy phạm (và sự phá vỡ tính quy phạm).Khuynh hướng trang nhã (và xu hướng bình dị)Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.Thống kê các thể loại văn học trung đại đã học:Thơ Đường luật chữ Hán: Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.Thơ Nôm Đường luật: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm.Thơ Nôm Đường luật sáng tạo: thất ngôn xen lục ngôn: Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi.Phú: Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu.Cáo: Binh Ngô đại cáo.Tựa (tự): Trích diễm thi tập tự – Hoàng Đức Lương.Sử kí: Đại việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên.Truyện truyền kì: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ.Tiểu thuyết chương hồi.Ngâm khúc: Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều.Thơ Nôm lục bát.Thơ Nôm song thất lục bát: Bản dịch chinh phụ ngâm.Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu:Chiếu: Một loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị- xã hội… (Tương đương với công văn, chỉ thị hiện nay. Dưới chiếu còn có chỉ, dụ…).Cáo: Một loại văn bản của nhà vua nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy (Tương đương vói tuyên ngôn hiện nay).Phú: Loại văn viết theo luật riêng, thường cũng có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó mà ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặc triết lí.Thơ Đường luật: là loại thơ chữ Hán, có nguồn gốc (thịnh hành) từ thời nhà Đường. Thơ Đường có niêm luật khe kỉ tắt, trong nhiều trường hợp hạn chế sự sáng tạo, nhưng thực ra nó cũng có tác dụng thử thách và sàng lọc trình độ ngôn từ của các nhà thơ. Thơ Đường luật có nhiều loại: thất ngôn, ngũ ngôn, thơ tháp tự…, nhưng phổ biến nhất là thơ thất ngôn bát cú.Thơ Nôm Đường luật: Là loại thơ người Việt vận dụng thơ Đường, sáng tác bằng chữ Nôm.Ngâm khúc: Loại thơ dài (gần giống trường ca ngày nay), có cốt truyện nhưng không thành truyện, nên không phải truyện thơ, dùng để thể hiện một nỗi niềm tâm sự nào đấy của tác giả, thông qua một hình tượng văn học.

Xem thêm:

Ở Việt Nam, thể loại này thịnh hành vào khoảng thế kỉ XVIII- XIX.Hát nói: Một thể loại dùng trong sân khấu (như chèo), được diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu, ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.Những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu:

*

Xem thêm:

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ba bộ sử thi

*

b. So sánh thơ Đường và thơ Hai-cư

*

c. Về Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung

Nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển trung quốc qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa:Nghệ thuật kể chuyện hâp dẫn, kịch tính:Nếu màn đoàn viên giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống cổ thành diễn ra trong âm thầm lặng lẽ thì chuyện không có gì để kể. Với việc xây dựng tình huống hiểu, cá tính nóng nảy và ương bướng của Trương Phi, và quan trọng hơn, tình cảm giữa họ thật sự là tình cảm của những anh hùng thượng nghĩa, cho nên kịch tính của màn đoàn viên vừa hài hước vừa xúc động, hấp dẫn người đọc.Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa cũng mang đậm tính cổ điển, tính cách của nhân vật thường được đẩy tới những thái cực với các mặt tương phản rõ rệt. Chính vì vậy, cá tính của Trương Phi, Vân Trường đều được khắc họa một cách rất nổi bật.

Chuyên mục:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *