ám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Bạn đang xem:
VBVH xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.VBVH xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi VBVH đều thuộc một thể loại nhất định, tuân thủ quy ước và cách thức của thể loại đó (thơ, truyện, kịch…).
Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?
Nói hiểu tầng ngôn ngữ mới là bước đầu cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học vì cấu trúc của VBVH mang nhiều tầng lớp bao gồm tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
Trong đó, vượt qua tầng ngôn từ, người đọc mới nắm bắt được ngữ âm, ngữ nghĩa trên bề mặt của tác phẩm.Từ đó, người đọc có cơ sở để nhận diện và khám phá tầng hình tượng (thể hiện ở chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng…).Từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, người đọc mới có thể khám phá tầng hàm nghĩa ẩn sâu bên trong, tức là hiểu điều nhà văn muốn tâm sự, kí thác (nói theo nguyên lí “tảng băng trôi” của nhà văn Mĩ Hê-ming-uê là phần băng chìm khó nhận diện ở bên dưới).
Ví dụ: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.
Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Nghĩa ngôn từ: Cô gái so sánh thân mình giống như tấm lụa đào giữa chợ.Nghĩa hình tượng:Đặc điểm của tấm lụa đào: quý giá, đẹp đẽ, mềm mại, đáng trân trọng.Hoàn cảnh của tấm lụa đào: bị bán ở chợ, không biết sẽ vào tay người mua nào.Nghĩa hàm ẩn: qua sự tương đồng giữa thân phận của mình với đặc điểm, hoàn cảnh của tấm lụa đào, cô gái vừa khẳng định giá trị bản thân vừa xót xa, lo lắng cho cuộc đời mình không biết sẽ gặp người bạn đời như thế nào. Bởi trong xã hội xưa, người con gái không được tự quyết chuyện trăm năm của mình.
Hàm nghĩa của văn bản văn học:
Khái niệm: là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng trong VBVH. Cụ thể, đó là những điều nhà văn muốn tâm sự, muốn thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm đạo đức xã hội, những hoài bão. Đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm cho đời.
Xem thêm:
Ví dụ:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đámĐâm toạc chân mây đá mấy hòn
(Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)
Tác giả miêu tả hành động, trạng thái của từng đám rêu mọc xiên ngang mặt đất, hình ảnh mấy hòn đá vươn lên “đâm toạc” chân mây. Chúng có sức sống mãnh liệt dù bé nhỏ, bình thường. Hàm nghĩa ở đây là thái độ bất bình, ngang tàng, phản kháng của Hồ Xuân Hương muốn chống lại số phận bé nhỏ, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng là bản lĩnh Xuân Hương, cá tính Xuân Hương độc đáo, mạnh mẽ.
Văn bản 1:(trang 121 – SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a)Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.
b)Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?
Bài “Nơi dựa” chia thành hai đoạn có cấu trúc, hình tượng, tứ thơ giống nhau:Cấu trúc: câu mở đầu và câu kết thúc giống nhau (điệp cấu trúc cú pháp).Tứ thơ, hình tượng thơ tương đồng: mỗi đoạn đều có hai nhân vật, trong mỗi cặp nhân vật lại có một người không thể tự bước đi vững vàng mà phải nhờ vào người còn lại (đứa bé nhờ vào mẹ – người mẹ già nhờ vào anh chiến sĩ).Những hình tượng trên gợi suy ngẫm sâu xa về chỗ dựa:Nơi dựa giản đơn, dễ nhận thấy là chỗ dựa về sức khỏe, về vật chất: em bé phải dựa vào mẹ để tập đi, người mẹ già phải nhờ vào anh chiến sĩ để đi lại.Nơi dựa sâu xa, quan trọng là chỗ dựa về tinh thần: em bé và người mẹ già yếu đều là nguồn sống, là chỗ dựa tình cảm để người mẹ trẻ và anh chiến sĩ có thể vượt qua thử thách.
Văn bản 2:(trang 122 – SGK Ngữ văn 10 tập 2 )
a)Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?
– Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
– Riêng những câu thơ
còn xanh
– Riêng những bài hát
còn xanh
(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)
b)Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?
Các câu thơ được trích dẫn hàm chứa ý nghĩa: khẳng định sự tàn phá, mài mòn khủng khiếp của thời gian (làm khô héo cảm xúc khiến kỉ niệm đã qua giờ khô khan như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn). Chỉ có thơ ca nghệ thuật và tình yêu vẫn luôn tràn đầy cảm xúc, tràn đầy sức sống bất diệt (còn xanh, như hai giếng nước) bất chấp thời gian.Thông điệp trong bài “Thời gian”: trong dòng thời gian thử thách, khắc nghiệt, chỉ có những giá trị chân chính mới tồn tại lâu bền (nghệ thuật, tình yêu).
Văn bản 3:(trang 123 – SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a)Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.
b)Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.
Xem thêm:
Mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn (câu 1,2): mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, gần gũi, đồng cảm.VBVH và TPVH trong tâm trí người đọc (câu 3,4): VBVH, TPVH là các tác phẩm ngôn từ, thông điệp đã được ẩn trong các hình tượng, các câu từ. Nhờ có sự tiếp nhận, cảm thụ, trí hình dung tưởng tượng của người đọc mà những hình tượng ấy, ngôn từ ấy trở nên sinh động, hiện thực hóa và thực sự sống cuộc đời đích thực của nó. Nếu không được tiếp nhận trong tâm trí người đọc, VBVH hay TPVH mãi chỉ là những văn bản chết.
Thảo luận
Nhiều người quan tâm
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35
Chuyên mục: