Song hỷ lâm môn có nghĩa là song là hai, hỷ là vui, hân hoan, lâm môn chính là nhà. Chung quy lại song hỷ lâm môn tức là chuyện vui của gia đình, mà không chỉ một gia đình mà đại gia đình của hai nhân vật chính.
Sau đây hãy cùng tìm hiểu cùng với Nui Wedding chi tiết về song hỷ lâm môn để có cái nhìn bao quát nhất nguồn gốc và ý nghĩa của câu nói này nhé!
Song hỷ lâm môn là gì? ý nghĩa của nó
Trong ngày đám cưới, chúng ta không ít lần gặp những lời chúc song hỷ lâm môn, và câu nói đó đã trở nên thông dụng trong đám cưới. Vậy nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của từ này.
Nui Wedding cung cấp Bảng giá studio chụp ảnh cưới đẹp tại TPHCM chính xác nhất
Song hỷ lâm môn là gì?
Song: Có nghĩa là hai; Hỷ: Có nghĩa là mừng vui; Vậy Song Hỷ có nghĩa là hai niềm vui, niềm vui nhân đôi; Song Hỷ lâm môn có nghĩa là hai niềm vui cùng tới cửa một lúc.
Người trung quốc xưa sử dụng chữ Song Hỷ trong nhiều trường hợp nhưng chủ yếu là trong đám cưới nhằm mong muốn tình yêu đôi lứa gắn kết, mãi hạnh phúc và điều may mắn sẽ đến với cặp uyên ương từ tình cảm đến công danh sự nghiệp.
Ngày nay, chữ Song Hỷ được dùng với ý nghĩa là hai việc vui mừng song song nhau, nhà trai vui mừng có dâu mới, nhà gái vui mừng có rể mới. Chữ Song Hỷ biểu đạt niềm vui, hạnh phúc của hai dòng họ cũng như của cặp tân lang – tân nương.
Đám cưới chính là một điều Hỷ lớn nhất của đời người, chính vì thế để lan tỏa sự vui mừng của đám cưới này, người ta thường dùng biểu tượng Song Hỷ treo trong phòng ngủ, dán ngoài cửa trên đoàn xe rước dâu, để thể hiện sự vui mừng ngoài ra mong có thêm nhiều niềm vui nối tiếp khác sẽ đến, thường là mong về công danh, hoặc có thêm quý tử.
Xem bài viết về chụp ảnh cưới topwedding
Nguồn gốc của Song hỷ lâm môn
Nguồn gốc của Song Hỷ long môn bắt nguồn từ một tình yêu đẹp từ thời đời nhà Tống, của một bậc danh sĩ nổi tiếng – Vương An Thạch. Thuở nhỏ, Vương An Thạch học rất giỏi và đến năm 20 tuổi chàng lên kinh đô để dự thi. Do đường lên kinh đô khá là dài, chàng đã đi qua một vùng trù phú và tại đây nhà Mã Viên ngoại đang tổ chức kén chồng cho con gái mình. Gia đình Viên Ngoại là một gia đình có học và giàu nên muốn chọn chàng rể phải giàu chữ nghĩa để làm hiền sĩ.
Và câu chuyện bắt đầu từ đây, Vương An Thạch may mắn cưới được vợ vừa xinh đẹp là giàu có và ở luôn tại nhà Viên Ngoại. Chưa hết vui mừng thì triều đình đăng tin Vương An Thạch đậu trạng nguyên và gọi lên kinh đô nhậm chức.
Thế là chàng họ Vương đã may mắn một lúc có được 2 điều may mắn: cưới được vợ hiền và công danh rạng ngời. Vì vậy Vương An Thạch đã ngâm ca câu: Vận may đối đáp thành song hỷ Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng
Sau đó viết lên giấy 2 chữ Song Hỷ trình lên nhạc gia và gửi về quê nhà để thông báo đại hỷ này. Cũng từ đó, mọi người bắt đầu lan truyền ra 2 chữ này và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Như vậy, nguồn gốc của chữ song hỷ là do điển tích vừa cưới được vợ đẹp giỏi, vừa thi đậu Trạng nguyên.
Được sử dụng rộng rãi câu nói Song Hỷ Lâm Môn nhưng cách trang trí, trưng bày sao cho đẹp, hợp lý lại là chuyện khác. Sau đây Nui Wedding chia sẻ cách treo song hỷ lâm môn trong ngày vui.
Cách treo chữ song hỷ lâm môn
Thông thường thì chữ Song Hỷ được treo ở phông bạt lễ cưới, phòng tân hôn, phòng khách nơi quan viên hai họ ngồi tiếp chuyện, treo ở công hoặc trên xe hoa của cô dâu. Chữ song hỷ có thể được treo hoặc dán lên bất cứ đâu trong nhà nhằm mang đến sự song hỷ cho đôi vợ chồng. Một chữ song hỷ đẹp sẽ mang lại nhiều niềm vui và ý nghĩa trong ngày cưới, nhưng bạn nên chú ý tránh dán ngược nhé.
Trên đây là những điều chi tiết về song hỷ lâm môn là gì? câu chuyện, ý nghĩa chữ song hỷ lâm môn trong ngày đám cưới. Hãy cùng nhân đôi niềm vui đám cưới cũng như trang trí đám cưới bắt mắt để hưởng trọn niềm vui đám cưới.
Nui Wedding chúc cho đôi bạn có ngày đám cưới thật vui và ý nghĩa!
Website: phebinhvanhoc.com.vn/