Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
2207 lượt xem

Tác phẩm văn học nổi tiếng việt nam

Bạn đang quan tâm đến Tác phẩm văn học nổi tiếng việt nam phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Tác phẩm văn học nổi tiếng việt nam

Những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển đánh những dấu mốc thành công cho lịch sử của nền văn học Việt Nam. Dưới đây là một số những tác phẩm văn học kinh điển và không còn quá đỗi xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam. Vì tất cả những tác phẩm văn học đó đều mang trong mình những giá trị nhân văn bền vững theo dân tộc và ở trong lòng người đọc qua biết bao nhiêu thế hệ. 

1. Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

*

Tác phẩm Chí Phèo – Nhà Văn Nam Cao

Tác phẩm Chí Phèo được biết đến với những cái tên khác nhau như: Cái lò gạch cũ, đôi lứa xứng đôi và cuối cùng nhà văn Nam Cao lấy tên tác phẩm là Chí Phèo.

Bạn đang xem:

Với ngòi bút của nhà văn Nam cao, đã khắc họa một cách rõ nét nhất nhân vật Chí, từ một chàng trai nông dân lương thiện của làng Vũ Đại, sống dưới một chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến bị ép vào con đường không con biết đến lương chi.

Hiện thân của tầng lớp áp bức, thống trị lúc bấy giờ là Bá Kiến đã đẩy người nông dân hiền lành, lương thiện vào vực sâu của tội lỗi và không được hưởng một chút quyền con người nào.

Tác phẩm Chí Phèo giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Một trong những câu chuyện nói lên sự xung đột giữa 2 tầng lớp lúc bấy giờ là tầng lớp thống trị và tầng lớp nông dân.

Chí Phèo là hiện thân của người nông dân bị đày đọa, áp bức đến mức không màng đến sự đời, Chí được coi là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng cho đến 1 ngày, Chí gặp được Thị Nở và chính người phụ nữ “ma chê quỷ hờn” đó lại là người khiến cho Chí Phèo thoát khỏi những cơn say, đánh thức được con người lương thiện trong Chí.

Lúc này, Chí dần ước mơ trở thành người lương thiện, nhưng cái xã hội thối nhát ấy luôn muốn ép con người ta vào bước đường cùng. Cái kết của tác phẩm Chí Phèo đáng để cho người ta suy ngẫm với câu nói của Chí Phèo: “Không được! Ai cho tao lương thiện?”.

Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm Việt Nam kinh điển đã được chuyển thể thành phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) do NSND Phạm Văn Khoa làm đạo diễn.

2. Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố

*

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố

XEM THÊM:  So sánh Axetilen, Etilen, Benzen, Metan về cấu tạo và tính chất hóa học – hóa 9 bài 42

Đây lại là một trong những tác phẩm nói về sự khốn cùng của người nông dân trong xã hội nữa phong kiến, nửa thực dân thời bấy giờ.

Tác phẩm Tắt Đèn có thể nói là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm kể về một nhân vật chính là Chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn là một người con gái đẹp và giỏi giang và theo như lời nhà văn kể, chị được sinh ra trong một gia đình trung lưu.

Vốn lúc đầu, gia cảnh của anh chị Dậu cũng có dư giả, nhưng vì liền một lúc là mẹ và em trai của anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã phải hết sức cần kiệm nhưng phải tiêu quá nhiều vào tiền ma chay.

Bi kịch chưa phải dừng lại ở đó, sau đám ma của người em trai, anh Dậu mắc phải căn bệnh sốt rét, không làm được gì, tất cả mọi thứ đều đổ dồn lên vai người vợ là chị Dậu.

Mùa sưu đến, chị Dậu phải đi chạy vạy khắp nơi để vay tiền nộp cho chồng, nhưng không kiếm được đâu ra tiền. Mặc dù, anh Dậu bị ốm những vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp để giam ra ngoài đình làng.

Xem thêm:

Đến bước đường cùng, chị đành rứt ruột bán đứa con gái 7 tuổi của mình và ổ chỗ mới đẻ chưa kịp mở mắt để lấy tiền nộp sưu cho chồng.

Nửa đêm anh Dậu được đưa về nhà, nhưng vừa kề bát cháo lên miệng thì bọn cai nhà lý trưởng lại ấp vào để ép sưu. Chị uất ức liền ra tay để đánh cai lệ và người nhà Lý trưởng. Bị bắt giải lên quan huyện, tên quan huyện lại là một kẻ háo sắc định ra tay sàm sỡ chị. Một lần nữa chị lại vùng lên và bỏ chạy.

Sau đó chị gặp được một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị nốt 2 đồng để có thể có tiền nộp sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình cho cụ ông uống. Chị Dậu về ban với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi ở nhà hàng xóm và lên tỉnh làm việc.

Nhưng làm việc một thời gian, quan cụ định mò vào buồng của chị định dở trò đồi bại. Chị lại chạy và tác phẩm kết thúc với câu: “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!”

Cuộc đời của Chị Dậu được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa bằng những nét đau thương và cùng cực nhất. Người đọc từ đầu đến cuối của tác phẩm khó có thể thấy một chút ánh sáng lẻ loi nào trong cuộc đời của chị.

XEM THÊM:  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều 2023

Tác phẩm Tắt Đèn là một trong những tác phẩm có ý nghĩa sâu xa về lịch sử. Và đây cũng là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển được chuyển thể thành phim.

3. Tác phẩm Bước đường cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan

*

Tác phẩm bước đường cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Tác phẩm Bước đường cùng được tác giả Nguyễn Công Hoan kể về một cuộc đời đầy đau khổ của anh Pha trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Hồi trẻ anh Pha được biết đến làm một chàng trai khỏe mạnh, trai tráng, có một gia đình và một đứa con. Với sức khỏe, cộng thêm vóc dáng và tính cần cù, chăm chỉ thì đời sống của gia đình anh Pha cũng không đến lỗi phải quá khó khăn, vất vả.

Nhưng con người thời ấy ở cái chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến, khiến không chỉ một mình anh Pha mà còn hàng triệu người thuộc tầng lớp nông dân bị dồn ép vào bước đường cùng.

Đại diện cho tầng lớp áp bức là tên địa chủ Nghị Lại, do cướp bóc của dân làng mà giàu nứt vách, hắn đã cấu kết với những tên quan trên để cố gắng ra sức vơ vét của cải của người dân càng nhiều càng tốt, Pha đành phải bán ruộng và gánh hàng xén của vợ mình.

Rồi một ngày nạn đói ùa tới, mưa lũ ngập trời, dân trong làng mắc phải dịch tả. Vợ con của anh Pha cũng lần lượt ra đi vì bệnh dịch. Nhưng cái chết của người dân trong làng và vợ con Pha không được anh cho đó là vì bệnh dịch mà anh nghĩ đó là do “phù phép”, thế là Pha rơi vào sự mê tín và bắt buộc phải đóng thêm lệ làng. Đến cuối mùa gặt Pha trắng tay không con gì, Nghị Lại gọi Pha đến để đời nợ.

Không có tiền để trả nợ, Pha đành bỏ làng xóm, quê hương để ra đi. Đây cũng là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, phản ánh chân thực sự bóc lột của tầng lớp địa chủ, quan lại thời bấy giờ, những cái bất công của xã hội khiến cho chính người nông dân phải lâm vào bước đường cùng.

Xem thêm:

Đây là top 3 tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển được chúng tôi tổng hợp. Ngoài 3 tác phẩm trên còn rất nhiều những tác phẩm văn học khác sẽ được chúng tôi giới thiệu thêm vào các bài viết sau.

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Tác phẩm văn học nổi tiếng việt nam. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *