Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
69288 lượt xem

Văn học là gì? Đặc trưng và Yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học

Bạn đang quan tâm đến Văn học là gì? Đặc trưng và Yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Văn học là gì? Đặc trưng và Yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học

Văn học một cụm từ nghe rất quen trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, ai cũng đã tiếp xúc với văn học khá nhiều. Vậy nhưng, để hiểu rõ tác phẩm văn học là gì? Làm sao để hiểu được đâu là một tác phẩm hay? Hãy cùng PHÊ BÌNH VĂN HỌC tìm hiểu rõ hơn về điều này, cũng như yếu tố cơ bản được thể hiện trong tác phẩm văn học ở nội dung của bài viết sau đây nhé !

Văn học là gì?

Văn học là một hình thức được các nhà văn sáng tác, tái hiện lại các vấn đề, sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội – con người. Văn học có được là dựa vào phương thức sáng tạo ở sự hư cấu, nội dung thể hiện qua ngôn ngữ ở từng đề tài sáng tác. Chính vì vậy, cũng có khá nhiều ý kiến đưa ra khái niệm về văn học hiểu chung cùng với khái niệm của văn chương và được dùng một cách lẫn lộn.

Văn học là gì
Văn học là gì

Tuy vậy, nhìn tổng quát thì khái niệm của văn học sẽ có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với văn chương. Bởi văn chương chỉ nhấn mạnh nhiều đến tính thẩm mỹ, sự sáng tạo văn học cũng như phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật của ngôn từ. Đặc biệt hơn, văn chương thì dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để xây dựng lên hình tượng của nhân vật, phản ánh cũng như biểu hiện đời sống nhân vật. Còn văn học, ngoài ngôn ngữ thì nó còn có thêm nhiều yếu tố khác, giúp làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm.

Văn học có khá nhiều thể loại, trong đó gồm có: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, lý luận phê bình.

Nói về lịch sử hình thành văn học, thì nó đã có từ rất lâu đời. Theo năm tháng, văn học ngày càng phát triển với văn học dân gian (còn gọi là văn học truyền miệng) với văn học viết. Trong đó, văn học viết có lịch sử phát triển dựa vào dạng văn xuôi hoặc thơ và đây chính là các nguồn tài liệu – kiến thức đưa tới độc giả, người nghe sự sáng tạo, giải trí và sảng khoái.

Tuy nhiên, các bạn lưu ý là không phải tất cả các văn bản viết đều được xếp vào dạng văn học nhé. Bởi có một vài tài liệu, được ghi chép lại rồi biên soạn để trở thành dữ liệu thì đó không phải là văn học.

Đặc trưng của văn học

a. Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học

*Những quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học
-Những nhà mỹ học duy tâm khách quan:
+Văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm có trước loài người. Sự chiêm nghiệm, sự hồi tưởng và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối là đối tượng của văn học.
+Đối tượng của văn học không nằm ở thế giới hiện thực mà chỉ có trong ý niệm, nó hiện hình qua linh ứng của người nghệ sĩ.
-Những nhà mỹ học duy tâm chủ quan: đối tượng của văn học nằm ngay trong những cảm giác chủ quan của người nghệ sĩ và nó là cái tôi bề sâu không liên quan gì đến đời sống hiện thực.
-Những nhà duy vật chủ nghĩa:
+Đối tượng phản ánh của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ
=> Quan niệm đúng đắn, tiến bộ, đầy đủ.
*Những đặc trưng cơ bản
-Đối tượng của văn học là toàn bộ sự sống của con người, phản ánh:
+Tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con người.
+Con người với những giai cấp, bản chất của nó.

b. Đặc trưng về nộ dung phản ánh của văn học

-Là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát trong tác phẩm và biểu hiện trong tác phẩm như là một tư tưởng về đời sống hiên thực.
-Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là khát vọng tha thiết của nhà văn muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.
-Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó không chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.

XEM THÊM:  Phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du )

c. Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học

*Tính chính xác và tinh luyện
-Tính chính xác là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong ngôn từ
=> Gợi ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
-Ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lần độc giả phải có sự nhạy cảm và tinh tế.
*Tính hàm xúc, đa nghĩa
-Ý tại ngôn thoại: (ý ở ngoài lời) tạo ra dư vang, nén chặt ý tạo ra sức nặng và nhiều lượng ngữ nghĩa.
-Tiếng Việt: các biện pháp tu từ và sự chuyển nghĩa
=> Tính đa nghĩa của văn học
*Tính hình tượng:
-Là đặc trưng quan trọng nhất của văn học
-Biểu hiện ở việc làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng thái, truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra nó còn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ nhất, mong manh vô hình nhất chứ không chỉ dừng lại ở những cái hữu hình.
-Hình tượng văn học có thể là con người hoặc là toàn bộ sự vật, hiện tượng đời sống. Ví dụ: bông hoa, vầng trăng, Thúy Kiều, thậm chí chỉ là một nét tâm trạng, một khía cạnh nào đó của tình cảm.
=> Là cách vẽ về toàn bộ cuộc sống, con người, thiên nhiên được nhà văn sang tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách có thẩm mĩ khi ta cảm nhận được hình tượng thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn chương.
*Tính phi vật thể của ngôn từ nghệ thuật
-Văn học phải cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy luận cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được những sự vật, hiện tượng trong đời sống, điều đó nói lên rằng ngôn từ mang tính chất phi vật thể.
-Dù có tính chất phi vật thể nhưng ngôn từ có sức mạnh vạn năng mà không một bộ môn nghệ thuật nào có thể đạt tới được. Nhờ đó văn bản có thể diễn tả được những sự việc theo dòng chảy lịch sử hang ngàn năm, vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc vô hạn.
*Tính truyền cảm của ngôn từ nghệ thuật
*Tính tổ chức cao của ngôn từ

Khái niệm sử dụng phổ biến trong văn học

Bên cạnh khái niệm văn học là gì thì những khái niệm được sử dụng thường xuyên trong văn học cũng rất được quan tâm. Cụ thể như sau:

Đề tài: dùng để chỉ hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.

Chủ đề: được hiểu là những cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.

Tư tưởng tác phẩm văn học: Nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học.

Nhân vật văn học: Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng.

Kết cấu: là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Khái niệm này thường hay bị nhầm với bố cục của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn.  Bố cục là một phương diện của kết cấu.

Yếu tố cơ bản thể hiện trong tác phẩm văn học

Đối với một tác phẩm văn học, các yếu tố cơ bản sẽ được thể hiện gồm có: đề tài, chủ đề, tương tưởng văn học, nhân vật văn học, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật. Sự kết hợp của những yếu tố này, sẽ giúp làm nổi bật lên nội dung trong tác phẩm văn học.

XEM THÊM:  Tóm tắt tác giả - tác phẩm truyện kiều

Đề tài: Đề tài mà những nhà văn họ lựa chọn để thể hiện trong tác phẩm của mình chính là các hiện tượng đời sống. Họ sẽ dùng lời văn của mình để miêu tả và phản ánh một cách trực tiếp trong tác phẩm. Đề tài chính là phương tiện khách quan, thể hiện nội dung của tác phẩm.

Chủ đề: Trong tác phẩm văn học tác giả sẽ xây dựng lên các vấn đề cơ bản, rồi chỉ ra vấn đề trung tâm. Từ các yếu tố này, tác sẽ nêu lên sự nổi bật của chủ đề, đặt ra cách thể hiện tác phẩm với những nội dung cụ thể nhất.

Tư tưởng tác phẩm văn học: Với một tác phẩm văn học, tư tưởng trong đó thể hiện sự nhận thức, đưa ra các lý giải và thái độ cho toàn bộ nội dung. Từ đó, giúp nội dung được cụ thể hóa và trở nên sống động hơn, các vấn đề nhân sinh cũng tích cực hơn trong cảm nhận của độc giả.

Nhân vật văn học: Đối với nhân vật thể hiện trong tác phẩm văn học, sẽ được miêu tả một cách cụ thể. Với một nhân vật văn học, họ có thể có tên riêng hoặc là không có tên. Nhân vật văn học đôi khi được dùng với một khái niệm ẩn dụ, nó sẽ chẳng nói đến một ai cụ thể mà thay vào đó là sử dụng nhân vật hiện tượng nổi bất ở trong tác phẩm là nhân vật chính. Ví dụ: trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc thì “Nhân dân – chính là nhân vật chính” của bài văn.

Kết cấu: Đây là toàn bộ các tổ chức có tính phức tạp – sinh động trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về kết cấu văn học các bạn nhớ phải phân biệt rõ bố cục với lại kết cấu. Bởi bố cục được dùng để nói đến sự sắp xếp và phân bổ những chương – đoạn, bộ phận của một tác phẩm ở trình tự nhất định. Còn kết cấu thì thể hiện nội dung rộng rãi và phức tạp hơn.  Trong kết cấu có sự thể hiện cả tính nghệ thuật, kiến trúc của tác phẩm, còn bố cục chỉ là một phương diện mà kết cấu thể hiện.

Ngôn từ nghệ thuật: Đó chính là những lời văn, cách diễn đạt tác giả sử dụng để làm nổi bật lên nội dung của bài văn đó. Trong đó, nghệ thuật được tác giả vận dụng khá nhiều từ miêu tả, tự sự,… đến tường thuật. Một tác phẩm muốn đi sâu vào lòng độc giả, ngoài nội dung, chủ đề hay thì ngôn từ nghệ thuật chiếm vai trò khá quan trọng và cần thiết.

Thế nào là một tác phẩm văn học hay?

Một tác phẩm văn học được đánh giá là hay sẽ dựa vào nội dung và sự phổ biến của tác phẩm đó. Thực chất, việc đánh giá một tác phẩm văn học hay hoặc không sẽ tùy vào cảm nhận riêng của mỗi độc giả. Vậy nên, không thể thấy người khác bảo hay thì đối với bạn nó hay thực sự.

Tuy nhiên, người ta sẽ đánh giá tác phẩm văn học có giá trị dựa vào những yếu tố như: nội dung, chủ đề, cách sử dụng ngôn từ, cách sử dụng nghệ thuật ngữ pháp, cách xây dựng nhân vật, ý tưởng sáng tạo, lối hành văn… Đó thường sẽ là những điều để đánh giá chất lượng tác phẩm.

Tác phẩm văn học là gì? Thơ có phải tác phẩm văn học không ? - Ảnh 3
Thế nào là một tác phẩm văn học hay?

Vậy nên, rất khó để đánh giá một tác phẩm là hay nếu bạn không đọc tác phẩm đó, không tự mình cảm nhận. Một tác phẩm văn học hay là tác phẩm có nội dung chạm được vào cảm xúc của con người. Độc giả có thể cảm nhận được thông điệp bên trong tác phẩm đó.

Qua bài viết trên các bạn đã có thể hiểu một cách khái quát “tác phẩm văn học là gì?“. Thông qua đó cũng biết thêm những kiến thức liên quan đến thuật ngữ quen thuộc này. Mong rằng đó đều là những kiến thức hữu ích với quý độc giả.

Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Văn học là gì? Đặc trưng và Yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *