Xếp loại bằng cấp tại Anh: Sự khác biệt giữa bằng danh dự (Honours) và bình thường (Ordinary)

Xếp loại bằng cấp tại Anh: Sự khác biệt giữa bằng danh dự (Honours) và bình thường (Ordinary)

Ở Anh, các bằng cử nhân được xếp hạng dựa trên kết quả học tập hoặc độ dài khoá học. Trong đó, bằng cấp được chia làm hai hạng là “ordinary” (bình thường) hoặc “honours” (danh dự).

>> Sự khác nhau giữa bằng cấp (degree) và chứng chỉ (diploma)

>> Bí quyết đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nền giáo dục Anh quốc

Các thứ hạng của bằng cử nhân

Những chương trình cử nhân thường kéo dài trong khoảng ba đến bốn năm để hoàn thành, tên gọi tùy thuộc vào lĩnh vực theo đuổi: Cử nhân Nghệ thuật (BA), Cử nhân Khoa học (BSc), Cử nhân Giáo dục (BEd) và Cử nhân Kỹ thuật (BEng).

Nếu những bằng cử nhân “bình thường” hoặc “không được xếp loại” dành cho các bạn đã hoàn thành một khóa học đại học nhưng thành tích lại không đạt để được xếp hạng honours hạng ba (bậc xếp hạng thấp nhất trong hệ thống đánh giá bằng cấp đại học), thì bằng cử nhân “danh dự” lại để phân biệt các xếp hạng trong học tập, lần lượt như sau:

  • First class honours (a first – chỉ khoảng 10% sinh viên toàn quốc được xếp hạng này)

  • Upper second class honours (a 2:1)

  • Lower second class honours (a 2:2)

  • Third class honours (a third – tại một số trường Đại học thì đây là thứ hạng thấp nhất)

  • Pass (Ordinary degree – dưới mức này không được nhận bằng tốt nghiệp)

Ngoài ra còn có một dạng bằng được gọi là “Aegrotat degree” dành cho những sinh viên không thể làm bài kiểm tra vì lí do sức khoẻ. Đây là bằng danh dự nhưng không có xếp hạng.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý một điều là không phải trường Đại học nào cũng đồng quan điểm với nhau về việc “gắn” chữ danh dự. Ở Scotland, việc phân biệt “ordinary” hay “honours” đơn giản là để phân biệt độ dài khoá học. Nếu “ordinary” nhằm để chỉ các khóa cử nhân toàn thời gian kéo dài ba năm thì “honours” là khóa cử nhân toàn thời gian bốn năm.

>> 5 điều cần biết về giáo dục bậc đại học tại Vương quốc Anh

>> Toàn cảnh về hệ thống giáo dục Đại học và phổ thông tại Anh

Ảnh hưởng của xếp hạng tới các khoá sau đại học

Để có thể theo học một khoá Thạc sĩ, ứng viên thường được yêu cầu phải đạt ít nhất hạng 2:2 trở lên. Một số trường Đại học thậm chí cũng cho rằng sinh viên hạng 2:1 mới tương xứng với trình độ vào học Thạc sĩ. Tuy nhiên, những sinh viên đạt bằng ordinary vẫn có thể được nhận vào học – với điều kiện họ đảm bảo được kinh nghiệm làm việc tương ứng. Còn các ứng viên dự tuyển vào chương trình Tiến sĩ nhưng không sở hữu bằng Thạc sĩ thường được yêu cầu sở hữu bằng cử nhân hạng First hay 2:1.

Như vậy, có thể thấy kết quả xếp hạng của bằng cử nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc học lên cao hơn của bạn trong tương lai. Và cách tốt nhất để sở hữu một tấm bằng đại học danh dự là đầu tư, nỗ lực ngay từ bây giờ!

Một số đối chiếu với hệ thống xếp loại tại Việt Nam (mang tính tham khảo)

Xếp loại học lực

  • A (8,5 – 10) Giỏi – Excellent

  • B (7,0 – 8,4) Khá – Good

  • C (5,5 – 6,9) Trung bình – Average

  • D (4,0 – 5,4) Trung bình yếu – Below Average

  • F (dưới 4,0) Poor/ Weak

Xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

  • Xuất sắc – High Distinction

  • Giỏi – Distinction

  • Khá – Credit

  • Trung bình khá – Strong Pass

  • Trung bình – Pass

Xếp loại bằng tốt nghiệp cao đẳng

  • Xuất sắc – Excellent

  • Giỏi – Very good

  • Khá – Good

  • Trung bình khá – Average good

  • Trung bình – Ordinary

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *