Vựng đâng là gì

Bạn có tự hỏi tại sao dù đã cố gắng và chăm chỉ để nghe tiếng Anh mà vẫn cứ như vịt nghe sấm, không có bất kì một tiến triển nào?

Trước khi trả lời câu hỏi đó, hãy xem bạn có mắc phải thói quen nào trong 6 thói quen thất bại hàng đầu trong nghe tiếng Anh của đa số mọi người hay không nhé. Bài viết này còn kèm theo bộ 3000 từ tiếng Anh phổ biến từ Oxford giúp bạn tự tin với đề thi TOEIC 2021 sắp tới nha

1. CỐ GẮNG DỊCH SANG TIẾNG VIỆT KHI NGHE TIẾNG ANH

Đây là một thói quen sai lầm nhưng cực kỳ phổ biến trong việc Nghe Tiếng Anh. Khi nghe Tiếng Anh, rất nhiều người cố gắng dịch thông điệp vừa được nghe sang tiếng Việt với lý lẽ là “để có thể hiểu được”. Tuy nhiên, càng cố gắng dịch sang tiếng Việt thì càng không thể hiểu được những gì đang được nói.Bạn đang xem: Vựng đâng là gì

Việc dịch thuật là 1 quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thông thạo cả 2 ngôn ngữ, và sự nhanh nhạy trong việc xử lý và ghi nhớ thông tin, thường thì để có thể dịch được tức thời những từ, những câu vừa nghe đòi hỏi người dịch phải có trình đồ tiếng anh lẫn tiếng việt rất cao, đồng thời phải thực hành dịch rất nhiều văn bản trước đó.

Bạn đang xem: Vựng đâng là gì

Bạn đang xem: Vựng đâng là gì

Cho nên, việc cố gắng dịch sang tiếng Việt khi nghe Tiếng Anh để “hiểu” là phương pháp học hết sức sai, hoàn toàn sai.

Thông tin đến từ việc nghe là liên tục, trong khi việc dịch đòi hỏi 1 “độ trễ” trong việc tiếp nhận – xử lý thông tin – và trả về kết quả, cho nên sẽ dẫn đến hệ quả là đang cố gắng dịch 1 câu, băng đã đọc đến câu thứ 10.

*

Dịch thuật là 1 quá trình xử lý thông tin phức tạp của não bộ

Thay vào đó, hãy giữ đầu óc bạn “dại khờ” hết mức, tưởng tượng bạn là 1 đứa bé, không hề biết tiếng Việt và tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên bạn tiếp xúc. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì hiểu, không hiểu được thì đừng cố gắng dịch mà hãy làm quen với cách người ta đọc.

Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này, chỉ cần tự biết nhắc nhở bản thân mình mỗi khi nghe. Hãy thử nghe mà không cố gắng dịch ra Tiếng Việt, bảo đảm bạn sẽ không cảm thấy “lạc” trong các bài nghe, và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.

a. Một cách để loại bỏ triệt để thói quen này là tập “tư duy bằng tiếng Anh”.

Nghe có vẻ rất khó nhưng đây hoàn toàn là 1 việc bạn có thể quyết định và quyết tâm để có thể làm được, và bạn phải làm nó lý tưởng là ngay lúc bắt đầu học Tiếng Anh, càng bắt đầu sớm, càng dễ hình thành thói quen “tư duy bằng tiếng anh”.

Nếu bạn đã học tiếng Anh lâu năm mà vẫn đang có thói quen “dịch mọi thứ tiếng Anh sang tiếng Việt” thì cần phải hạ quyết tâm bỏ ngay bây giờ, thà trễ còn hơn không.

*

Hãy tư duy bằng tiếng Anh!

Tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ, biến các vốn từ thụ động thành các vốn từ chủ động.

Nói một cách nôm na, vốn từ thụ động là tập hợp các từ bạn “biết”, và có thể nhận ra trong các đoạn văn, đoạn hội thoại, tuy nhiên chúng chưa đủ mạnh để bạn có thể sự dụng 1 cách tự nhiên.

Trong khi đó, vốn từ chủ động là vốn từ bạn có thể sẵn sàng “truy xuất” và sử dụng để viết, nói mà không gặp khó khăn gì trong việc nghi nhớ.

Việc tư duy bằng tiếng Anh sẽ khiến cho quá trình chuyển từ vốn từ thụ động chuyển sang vốn từ chủ động một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, tư đuy bằng tiếng Anh còn giúp cho chúng ta ôn lại và ứng dụng những từ vựng vừa học 1 cách tốt nhất!

Thử thách cho bạn: truy cập trang http://english.thesaigontimes.vn/, đọc 1 bài báo bất kì, liệt kê ra 5 từ vựng bạn nghĩ là vốn từ chủ động của mình, và 10 từ vựng bạn nghĩ là vốn từ thụ động của mình

Tư duy bằng Tiếng Anh còn giúp bạn ra quyết định tốt hơn. Thật đấy, bạn không đọc lầm đâu, chính xác là ra quyết định tốt hơn đấy.

Theo như 1 nghiên cứu của các nhà tâm lý học Đại học Chicago về cách mà ngôn ngữ tác động đến khả năng suy luận chỉ ra rằng “Khi người ta sử dụng 1 ngôn ngữ ngước ngoài, quyêt định của họ sẽ có xu hướng ít bị tác động bởi thành kiến hơn, tư duy phân tích, hệ thống nhiều hơn, bởi vì ngoại ngữ tạo ra cái gọi là khoảng cách tâm lý.

Những thành kiến chủ quan là nguồn gốc của các phản ứng cảm xúc, tư duy bằng ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta cách ly khỏi những cảm xúc đó và quyết định 1 cách lý trí và kinh tế hơn.

Một mẹo vặt dành cho bạn khiến bạn yêu việc tư duy bằng tiếng Anh đây, lần tới khi bạn muốn mua 1 thứ gì đó, để xác định xem mình có thật sự cần hay không, hay chỉ là cảm xúc nhất thời, hãy chuyển qua việc suy nghĩ bằng Tiếng Anh, sẽ giúp cho bạn có 1 quyết định sáng suốt hơn.

*

Tư duy bằng tiếng Anh giúp suy luận tốt hơn

b. Làm sao tôi có thể tư duy bằng Tiếng Anh?

Sau đây là 1 số kinh nghiệm thực tế từ bản thân tôi để giúp các bạn có thể bắt đầu chuyển từ tư duy “dịch” sang tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Kinh nghiệm 1. Ý thức được việc bạn phải tư duy bằng tiếng Anh thay vì tư duy bằng Tiếng việt rồi dịch ra tiếng Anh

Tất cả thay đổi từ trong suy nghĩ. Bạn phải nghĩ rằng mình có thể suy nghĩ được bằng Tiếng Anh, và mỗi khi bất kì 1 suy nghĩ, hoặc 1 giọng nói trong đầu bạn cố gắng dịch, ví dụ như : ”I want to eat banana” thành “tôi muốn ăn chuối”, bạn hãy cố gắng không cho chế độ dịch trong đầu bạn hoạt động.

“I want to eat banana” , it’s the combination between the action of eating and the banana”, just English only in your mind!

*

I want to eat banana

Kinh nghiệm 2. Cố gắng miêu tả mọi thứ xung quanh bạn bằng tiếng anh

Để bắt đầu, đơn giản là cố gắng nhìn mọi thứ xung quanh bạn bằng từ tiếng Anh. Hãy thử những ví dụ sau: Try these examples:

*

Bike! Just a bike – not like this: Xe đạp –>à bikeTableBookDog

Kinh nghiệm 3. Dùng từ điển Anh Anh để học định nghĩa bằng tiếng Anh

Khi thường xuyên sử dụng từ điển Anh Anh tra từ sẽ khiến khả năng tư duy bằng Tiếng Anh của bạn được nâng lên 1 cách đáng kể. 

Khác với từ điển Anh – Việt, nghĩa của 1 từ đơn giản chỉ là 1 từ tương đương bằng Tiếng Việt, với từ điển Anh – Anh, nghĩa của 1 từ sẽ được diễn tả hoàn toàn bằng 1 câu tiếng Anh, một số từ đồng nghĩa, các ví dụ thực tế, và các bạn sẽ học được rất nhiều từ chính từ điển, chứ không chỉ là 1 công cụ chuyển đổi nghĩa.

Từ “eat” khi tra từ điển tiếng Việt

Từ “eat” khi tra từ điển tiếng Anh

Từ điển Tiếng Anh có chất lượng cao, được cập nhật liên tục

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, cho nên các bộ từ điển Anh Anh dùng cho người học luôn luôn được các nhà xuất bản chăm chút, cập nhật thường xuyên.

Điều tuyệt vời là chỉ với internet, bạn có thể tiếp cận hầu hết các từ điển Anh – Anh tốt nhất trên thế giới. Sau đây là 1 số bộ từ điển mà tôi thường xuyên sử dụng nhất:

Từ điển Oxford

Đây là phiên bản web của bộ từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionaries (OALD) nổi tiếng nhất, được hàng triệu người học Tiếng Anh trên thế giới biết đến và sử dụng. OALD xuất bản lần đầu tiên năm 1948, đến nay đã trải qua 9 lần cập nhật và tái bản. Ấn bản thứ chín xuất bản ngày 19 tháng 1 năm 2015.

Từ điển Cambridge

http://dictionary.cambridge.org/

www.thesaurus.com/

Từ điển các từ đồng nghĩa, trái nghĩa

http://www.thefreedictionary.com/

Đây là trang tổng hợp nhiều nguồn từ điển

Nhiều từ không thể dịch được ra tiếng Việt, bao gồm các thành ngữ hoặc cụm động từ

Khi sử dụng từ điển Tiếng Việt, nhiều lúc bạn sẽ không tra được những từ mình cần, hoặc là nghĩa không chính xác so với ngữ cảnh, hoặc không biết những từ nào sẽ dung trong hoàn cảnh nào hoặc những từ đó hay đi cùng với từ nào (collocation).

Đặc biệt với những thành ngữ (idiom), hoặc cụm động từ (phrasal verb), bắt buộc bạn cần phải sử dụng từ điển anh anh để có được những kết quả chính xác nhất.

Bạn sẽ không tìm thấy từ Selfie trong từ điển tiếng Việt đâu

Từ điển dùng để tra các thành ngữ: http://idioms.thefreedictionary.com/

Kinh nghiệm 4. Tạo những câu hội thoại ngắn bằng tiếng Anh trực tiếp trong đầu

Tiếp theo để não bộ của bạn làm quen với việc tư duy bằng tiếng Anh, bạn cần phải tạo thành những câu thoại ngắn bằng tiếng Anh ngay trực tiếp trong đầu. Bắt đầu bằng những câu hội ngắn và những từ bạn quen thuộc, đảm bảo bạn phải hình dung được âm thanh ngay trong đầu mình.

What are they doing? You think in your mind: “They are ……………… brushing their ………..” Make sure you know how to spell it correctly in your mind.She …. is so …..

Nếu bạn thấy mình vẫn còn suy nghĩ bằng tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh thì đừng lo lắng, đó là điều bình thường. Bạn đã tư duy bằng tiếng Việt hàng chục năm nay, không dễ dàng để có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Nhưng đảm bảo rằng bạn ý thức được rằng “Muốn giỏi Tiếng Anh, tôi nhất định phải biết cách tư duy bằng Tiếng Anh và loại bỏ tư duy dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh”, và phải thực hành tư duy bằng Tiếng Anh hằng ngày, càng sớm càng tốt.

Bắt đầu từ những từ đơn giản, sau đó là câu thoại đơn giản từ 3 đến 7 từ 1 câu. Sau đó khi đã thoải mái tư duy bằng tiếng Anh với những câu thoại ngắn, hãy chuyển sang nghĩ về 2 – 3 câu 1 lúc.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xem Win Trên Máy Tính Cài Win Mấy Và Cấu Hình Ra Sao?

Kinh nghiệm 5. Lầm bầm với bản thân và nói chuyện với bản thân bằng tiếng anh trước gương

Có rất nhiều cách để bạn luyện tập điều này, trong bài trước về những điều chưa hề biết về nghe tiếng Anh, tôi đã giới thiệu kỹ thuật neo thói quen. Khi bạn muốn lập thành 1 thói quen gì mới, lý tưởng là neo nó với 1 thói quen đã có sẵn của bạn.

Bạn có dám tự nói tiếng Anh trước gương không?

Một ví dụ thực tế nhất, hằng ngày ai chẳng phải soi gương (trừ 1 số trường hợp đặc biệt hoặc … cá biệt), khi soi gương, bạn hãy tập điều này. Tự tư duy về mình và nói trước gương 1 điều gì đó: Today is the best day ever; I’m so handsome; I’m sexy; Holly S**, I’m gaining weight again …

Điều này rất dễ, đòi hỏi chỉ cần 5’ mỗi ngày, nếu thật sự luyện tập nghiêm túc, tôi đảm bảo bạn sẽ thấy ngay kết quả từ tuần thứ 5, và cần thêm 3 tuần nữa để đạt mốc 66 ngày để một hành động chuyển thành 1 thói quen.

2. CỐ GẮNG NGHE HIỂU TẤT CẢ MỌI TỪ

Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn đến một nơi ồn ào, một bữa tiệc chẳng hạn, xung quanh mọi người đang ca hát, lắc lư theo điệu nhạc, bạn gặp 1 người quen, hai người bắt đầu trò chuyện, một cách hét vào tai nhau vì xung quanh rất ồn ào và nhiều âm thanh.

Bạn có nghe hết được từng từng từ người bạn mình nói hay không? Chắc chắn là không! Nhưng bạn có hiểu và vẫn có thể tiếp tục trò chuyện với bạn mình không?

Tôi chắc là có! Đó là vì trong tiếng Việt, bạn có khả năng xác định được thông tin nào là quan trọng trong một câu và chỉ hiểu chính những thông tin đó là đã có khả năng hiểu toàn bộ câu thoại. Điều bạn cần làm là thích nghi khả năng đó qua Tiếng Anh.

Hãy nhìn vào câu sau: xyz weather xy xyza hot xzxy xaxa, I xyxz definitely xy xy xyz swimming xyzx.

Bạn có hiểu không? Chắc chắn bạn không biết hết các từ bị che lại, nhưng bạn sẽ hiểu câu thoại qua những từ như: weather, hot, I, definitely, go, swimming, những từ trên chỉ chiếm 31% trong câu.

Tương tự như vậy, trong khi nghe Tiếng Anh bạn không cần phải nghe và hiểu hết 100% mọi từ được nói ra mà vẫn có thể hiểu ý nghĩa của câu.

Đặc biệt, khi nghe tiếng Anh từ người bản xứ, tuy lúc đầu bạn có thể cảm thấy họ nói rất nhanh, tuy nhiên, họ chỉ nói nhanh NHỮNG TỪ KHÔNG CẦN THIẾT, những từ cần thiết để cấu thành ý chính cho câu sẽ được nhấn, đọc to và rõ hơn những từ khác.

Lần tiếp theo bạn nghe tiếng Anh, hãy thử để ý xem có phải như vậy không nhé!

Đừng cố gắng nghe hiểu hết tất cả mọi từ nhé

Khi cố gắng nghe hết hoàn toàn 100% các từ được nói, não bộ sẽ cảm thấy “ức chế”, áp lực và mệt mỏi khi phải xử lý quá nhiều thông tin.

Ngoài ra việc cố gắng hết tất cả các từ còn dẫn đến việc mà tôi rất hay nghe các bạn học tiếng Anh cùng với mình phàn nàn “Tao đang cố gắng hiểu câu trước, thì nó đã đọc mẹ nó tới câu sau”.

Chuẩn luôn! Khi quá tập trung vào từng từ từng từ, bạn đã bỏ qua cơ hội để hiểu các ý chính, hoặc là những ý bổ trợ sắp được nói phía sau, chính những ý này sẽ giải thích cho những từ, những đoạn mà các bạn không hiểu từ đầu.

Mẹo dành cho bạn: khi nghe nếu không hiểu 1 từ, hoặc câu gì, đừng tiếc nuối, bỏ qua luôn, nghe tiếp, những đoạn phía sau phần nào sẽ lập lại, hoặc lý giải cho những gì bạn không hiểu.

3. KHÔNG BỔ SUNG TỪ VỰNG

Thiếu từ vựng là 1 trong những vấn đề khiến cho bạn không thể nghe hiểu Tiếng Anh. Khi nghèo vốn từ vựng, dù bạn có nghe nhiều đến đâu, chăm chỉ đến đâu, khả năng nghe tiếng Anh của bạn vẫn không thể hoàn thiện 1 cách tốt nhất được.

Ở bài Những điều chưa hề biết về nghe Tiếng Anh, tôi đã sử dụng hình ảnh việc đứa bé trước khi nói được từ đầu tiên, đã phải trải qua từ 18 đến 36 tháng chi để nghe. Trong suốt 18 đến 36 tháng này, các bé liên tục được làm quen với các âm thanh, các âm này cần thiết để các bé bắt chước để nói. Các bé nghe rất nhiều trong 1 thời gian dài, và cũng bập bẹ những từ vô nghĩa trong 1 thời gian, nhưng những từ đầu tiên có nghĩa các bé nói là gì?

Thông thường đó là từ bố, mẹ, hoặc bà, ông. Có phải rằng trước khi bé nói được từ này, bố mẹ đều phải làm động tác “Con ơi, bố đây nè, bố đây nè”, hoặc “Bi ơi, mẹ đang cho bi ăn kìa (chỉ mẹ)”, “Tí ơi, bố đi làm kìa con (Chỉ bố)”, đó chính là hình thứ sơ khai nhất để bé học từ vựng, khi đã quen được âm (cách nói bố, mẹ, …) và đã hiểu được nghĩa của âm đó (biết ai là bố, ai là mẹ) thì bé mới sử dụng được các từ đó.

Tương tự như vậy, việc nghe tiếng Anh để quen với các âm, biết cách phân biệt các âm đó và việc bổ sung từ vựng, để biết nghĩa của từ, nhận diện được các từ, biết được các phát âm phải diễn ra song song và liên tục.

Theo tôi nhận thấy, thường thì chúng ta hay học từ vựng tiếng anh một cách “chay”, có nghĩa là học thuộc lòng nghĩa của từng từ mà hiếm khi đưa vào sử dụng.

Từ vựng nhất thiết không được học chay, mà cần thiết phải đi chung với một kỹ năng nào đó để có thể chuyển từ vốn tự thụ động thành vốn từ chủ động, lý tưởng nhất là sử dụng cả 4 kỹ năng. Cách tôi từng dùng để xây dựng vốn từ cho bản thân:

Nghe 1 đoạn hội thoại,Cố gắng tìm ra những những từ không biết,Tra nghĩa bằng từ điển Anh – Anh,Ghi lại sau đó nghe lại.

Tiếp đó, dùng những từ vừa học được tự tư duy thành 1 câu hội thoại ngắn trực tiếp bằng tiếng Anh, cuối cùng tự lầm bầm hoặc nói to ra câu hội thoại vừa hình dung. Bằng cách trên, việc học từ vựng của bạn đã tương tác cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Có nhiều người bạn hỏi tôi: “Thế tao cần học bao nhiều từ tiếng Anh?”

Susie Dent, nhà soạn thảo và chuyên gia về từ điển chỉ ra rằng, vốn từ vựng chủ động của một người bản xứ trưởng thành nói Tiếng Anh là vào khoảng 20,000 từ, và vốn từ vựng thụ đồng tầm 40,000 từ. Khoan đã, đừng có vội hoảng hốt, phần thú vị còn ở phía sau nè.

Mặc dù một người bản xứ trưởng thành nói tiếng Anh có 20,000 từ trong vốn từ vựng chủ động, nhưng theo như ấn bản Reading Teacher Book of lists cho rằng trong số những từ tiếng Anh thường dùng nhất:

25 từ đầu tiên đáp ứng 33% nhu cầu từ để viết mỗi ngày,100 từ đầu tiên có thể đáp ứng được 50% nhu cầu vốn từ dùng để viết của cả người lớn lẫn học sinh,1000 từ đầu tiên đã đáp ứng được tới 89% nhu cầu vốn từ để viết và giao tiếp cơ bảnVà cuối cùng, 3000 từ phổ biết sẽ đáp ứng 95% mọi nhu cầu nghe, nói, đọc, viết thông thường.

“Thật không thể tin nổi”, quá thú vị phải không. Còn 1 điều nữa, thú vị không kém, theo như nghiên cứu của Liu Na and Nation (1985) thì 3000 từ là số lượng từ cần thiết để chúng ta có thể học và đoán từ không biết từ ngữ cảnh 1 cách hiệu quả.

Điều đó nghĩa là với 3000 từ lận lưng, gần như bạn không cần phải học thêm những từ khác nữa nếu bạn không muốn mà vẫn có thể hiểu được trọn vẹn các thông điệp. Thật tuyệt vời!

Vẫn chưa thuyết phục được bạn ư? Minh chứng sau đây sẽ làm bạn há hốc mồm ra đấy. Bạn nghĩ phải cần bao nhiêu từ để viết được một cuốn sách? Hãy đoán đi, cho tôi 1 số trong đầu đi. Xong chưa? Hãy kéo xuống để đọc tiếp.

Bạn nghĩ phải cần bao nhiêu từ để viết được một cuốn sách?

Giáo sư Seuss nhà văn và nhà làm phim hoạt hình cực kì nổi tiếng của Mỹ, các bạn có thể đã biết về ông qua phim Chú voi Horton và những người bạn được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên.

Sau khi hoàn thành quyển sách Hat in a hat – chú mèo trong cái nón với chỉ 225 từ khác nhau, giáo sư Seuss bị chủ nhà xuất bản của mình là Bennett Cerf rằng giáo sư không thể viết một quyển sách khác với lượng từ ít hơn nữa.

Và kết quả là, tác phẩm “Green Eggs and Ham” đã ra đời chỉ sử dụng vỏn vẻn 50 từ tiếng Anh khác nhau.

Đừng sửng sốt, tôi cũng cảm thấy sửng sốt như bạn khi tìm tư liệu viết bài này. Tôi chắc chắn rằng bạn biết nhiều hơn 50 từ tiếng Anh khác nhau đấy!

Quyền sách này dùng có 50 từ tiếng Anh khác nhau để viết lên thôi đấy!

Oh, 3000 từ, rồi thì sao nữa?

Đọc đến đây thì bạn chắc đã ý thức được tầm quan trọng của việc học từ vựng để phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh của mình cũng như có 1 con số rõ ràng để xây dựng vốn từ của mình. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: “tôi sẽ học 3000 từ nào đây”, “Và học như thế nào là hiệu quả nhất”

Học thế nào?

Hãy cùng làm toán với tôi nào! 3000 từ, chia ra 5 từ mỗi ngày, mỗi ngày học 5 từ và ôn lại kỹ càng bằng phương pháp học từ tổng hợp 4 kỹ năng như tôi đã giới thiệu ở trên, sẽ mất khoảng 1 tiếng, tổng cộng 600 ngày, tương đương 1 năm 8 tháng.

Nếu 1 năm 8 tháng vẫn còn quá lâu để đáp ứng được hầu hết 95% nhu cầu nghe nói đọc viết thông thường thì bạn có thể gấp đôi quá trình lên. Mỗi ngày 10 từ, mất khoảng 2 tiếng, tổng cộng 300 ngày, tương đương 10 tháng.

Vấn đề đặt ra, bạn có đủ kiên trì, mỗi ngày 1 tiếng trong 1 năm 8 tháng hoặc mỗi ngày 2 tiếng trong vòng 10 tháng để nâng tầm tiếng Anh của mình lên hay không? Câu trả lời nằm chính trong bản thân bạn. Học tiếng Anh không có đường tắt, chỉ có chăm chỉ + phương pháp đúng!

Dùng flash card để học từ vựng là 1 trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả3000 từ nào đây?

Google là 1 ông thầy hào sản, luôn luôn sẵn sàng dạy cho bất kì đệ tử nào chịu học. Tôi nghĩ nếu muốn bạn có thể tự lựa chọn 3000 từ cho nhu cầu của mình, nhưng tôi vẫn sẽ giới thiệu một số nguồn học từ vựng tiếng Anh mà tôi thường hay sử dụng trong quá trình học của mình:

#1. Trang Vocabulary.com

Một trang rất tuyệt vời để bạn học từ vựng 1 cách vui và thú vị, với những list từ vựng theo chủ đề, các trò chơi tương tác và hệ thống thành viên theo dõi sự tiến bộ của bạn

#2. Trang tin tức CNN.com, BBC.co.uk, forbes.com, entrepreneur.com

Tôi rất thích đọc tin tức, thay vì đọc tin tiếng Việt, tôi tự bảo mình phải đọc các trang tin tức bằng tiếng Anh, mỗi ngày 1 tin, ghi lại và học những từ vựng mới.

Lúc đầu mới đọc, đầu óc quay cuồng, không thể tập trung, tuy nhiên, càng ngày tôi càng tập trung được lâu hơn, đọc được nhiều hơn, tới thời điểm hiện tại tôi tự tin có thể đọc và nghe tiếng Anh một cách thành thục như ngôn ngữ mẹ đẻ với những chủ đề thông thường.

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Ram Máy Tính Và Laptop &Ndash; Mai Phương Computer

Hãy nhớ kĩ câu này: “Mọi thứ đều khó khăn cho tới khi chúng trở nên dễ dàng”

#3. Facebook

Hãy “Like” các page học tiếng Anh để được cập nhật thường xuyên

#4. Danh sách 3000 từ thần thánh

Nếu những cách trên mất quá nhiều thời gian và bạn không muốn tốn công sức để làm như vậy mà muốn có 1 list 3000 từ để sử dụng liền. Có đấy, đây là list 3000 từ phổ biến nhất, được nhà xuất bản Oxford tổng hợp và phát hành cùng với bộ từ điển Oxford Advanced Learner, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ngoài nhà sách. Nếu bạn muốn có ngay, hãy để lại email cuối bài viết, tôi sẽ gửi nó cho bạn!

Phần 1 tạm đến đây thôi, hãy dành thời gian đọc lại xem bạn mắc phải những thói quen nào nhé. Cho đến bài tới, tôi hy vọng bạn đã bắt đầu sửa những thói quen thất bại trên (nếu có) để nghe tiếng Anh thật PRO.

Đọc tiếp: 6 thói quen nghe tiếng Anh thất bại và cách khắc phục – phần 2 Danh sách Oxford 3000 từ Chuyên mục: Kiến thứcChuyên mục: Tài liệu

Chuyên mục: Tổng Hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *