Các tác phẩm văn học lãng mạn việt nam

Văn học lãng mạn trước hết là sự trở về với tự nhiên và tình cảm. Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái khác nhau chính là đối tượng mới của sáng tạo văn học. Chủ nghĩa lãng mạn là “cuộc chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái Tôi”.

Bạn đang xem:

Chủ nghĩa lãng mạn cũng là “thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt khỏi lề thói”. Vì thế, lý tưởng lãng mạn đôi khi làm biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm.

Marc Levy, Guillaume Musso, Thierry Cohen hay Anna Gavalda là những cái tên người đọc không thể “ngó lơ” khi nhắc đến dòng văn học lãng mạn Pháp và phương Tây.

1. Guillaume Musso

Guillaume Musso sinh năm 1974 tại Antibes (miền Đông nước Pháp), hiện đang là giáo viên chuyên ngành kinh tế. Say mê văn học từ thuở nhỏ, Guillaume Musso bắt tay vào viết văn khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Văn chương của ông được ví như sự kết hợp hoàn hảo giữa Marc Levy và Stephen King, đậm màu sắc liêu trai, hấp dẫn, bất ngờ và lãng mạn mê đắm, tiệm cận chiều sâu tâm hồn mỗi con người. Trong những tác phẩm của mình, Guillaume Musso trả lời rất nhiều câu hỏi của cuộc sống mà nhân loại vẫn không ngừng băn khoăn cho đến tận ngày hôm nay: đó là tình yêu và niềm hạnh phúc, tình bạn và sự gắn bó dài lâu, công việc và sự đam mê cũng như những nhỏ nhen, ích kỉ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Những “câu trả lời” ấy được thể hiện giản dị thông qua các nhân vật.

Đó là tình yêu định mệnh mà vì nó người ta chấp nhận cả những hi sinh về phía mình giữa Illiott và Ilena (Hẹn em ngày đó), đó là định mệnh tình cờ gặp gỡ nhưng rồi chính hai con người từng tổn thương sâu sắc lại vượt lên nỗi đau và lại yêu một lần nữa bằng tất cả trái tim mình như là Matthew và Emma (Ngày mai), hay là tình yêu của Tom Boyd với một cô gái bước ra từ trong trang sách (Cô gái trong trang sách)… “Bí kíp” làm nên sự kịch tính trong những tác phẩm của G.Musso chính là cách tác giả vận dụng yếu tố “thời gian quyết định” trong những trang văn.

Tiểu thuyết thứ 13 của Guillaume Musso vừa được phát hành bởi Nhã Nam vào ngày 24 tháng 1 năm 2017. Tác phẩm được ra mắt tại Pháp vào ngày 24 tháng 3 năm 2016, đã mang lại một thành công vang dội. Cô gái Brooklyn, lấy cảm hứng từ những sự việc mang tính thời sự, cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lí được NXB XO xuất bản với số lượng rất lớn, khoảng 450 nghìn bản in đã được dự tính phát hành tại Pháp với số lượng đơn đặt hàng đạt kỷ lục.

2. Marc Levy

Marc Levy sinh năm 1961 tại Pháp. Cuộc đời của Marc Levy nhiều thăng trầm và nhiều kịch tính giống như là những tác phẩm của ông vậy. Ông từng thành lập công ty với 80 nhân viên và phá sản, từng kết hôn và ly hôn khi con còn rất nhỏ. Chính những trải nghiệm sống cùng với bút pháp ma lực đã là nguyên liệu dồi dào để ông sáng tác lên những trang viết lôi cuốn bạn đọc từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.

Cuốn sách đầu tiên của Mac Levy đã gây được tiếng vang lớn ngay khi vừa xuất bản mang tên Nếu em không phải là giấc mơ. Trong suốt 19 năm cầm bút (từ năm 1997 đến nay) ông đã xuất bản 15 cuốn sách. Sách của ông đã được dịch sang 37 thứ tiếng và trở thành những cuốn sách bán chạy nhất trên khắp thế giới. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Marc Levy là: Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại, Bạn tôi tình tôi, Kiếp sau, Em ở đâu?, Bảy ngày cho mãi mãi… và mới nhất là Chuyện chàng nàng. Hầu hết những cuốn tiểu thuyết này đã được dựng thành phim nổi tiếng.

Những tác phẩm của Marc Levy phản ánh mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, đó có thể là tình yêu kỳ lạ giữa người và linh hồn (Nếu em không phải là giấc mơ), có thể là những chi tiết liêu trai và ẩn ức về tuổi thơ dẫn lối cho tình yêu hiện tại (Người trộm bóng) hay đơn giản đó là sự hi sinh 30 năm tự do của chính mình để chị gái hưởng trọn hạnh phúc làm mẹ (Một ý niệm khác về hạnh phúc)…

Tác giả đã gửi một thông điệp xuyên suốt tới những độc giả của mình: Dù bằng cách này hay cách khác, thì tình yêu thực sự nhất định sẽ tìm lối về với bản chất của nó.

3. Thierry Cohen

Thierry Cohen sinh tại Casablanca (Maroc), Thierry Cohen theo học các chuyên ngành xã hội học và tâm lý học, rồi truyền thông,sau đó lập nghiệp ở Lyon (Pháp). Sau Marc Levy và Guillaume Musso, Thierry Cohen nổi lên như một hiện tượng văn học tại Pháp thu hút được một lượng lớn độc giả.

Thierry Cohen không viết về những tình cảm thông thường như là tình cảm của cô gái – chàng trai hay những rung động tình yêu, bạn đọc tìm thấy những trở trăn về cuộc sống, về tình yêu với cuộc đời này. Phong cách kể truyện triết lí, cùng những mơ hồ về thế giới thực và ảo mà tác giả xây dựng trong những cuốn sách của mình tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả.

Tác phẩm đầu tay và cũng là cuốn sách nổi tiếng nhất của Thierry Cohen là tác phẩm Cuộc đời chín ngày. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên này đã trở thành một hiện tượng tại Pháp, được trao giải Grand Prix d’Ormesson vì những đóng góp vào việc gìn giữ tiếng Pháp, và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon, vượt qua cả các tiểu thuyết của Marc Levy và Anna Gavalda trong năm 2007.

Khi được hỏi về điều này, Thierry trả lời rằng được xếp ngang hàng cùng với hai tác giả đó quả là một điều đáng vui mừng, và ông vẫn luôn hâm mộ các tác giả này vì sự nghiệp văn chương, vì các tác phẩm của họ và vì các giá trị nhân văn trong những tác phẩm ấy.

4. Anna Gavalda

Anna Gavalda (sinh năm 1970) là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất tại Pháp. Năm 1999, Anna Gavalda nhận Giải thưởng RTL – giải thưởng văn học dành cho tác phẩm viết bằng tiếng Pháp do đài phát thanh RTL và tạp chí Lire bình chọn – cho tập truyện ngắn Giá đâu đó có người đợi tôi. Không chỉ là một hiện tượng trong văn học, Anna Gavalda còn là một hiện tượng trong xã hội Pháp (được gọi là Gavaldania) sau những thành công rực rỡ từ các tác phẩm ít ỏi của mình: chỉ với ba tác phẩm đã bán ra hơn ba triệu bản, nhận được các giải thưởng văn học và hai trong số đó được chuyển thể thành kịch bản phim.

Bằng lối viết nhẹ nhàng, chủ đề gần gũi, có hài hước, có xúc động, có hiện thực và đặc biệt là không kém phần lãng mạn, nhà văn đã chinh phục được tất cả những độc giả của mình.

Dominique Durand (Canard Enchainé) nhận xét về Anna Gavalda: “Tất cả thật tuyệt vời, chất axít-ăn-mòn-làm-căng-thẳng-thần-kinh trong các tác phẩm của Anna Gavalda. Nhưng hãy thật cảnh giác, có thể đó là một cô gái phóng túng thất bại nhưng cũng có thể là một cô gái thành công…”.

5. David Foenkinos

David Foenkinos sinh năm 1974 là nhà văn và nhà viết kịch người Pháp. Ông từng học ngành văn học và âm nhạc tại Paris. Tiểu thuyết của ông La délicatesse (Mối tình Paris) là cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp. Ngoài ra độc giả Việt Nam cũng từng được thưởng thức chất hài rất dị của David Foenkinos trong Chỉ tại vợ tôi gợi tình. Và tiếp theo trong năm 2016, độc giả Việt lại có dịp tiếp tục thử qua chất lãng mạn hài của anh qua Những lần ta chia tay.

David Foenkinos theo học văn chương ở trường Sorbonne, đồng thời tự học về nhạc jazz, điều cũng đã đưa anh đến với nghề dạy đàn ghi ta. David Foenkinos chủ yếu say mê viết tiểu thuyết, với các tác phẩm đậm nét duyên dáng vừa gàn dở vừa hài hước. Tác giả cũng thỉnh thoảng viết kịch bản phim hay vẽ truyện tranh. Đặc biệt anh cùng với anh trai mình là Stéphane.

Xem thêm:

Foenkinos thực hiện một bộ phim ngắn có tựa đề Câu chuyện đôi chân vào năm 2005, và bộ phim Mối tình Paris được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên đã xuất hiện trên màn ảnh vào tháng Mười hai năm 2011.

6. Eric-Emmanuel Schmitt

Éric-Emmanuel Schmitt mang hai dòng máu Pháp và Bỉ. Ông sinh năm 1960 tại Sainte-Foy-lès-Lyon (Pháp). Ông xuất thân từ gia đình trí thức, năm 11 tuổi, cậu bé Schmitt đã có truyện ngắn đầu tay.

Sau một thời gian làm giáo viên, Éric-Emmanuel Schmitt chuyển hoàn toàn sang mảng sáng tác. Hai thập kỷ sau tác phẩm kịch đầu tay Đêm Valognes khá thành công, Éric-Emmanuel Schmitt đã trở thành một trong những tác giả Pháp nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, các sách của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng.

Ông đã giành được khoảng 30 giải thưởng văn học, trong đó đáng kể nhất là Giải Goncourt dành cho truyện ngắn với tác phẩm Một mối tình ở điện Élysée, Giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp dành cho toàn bộ các tác phẩm kịch…

Về kịch, ông từng được nhận giải thưởng danh tiếng Molière cho Phát hiện sân khấu của năm, giải tác giả xuất sắc nhất và giải vở kịch xuất sắc nhất của các nhà hát tư của Pháp, giải của Viện hàn lâm Balzac, Giải thưởng lớn về sân khấu cho toàn bộ các tác phẩm của ông do Viện Hàn Lâm Pháp tặng.

Ông cũng được huân chương hiệp sĩ văn học và nghệ thuật của chính phủ Pháp. Ngoài ra, các tác phẩm của Schmitt cũng được nhận nhiều giải thưởng uy tín tại Đức và Thụy Sĩ.

Éric-Emmanuel Schmitt là tiến sĩ về triết học.

7. Frédéric Beigbeder

Sinh năm 1965 trong một gia đình khá giả, Frédéric Beigbeder theo học tại hai trường trung học nổi tiếng rồi vào Học viện nghiên cứu chính trị Paris, tiếp đó là Trường nghiên cứu khoa học thông tin và truyền thông. Năm 24 tuổi, Frédéric tốt nghiệp với tấm bằng cao học về marketing – quảng cáo và bắt đầu sự nghiệp khá lừng lẫy của một người đa tài: làm quảng cáo, nhà văn, phê bình văn học, làm chương trình thời luận…

Frédéric Beigbeder đã từng làm cho nhiều tạp chí như Elle, Paris Match, Voici, VSD… và làm trong nhóm phê bình văn học cho một số chương trình trên kênh Paris Première, Canal +, sau đó anh làm riêng chương trình Des livres et moi (Sách và tôi) trên kênh Paris Première. Frédéric Beigbeder cũng từng là biên tập viên cho nhà xuất bản Flammarion.

Là một người đam mê văn học thực sự, song song với những công việc trên, Frédéric Beigbeder không từ bỏ việc viết sách. Năm 1990, anh xuất bản tiểu thuyết đầu tay Mémoire d’un jeune homme dérangé (Hồi ký của một thanh niên bị quấy rầy). Năm 1994, tiểu thuyết thứ hai ra đời Vacances dans le coma (Kỳ nghỉ trong cơn hôn mê) và tiếp theo vào năm 1997 là Tình yêu kéo dài ba năm, kết thúc bộ ba tiểu thuyết về Marc Marronnier.

Tiếp sau đó, các tiểu thuyết của Frédéric Beigbeder đều giành được thành công vang dội như 99 francs (99 Phờ răng) – bán được 380 000 bản, được chuyển thể thành phim; hay Windows on the world – bán được 100 000 bản, giành giải Prix Interallié, bản dịch tiếng Anh được nhận giải Independent Foreign Fiction Award.

Ngoài tiểu thuyết, anh còn viết truyện ngắn, tiểu luận, truyện tranh. Frédéric Beigbeder là người sáng lập ra giải thưởng Prix de Flore vào năm 1994, giải thưởng này đã từng vinh danh những cây bút nổi tiếng như Michel Houellebecq, Amélie Nothomb, Virginie Despentes,…

Năm 2009, Frédéric Beigbeder giành Giải Renaudot với cuốn tiểu thuyết Un roman français(Một tiểu thuyết Pháp).

8. Didier van Cauwelaert

Didier van Cauwelaert sinh năm 1960 tại Nice, là một nhà văn người Pháp gốc Bỉ. Ông bắt đầu viết từ năm lên tám tuổi, nhưng lần nào gửi bản thảo đi cũng đều bị từ chối.

Cho tới năm hai mươi hai tuổi, vận may mỉm cười với ông. Và đến năm ba mươi tư tuổi thì ông thực sự trở thành nhân vật đình đám của làng văn chương Pháp với giải thưởng Goncourt uy tín danh giá cho cuốn tiểu thuyết Un aller simple (tạm dịch: Một lượt đi giản đơn).

Ngoài viết tiểu thuyết, ông còn là tác giả của nhiều vở kịch xuất sắc. Ông tự nhận mình là sản phẩm của những cuốn sách mình viết, chứ không phải trường hợp ngược lại. Sức viết dồi dào, lối kể chuyện trong từng tác phẩm mới lạ và lôi cuốn là những yếu tố làm nên tên tuổi đặc biệt của ông.

Độc giả Việt Nam từng được biết qua Didier van Cauwelaert qua tác phẩm Les Témoins de la mariée (Cô dâu mất chồng). Đây là một chuyện tình ly kỳ, mang tính phiêu lưu nhưng vô cùng cảm động giữa sáu nhân vật, sáu con người, sáu câu chuyện khác nhau.

9. Agnès Abécassis

Agnès Abécassis, sinh ngày 16 tháng 3 năm 1972, cô đang sống và làm việc tại Paris. Cô khởi nghiệp với vị trí biên tập viên và phụ trách minh họa cho một tạp chí sức khỏe phụ nữ, nơi cô cũng giữ một chuyên đề hàng tháng: “Góc hài hước của Agnès”. Là biên kịch chương trình dành cho thiếu nhi của kênh Canal+, cô hiện là nhà báo và người viết thời luận văn chương cho nhiều tạp chí khác nhau.

Hiện tại đã có 2 tác phẩm của Agnès Abécassis được xuất bản tại Việt Nam là Chúa ơi chàng muốn lấy con và Gian truân người phụ nữ trẻ ly hôn.

10. Agathe Hochberg

Sinh tại Paris, Agathe Hochberg lớn lên và trưởng thành tại cả Pháp và Mỹ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật và thương mại quốc tế, cô quay sang lĩnh vực điện ảnh. Trải qua quãng thời gian tác nghiệp như một nhà báo chuyên về lĩnh vực âm nhạc và nhờ vào sự sáng dạ, tinh tế và hài hước, Agathe Hochberg đã có được một lượng lớn độc giả ngay sau khi phát hành cuốn tiểu thuyết đầu tay Ce crétin de prince charmant (Bạch mã hoàng tử: chàng ở đâu?) vào năm 2003.

Xem thêm:

Tiếp nối thành công ấy là một loạt các tiểu thuyết khác như Mes amies, mes amours, mais encore ? (2005), La Coupe du monde et autres footaises: le dico non officiel (2006), Lettres à ma fille (2006), Lettres à mon amour (2007), và Lettres à ma mère (2007).

Chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *