Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
2182 lượt xem

Luyện tập văn bản văn học lớp 10 trang 121

Bạn đang quan tâm đến Luyện tập văn bản văn học lớp 10 trang 121 phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Luyện tập văn bản văn học lớp 10 trang 121

Ngữ văn 10 Tập 2 – Soạn giải bài tập ngữ văn lớp 10 Tập 2 Tuần 31 – SGK ngữ văn lớp 10 – Tập 2 Soạn bài – Văn bản văn học Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 121 – 123 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 121 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Văn bản văn học trang 117 – 123 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Bạn đang xem:

Đề bài:

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(1) NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?

(2) THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Kỉ niệm trong tôi Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh Và đôi mắt em như hai giếng nước.

(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?

– Kỉ niệm trong tôi Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

– Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh

XEM THÊM:  Nhận định Về Nguyễn Du Và Truyện Kiều

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

– Và đôi mắt em như hai giếng nước.

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?

(3) MÌNH VÀ TA

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình, Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy! Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

(Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

Xem thêm:

Trả lời:

* Văn bản (1): Văn bản Nơi dựa

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

– Văn bản chia thành hai đoạn có cấu trúc câu và hình tượng tương tự nhau:

+ Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

+ Mỗi đoạn có hai hình tượng nhân vật có những đặc điểm tương tự nhau:

Đoạn 1: người đàn bà và đứa nhỏ

Đoạn 2: người chiến sĩ và bà cụ

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?

– Những hình tượng trên đều gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi giữa trong cuộc sống:

+ Người đàn bà tưởng chừng là chỗ dựa cho đứa nhỏ nhưng chính sự hồn nhiên của nó mới chính là chỗ dựa cho người đàn bà ấy.

+ Người chiến sĩ khỏe mạnh tưởng sẽ là chỗ dựa cho bà cụ nhưng chính bà cụ mới là người vỗ về, làm chỗ dựa cho anh chiến sĩ kia.

⇒ Theo logic thì những người khỏe mạnh mới là chỗ dựa cho những người yếu hơn. Nhưng logic trong đoạn thơ này là logic về tinh thần, theo đó những con người nhỏ bé mới là chỗ dựa tinh thần cho những người mạnh khỏe, to lớn.

* Văn bản (2): Văn bản Thời gian

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?

– Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

– Câu thơ thuộc đoạn một của văn bản, nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian.

XEM THÊM:  Tác phẩm văn học kinh điển việt nam

– Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

– Câu thơ thuộc đoạn hai của văn bản, nói về những giá trị tồn tại mãi với thời gian.

⇒ ai cũng hiểu quy luật tàn phá của thời gian, nhưng không ai có thể làm cho mình bất tử với thời gian. Thế nhưng vẫn có những giá trị tồn tài mãi mãi với thời gian, đó chính là những giá trị về thơ ca và âm nhạc. Từ “xanh” trong câu thơ trên như “chọi” lại với từ “khô” trong hai câu mở đầu.

– Và đôi mắt em như hai giếng nước.

– Đôi mắt em như hai giếng nước, là hai giếng nước chứa chan những kỉ niệm tình yêu, những kí ức sống mãi, đối lập với những kỉ niệm đã “rơi” và “lòng giếng cạn”.

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?

Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói rằng thời gian có thể xóa nhòa tất cả, chỉ có nghệ thuật và tình yêu là còn sống mãi với thời gian.

* Văn bản (3): Văn bản Mình và ta

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở câu 1, 2.

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn. Trong quá trình sáng tạo, nhà văn đồng cảm với bạn đọc, còn bạn đọc đồng cảm với nhà văn trong quá trình tiếp nhận. Sự đồng cảm phải từ tận cùng “sâu thẳm” mới có thể có sự đồng điệu trong tâm hồn được.

b) Nói rõ quan điểm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

Xem thêm:

Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học: nhà văn viết tác phẩm là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Tâm tư của nhà văn gửi gắm vào các hình tượng nghệ thuật, nhưng hình tượng chỉ có giá trị gợi mở chứ không nói hết ý của nhà văn. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm và suy ngẫm, phân tích để từ “tro” tàn “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể “dựng lại nên thành”.

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Luyện tập văn bản văn học lớp 10 trang 121. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *