Bạn đang xem:
“Ghen tị với em trai, phạm phải giới luật đố kỵ, luôn mơ tưởng đến nàng, phạm phải giới luật tư dâm. Ở bên nàng lại khao khát được chạm vào nàng, phạm phải giới luật khát khao dục vọng. Ngải Tình, mười năm trước, mười năm qua, Rajiva đã luôn phá giới.” ― Chương Xuân Di, Đức phật và nàng
“Cách thời đại của chàng một nghìn năm sau, có nhà sư Tsangyang Gyatso. Ngài là Đạt Lai Lạt Ma – một vị Phật sống, biểu tượng tinh thần cao nhất của vương triều Tubo. Nhưng cũng giống như chàng, ngài sa vào lưới tình, chẳng thể tự tại. Ngài vốn tài hoa, đã viết tặng người yêu Makye Ame vô số bài thơ tình. Trong đó, có những câu thơ thế này:Tự thẹn đa tình đoạn kiếp tuNhập thiền khôn xóa bóng hình xưaThế gian ai vẹn đôi đường cảKhông phụ Như Lai, không phụ nàng” ― Chương Xuân Di, Đức phật và nàng
“– Lần đầu gặp nàng, nàng hơn ta mười tuổi. Lần thứ hai gặp nàng, nàng bằng tuổi ta. Bây giờ, ta đã hơn nàng mười tuổi” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“Mọi ân oán đời nàyĐều vô thường chóng phaiCõi thế nhiều khổ nãoĐời người như sương maiVì yêu nên sợ hãiVì yêu nên ưu phiềnKẻ nào lià chữ “ái”Tâm mới được an nhiên.” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“Còn nhớ, buổi tối ở Subash, Rajiva từng hỏi tôi có muốn cậu ấy hoàn tục không. Giả dụ tôi bất chấp lịch sử, khiến cho dịch giả Phật học lừng danh Kumarajiva biến mất, rồi cậu ấy sẽ ra sao? Cậu ấy có lí tưởng vĩ đại, có nhân sinh quan của riêng mình. Nếu phải xa rời nơi cậu ấy đã gắn bó từ thuở nhỏ để đến thế giới hiện đại làm một người bình thường, liệu cậu ấy có thể chấp nhận được không, có thể thích ứng được không?Kết thúc truyện cổ tích luôn là hoàng tử và công chúa sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng cuộc sống chung ấy sẽ ra sao? Những lo toan thường nhật sẽ bào mòn nỗi háo hức ban đầu của cậu ấy. Cậu ấy sẽ trở nên hụt hẫng, hoang mang, mất đi phương hướng trong cuộc sống. Tình yêu dù có đẹp đẽ đến đâu cũng không thể bù đắp những dày vò về tinh thần khi lý tưởng bị đánh cắp. Bởi vậy, tôi không thể nhẫn tâm ép buộc cậu ấy phải lựa chọn.Tôi là người rất thực tế, tôi trở về để giữ mạng sống. Nếu nhất định phải ra đi và không muốn cậu ấy phải khó xử, chi bằng không gặp, gặp nhau chỉ thêm đau lòng! Hơn nữa, gặp cậu ấy, tôi không dám đảm bảo sẽ vẫn giữ vững được lập trường của mình. Lặng lẽ ra đi, đối với cả hai chúng tôi, có lẽ là cách từ biệt tốt nhất…” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
Xem thêm:
“– Giáo lý Phật giáo dạy rằng cuộc đời này những chuỗi đau khổ: sinh lão bệnh tử, yêu thương, căm ghét, chia ly, thất vọng, bởi vì căn nguyên của mọi nỗi khổ xuất phát từ tình yêu. Chỉ cần “diệt” được “yêu”, sẽ lên cõi Niết Bàn, từ đó thoát khỏi bể khổ luân hồi, bước vào cõi vình hằng. Nhưng, hãy thử nghĩ xem, lẽ nào Phật tổ không có tình yêu? Ngài có vợ con kia mà, lẽ nào ngài chẳng hề bận lòng về họ? Ngài đưa ra lời răn “diệt ái dục”. vì ngài từng nếm trải nỗi khổ sở do yêu thương mang lại? Nhưng nếu thực sự có thể “diệt ái dục”, thì vì sao chỉ đến lúc chết ngài mới đạt được sự giải thoát? Niết Bàn, tịch diệt, tác diệt, diệt độ, tịch, vô sinh, trạch diệt, ly hệ, giải thoát… tất cả những cách gọi đó, chẳng qua chỉ là từ đồng nghĩa với cái chết mà thôi. Chỉ khi chết đi người ta mới tận diệt được mọi ác dục. Phải chăng chính vì thấu tỏ điều này, nên Phật tổ mới vẽ ra một viễn cảnh, một thế giới tây phương cực lạc sau khi chết, để bù đắp những mất mát, những đau khổ mà người tu hành phải chịu đựng khi quyết tâm diệt ái dục trong kiếp này. Nhưng vì sao, nhất định phải…” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“Đàn ông và phụ nữ tình cờ gặp gỡ, nảy sinh tình cảm, giai đoạn đó người ta gọi cuốn hút. Cuốn hút là sức hấp dẫn nhục dục, nó sẽ tan rất nhanh. Nhưng yêu là thứ tình cảm chứa đựng cả rung động của tâm hồn và khát khao nhục cảm. Khi người ta yêu, lý trí trở lên bất lực, mọi buồn vui, hạnh phúc và đau khổ đều nảy sinh từ đó. Rồi người ta muốn được có nhau, muốn được hãnh diện về nhau, đón nhận nhau, thương nhớ nhau, tha thứ cho nhau, hạnh phúc vì nhau. Nhưng đó chưa phải là giới hạn cao nhất của tình yêu, giới hạn cao nhất là sống bên nhau. Tình yêu cuồng nhiệt đến đâu rồi nước chảy hoa trôi, cũng sẽ trở lên bình lặng. Hai con người nương tựa vào nhau, sống bên nhau cho tới khi đầu bạc răng long, đó mới là sự gắn kết bền chặt, mãi mãi.” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“Trong cuốn “Trung Luận” của Bồ Tát Long Thụ mà Rajiva sẽ dịch sang tiếng Hán có đoạn: “Con người, từ nhân quả kiếp trước nên sinh ra trong kiếp này, vì có sinh nên có già cỗi và chết đi, từ già cỗi và chết đi nên sinh ra buồn sầu, đau khổ. Mọi muộn phiền của con người đều từ đó mà ra. Nên biết rằng, sinh tử được tạo ra bởi nghiệp chướng của những kẻ u mê ngu muội”. Vòng luân hồi sinh lão bệnh tử là nghiệp chướng, là nỗi khổ của đời người. Bởi vậy, kẻ sáng suốt phải biết cách “diệt trừ sự mê muội, để diệt trừ nghiệp chướng” Nhưng nếu Rajiva có thể diệt trừ được sự mê muội, thì vì sao đêm đó, cậu ấy lại khóc cha thê thảm đến như vậy?” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“– Không đúng. Trái tim ta không phải phá giới từ đêm qua, mà mười một năm trước, hai mươi năm trước đã phá giới rồi. Thuở thiếu thời gặp nàng, trái tim ta đã khôn nguôi thổn thức. Sau khi nàng ra đi, ta không hiểu vì sao mình lại lặng lẽ phác họa chân dung nàng, hết bức này đến bức khác. Rồi khi ngắm nhìn tượng Phật lại tưởng tượng ra gương mặt của nàng, thì ta biết mình đã sa vào lưới tình, chẳng thể thoát thân. Ái dục vốn là trở ngại lớn nhất đối với người tu hành. Ta vô cùng sợ hãi, nên mỗi lần nghĩ tới nàng là ta lại tụng kinh để sám hối. Nhưng khi nàng trở về, niềm vui được ở bên nàng lớn hơn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu giáo lý Phật pháp và việc tụng niệm đã không thể giúp ta trừ bỏ những chướng ngại trong lòng được nữa. Sau khi hôn nàng, ta hiểu rằng mình đã không thể rời bỏ ái dục…Từng giọt lệ long lanh kết đọng trên khóe mắt chàng, nặng nhọc lăn dài trên gò má.– Mười một năm trước, không được gặp nàng lần cuối, ngày hôm đó, ta đã ngồi thiền trong phòng nàng ba ngày. Sau ba ngày, ta hiểu ra một điều: Nếu đã không thể quên được nàng, chi bằng ta biến nỗi nhớ nàng thành sự tu tập mỗi ngày. Nhờ vậy, tâm hồn ta bình lặng trở lại, ta chuyên tâm vào việc tu hành. Nếu mười năm sau nàng không quay về, ta sẽ thực hiện nguyện vọng của nàng, đến Trung Nguyên truyền bá Phật pháp. Nhưng đúng lúc ta chuẩn bị khởi hành đến đất Hán, thì Khâu Từ gặp phải kiếp nạn và ta phải chịu sự sỉ nhục này.” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
“– Khi nãy biết ta đã có quan hệ… vợ chồng với nàng… Nếu không phải là do Lữ Quang sắp bày, ép buộc, Rajiva sao dám “làm vậy” với nàng! Thế nên, cảm xúc đầu tiên đến với ta khi biết tin đó, không phải là sám hối, mà là niềm vui vô bờ tựa mạch nước ngầm len lỏi trong tim. Ta đã vô cùng hoảng sợ và hổ thẹn khi mình có ý nghĩ đó. Mấy mươi năm tu hành vẫn chẳng thể giúp ta chống lại khát khao yêu đương với nàng. Tội lỗi này, dù có đọc bao nhiêu kinh văn đi nữa cũng không thể xóa bỏ. Ta không xứng là đệ tử nhà Phật… Ta nhớ đến lời nói của vị cao tăng mà ta gặp hồi nhỏ: Nếu không tuân thủ giới luật một cách nghiêm khắc, ngày sau sẽ chỉ có thể là một pháp sư thông minh, sáng láng không hơn không kém. Khi nãy, vừa tụng kinh ta vừa nghĩ về điều này và không khỏi đau đớn. Ta đã phá giới vào đúng năm ba mươi lăm tuổi, lẽ nào ý trời đã định, kiếp này Rajiva chỉ có thể trở thành một pháp sư thông minh, sáng láng, mà chẳng thể làm nên nghiệp lớn ư?” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
Xem thêm:
“– Nàng đã quay về thì sao ta có thể để nàng ra đi, để lại phải khổ sở chờ đợi mười năm nữa… Ngải Tình, một roi nàng tự quất vào người mình đã khiến ta bừng tỉnh. Nàng sẵn sàng san sẻ đau khổ với ta, bằng lòng cùng ta vượt qua phong ba bão tố, lẽ nào Rajiva không dám thừa nhận tình cảm với nàng suốt hai mươi năm qua? Ta chỉ biết tự trách mình vì đã phá giới, vì không thể trở thành một bậc danh sư, mà quên rằng nỗi đau khổ mà nàng phải chịu đựng lớn hơn ta gấp bội phần. Nàng đã trở về khi ta cần có nàng nhất. Đêm qua nàng đã dùng tấm thân trinh trắng của mình giải cứu ta khỏi sự đày ải ấy. Tình yêu cao cả đó, ta biết lấy gì báo đáp. Ta quyết không để nàng lại tiếp tục phải chịu dày vò, đau khổ nữa. Nỗi nhớ nhung vò xé tâm can mười năm lại mười năm mòn mỏi, vò võ ấy, ta không muốn phải chịu đựng thêm nữa. Trở thành bậc danh sư, đạt đến đỉnh cao tu dưỡng, nhập Niết Bàn thì sao chứ, không có nàng ở bên, ta cũng chỉ như một thân xác vô cảm, không có linh hồn mà thôi. Đời sống ấy có gì đáng sống đâu!” ― Chương Xuân Di, Đức Phật và nàng
Chúc các bạn thành công !