Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
2018 lượt xem

Các nhà văn nhà thơ ở lâm đồng trước năm 1975

Bạn đang quan tâm đến Các nhà văn nhà thơ ở lâm đồng trước năm 1975 phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ Các nhà văn nhà thơ ở lâm đồng trước năm 1975

Theo thời gian, văn học lam đồng đã dày 37 năm. Có thể nói, cội nguồn sức mạnh văn học của lam đồng rất phong phú và đa dạng. văn nghệ sĩ là những người vừa đi qua khói lửa chiến trường, mặc áo xanh lao động, trí thức miền bắc nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh, văn nghệ sĩ tiến bộ miền nam … tạo thành – Họ say mê đi, lắng nghe, suy nghĩ và viết về hiện thực cuộc sống, sự đổi mới vĩ đại. Đây là những nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp quý báu cho nền văn học Nam Tây Nguyên sau ngày giải phóng miền Nam 1975: Hồ Phú Diễn, Thảo nguyên Văn, Phạm Vũ, Phan Đức Chính, Huỳnh Chính, Lâm Lâm. tuyen tinh, tran huu luc, thai lang, my pham cao hoang, bao cu, hoang ngọc, le kim ngu, ha linh chi, hoang nhu thuy an, nguyễn lương tâm, pham kim anh, tran ngoc trac, hoang kim ngoc .. .

Tranh: Kim Oanh Tranh: Kim Oanh

Thời đó, trên các trang văn, trang thơ ăm ắp hiện thực và hơi thở của cuộc sống đang “trút manh áo cũ” để xây dựng quan hệ sản xuất mới, ý thức hệ tràn trề lý tưởng cách mạng. Theo chân lớp lớp thanh niên xung phong đi xây dựng nông – lâm trường, những người đi xây dựng kinh tế mới; nhà máy, công trường; vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện định canh định cư, những lớp xoá mù chữ… Các nhà văn, nhà thơ không thoát ly hiện thực mà thực sự “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân để cảm nhận, chia sẻ và viết nên những tác phẩm không chỉ giàu tính thời sự mà có sức thuyết phục, tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Thời ấy, chưa có Hội Văn học – Nghệ thuật và tình trạng xuất bản hạn hẹp nên bên cạnh xuất hiện trên các diễn đàn văn chương lớn của trung ương, các tỉnh, thành; phần lớn tác phẩm của người viết Lâm Đồng đăng tải trên Tạp chí Văn hoá – Thông tin, trang văn nghệ của Báo Lâm Đồng, chương trình văn nghệ Đài Phát thanh. Tôi cảm nhận, một số cây bút ở miền Nam nếu trước 1975 còn ảnh hưởng phương pháp sáng tác “tháp ngà” nên văn chương nghiêng về khuynh hướng đời sống thị dân xa rời hiện thực, quẩn quanh với những “bóng hồng”, chàng – nàng với những câu chuyện tình lâm ly… thì nay đã thay đổi nhận thức, tiếp nhận phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, “xuống đường, xuống nhà máy, công trường” và chịu dấn thân vào cuộc sống đời thường để đi tìm “chân, thiện, mỹ”… Nhớ những năm tám mươi thế kỷ XX, ngành Văn hoá – Thông tin Lâm Đồng có xuất bản hàng quý tập “Hoa thắm cao nguyên” giới thiệu những điển hình, nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã thu hút, quy tụ nhiều cây bút viết ký, ghi chép, phóng sự về người tốt, việc tốt rất kỹ lưỡng, kỳ công. Đề tài tuy nặng chất báo chí song nhiều tác phẩm đã ẩn chứa tầm tư duy văn chương cao trong phương pháp thể hiện. Hội Văn học – Nghệ thuật Lâm Đồng kỷ niệm 25 năm và Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 – 2017) trong năm 2012. Trong chặng đường ¼ thế kỷ ấy, văn học Lâm Đồng đã xuất hiện nhiều tác giả có uy tín, gắn bó với nghiệp văn chương: Bùi Minh Quốc, Phạm Quốc Ca, Chu Bá Nam, Thái Huyền, Nguyễn Tùng Châu, Nguyễn Trung An, Trần Thăng, Lê Công, Nguyễn Khương Trung, Dương Trần, Phạm Vĩnh, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On, Đào Hữu Thức, Nguyễn Thanh Hương, Thái Bi, Lê Bá Cảnh, Phan Hữu Giản, Dương Lễ, Uông Thái Biểu, Minh Tự, Võ Khắc Dũng, Ngũ Hành Sơn, Võ Anh Cương, Thanh Dương Hồng, Lê Đình Trọng, Vũ Dậu, Đặng Thanh Liễu, Hồ Thị Mỹ Hạnh… Lực lượng sáng tác văn học lên đến gần trăm cây bút, trong số ấy, nhiều nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, có số lượng tiểu thuyết, truyện ngắn nhiều và nhận được nhiều giải của Hội Nhà văn Việt Nam, của các ngành, hội văn nghệ các tỉnh, thành. Đáng kể như các nhà văn, nhà thơ: Phạm Quốc Ca, Nguyễn Khương Trung, Nguyễn Thanh Hương, Thái Huyền, Chu Bá Nam, Nguyễn Tùng Châu, Lê Công, Uông Thái Biểu, Hà Thanh Thuỷ, Nguyễn Tấn On, Nguyễn Thánh Ngã… Lực lượng sáng tác văn học ở Lâm Đồng tuy có bước phát triển về lượng song về chất đã thực sự đồng đều và cao so với các hội văn nghệ địa phương ở Tây Nguyên, khu vực Đông Nam bộ chưa? Khẳng định rằng, chúng ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế và chưa theo kịp bước tiến của một số hội bạn. Điều này, theo sơ giải của người viết: Trước hết, là do phần lớn cây bút địa phương mới dừng ở tình trạng sáng tác tự phát, cảm thấy gì thì viết đề tài ấy mà thiếu tính định hướng của các chi hội, Hội VH – NT tỉnh; thiếu các “bà đỡ” mát tay là những người có kinh nghiệm sáng tác chia sẻ, góp ý để bám sát những vấn đề cuộc sống đang đặt ra và nâng cao tính tư tưởng chủ đề, bút pháp. Nam Tây Nguyên là vùng đất đa văn hoá sinh động, hiện thực cuộc sống qua 37 năm xây dựng quan hệ sản xuất mới có rất nhiều vấn đề nảy sinh, là mảnh đất màu mỡ cho người cầm bút… Đơn cử như việc giải quyết vấn đề Fulro, công cuộc định canh định cư và bước chuyển mình từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, sự vận động của những vùng kinh tế mới, bản sắc văn hoá Nam Tây Nguyên, phong cách người Đà Lạt, bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế du lịch, thành quả phát triển y tế – giáo dục với nhiều điểm sáng, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo… “Cây đời mãi mãi xanh tươi” như vậy song rất tiếc là số lượng tác phẩm phản ánh các đề tài này chưa nhiều, chưa có tính khái quát, chưa sâu sát; phần lớn các tác giả chỉ tập trung dùng vốn sống, thực tiễn để phản ánh những đề tài chung chung, viết về những vùng miền khác. Do vậy, số lượng tác giả, tác phẩm chưa thực sự mang “hộ chiếu” Lâm Đồng khi ra những văn đàn rộng lớn trong nước; thiếu vắng những cây bút ký sự, bút ký, phóng sự vốn là thể loại mũi nhọn của văn học và nếu có thì cũng xuất hiện lẻ tẻ, đứt đoạn. Chúng ta có thể có những hiện tượng cách tân, thể nghiệm trong cách biểu đạt câu chữ, hình thức thơ mới song sự “đột phá” trong tư duy nghệ thuật vẫn “con kiến leo cành đa”… Nhằm khắc phục hiện tượng này, rất cần sự định hướng, tổ chức sáng tác của Hội VH – NT tỉnh. Đơn cử như hàng năm phát động các cuộc thi sáng tác theo chủ đề gắn với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đang triển khai; gắn với bản sắc Nam Tây Nguyên. Cái yếu nhất của đa phần các cây bút ở Lâm Đồng là thiếu thực tiễn cuộc sống, vốn sống, sự trải nghiệm và sự nhạy cảm chính trị…. mà để có được “vốn quý” này thì không thể chỉ giải quyết bằng một năm đôi lần đi thực tế ở các huyện, thành rất chung chung, hời hợt, nặng tính hình thức, “phi ngựa xem hoa”… Tất yếu là sản phẩm của những đợt đi thực tế như vậy chỉ là dăm bài thơ, bản nhạc, ký, truyện ngắn… nhạt nhoà. Nhằm nâng cao tính “tự giác” trong sáng tác, chúng ta cũng cần phá bỏ tính “bao cấp” trong xuất bản: đến hẹn lại lên, xếp hàng chờ đến lượt được tài trợ in ấn. Quan tâm đến phong trào sáng tác nhưng cần phải được xã hội hoá, phát huy yếu tố nội lực cá nhân. Theo tôi, hàng năm Ban Chấp hành Hội VH-NT bên cạnh sự tài trợ xuất bản phải nghĩ ra các đề tài đang được xã hội quan tâm, nhiệm vụ chính trị đòi hỏi phải được phản ánh, lý giải và cần được chức năng văn học định hướng xã hội. Trên cơ sở ấy, “chọn mặt gửi vàng” theo sở trường, khả năng của từng tác giả mà “đặt hàng” tác phẩm. Hội VH – NT sẵn sàng tài trợ kinh phí cho tác giả đi thực tế, xây dựng và bảo vệ đề cương trước Hội đồng Nghệ thuật của Hội, thể hiện và xuất bản tác phẩm. Có mạnh dạn như vậy, có phát huy yếu tố “nhạc trưởng” của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội mới khích lệ được những tài năng thực sự mở rộng tầm nhìn, tầm nghĩ và lao vào cày cuốc trên cánh đồng chữ nghĩa, mới hy vọng có các tác phẩm lớn, được công chúng đón nhận. Tiếp theo, chúng ta phải thừa nhận để nâng cao chất lượng sáng tác văn học thì còn rất thiếu, rất yếu công tác lý luận phê bình. Tình trạng này không riêng ở Lâm Đồng mà phổ biến trên bình diện toàn quốc với cách khen chút, chê chút. Chủ yếu là “đánh bóng” tác giả, tác phẩm; phê bình không tìm ra cái độc đáo của tư tưởng chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng, phát triển và giải quyết mâu thuẫn, văn phong; thiếu không khí tranh luận, thường né tránh chỉ ra “gót Asin” của tác giả, tác phẩm. Vì vậy, người cầm bút dễ “ngộ nhận” “ở nhà nhất mẹ, nhì con”, ảo tưởng về tài năng bản thân, “tự sướng”, sa vào tâm lý dễ dãi khi cầm bút. Vấn đề cuối cùng, để nâng cao chất lượng sáng tác văn học không thể thiếu sự phát hiện, bồi dưỡng và tập trung xây dựng “điển hình, nhân tố” mới là những cây bút có khả năng toả sáng. Điều này rất cần tới vai trò của tập thể, của tổ chức Hội, nhằm khắc phục tình trạng tự bơi, tự “mày mò” trong sáng tác. Lâm Đồng cũng có Chi hội Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, song sức lan toả của Chi hội đối với phong trào sáng tác của tỉnh chưa rõ rệt. Đến nay, Lâm Đồng mới chỉ có 4 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và “cửa” vào Hội Trung ương ngày càng hẹp hơn khi chúng ta chưa thực sự có những định hướng, giải pháp và chiến lược dồn sức tập trung bồi dưỡng, phát sáng những cây bút có khả năng ở địa phương. Tại Đại hội Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ V, là một hội viên Chi hộ Văn học, tôi có đôi điều suy nghĩ, trăn trở để góp một tiếng nói với hy vọng phong trào sáng tác văn học Lâm Đồng có những chuyển động và tạo ra những dấu ấn tốt đẹp trong quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập.

XEM THÊM:  Nguyễn trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc

nguyen thanh dam

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Các nhà văn nhà thơ ở lâm đồng trước năm 1975. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *