Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các tác phẩm của Phebinhvanhoc.com.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "phebinhvanhoc". (Ví dụ: tác phẩm chí phèo phebinhvanhoc). Tìm kiếm ngay
1685 lượt xem

10 nguyên tắc để Render như thật Photorealistic Rendering

Bạn đang quan tâm đến 10 nguyên tắc để Render như thật Photorealistic Rendering phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Video đầy đủ 10 nguyên tắc để Render như thật Photorealistic Rendering

Cách render 3Ds Max như thật

Để tạo ra các photorealistic chất luợng đòi hỏi cả óc thẩm mỹ lẫn tay nghề kỹ thuật. Chìa khóa để có thể trở thành một nhà thiết kế đồ họa xuất sắc nằm ở việc rèn luyện và nâng cao tay nghề ở cả hai khía cạnh này.

Trong bài viết này, Tôi sẽ đưa ra 10 nguyên tắc cơ bản giúp tạo nên những bức hình photorealistic một cách chân thật nhất. Trong đó có 5 nguyên tắc về khía cạnh kỹ thuật và 5 nguyên tắc còn lại về khía cạnh thẫm mỹ. Nguyên tắc kỹ thuật quan trọng nhất cần nắm là không bao giờ tồn tại một bề mặt rộng dạng flat trong tự nhiên, mỗi bề mặt đều được cấu thành từ nhiều tông màu khác.

Tại Cityscape chúng tôi ưa thích về khía cạnh kỹ thuật hơn. Chúng tôi luôn thử nghiệm thiết kế với những phần mền mới, những script mới cũng như tìm tòi các phương pháp làm việc tốt hơn. Tuy nhiên khi phỏng vấn các ứng viên, chúng tôi lại chú trọng hơn ở óc thẩm mỹ của họ.

Việc đào tạo phương pháp hoặc kỹ năng làm việc thì dễ dàng hơn nhiều so với việc đào tạo khả năng đánh giá và cảm nhận một cách chân thật về hình ảnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyên khích các nhà thiết kế nên thử sử dụng nhiều trình render khác nhau. Ở studio, chúng tôi sử dụng trình render Modo, Maxwell, V-RayConrona Render. Mỗi loại đều có những thế mạnh và nhuợc điểm riêng, tùy thuộc vào cảm nhận, tiêu chí đánh giá và mong muốn của người sử dụng.

1. Tinh chỉnh vật liệu

Texture và vật liệu là những yếu tố cốt lõi để tạo nên một bản photorealistic chân thật. Vật liệu cần được thiết lập một cách chính xác các thuộc tính về phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Mấu chốt là cần phải hiểu rõ cách biểu hiện của vật liệu trong thực tế ra sao, để từ đó thêm chiều sâu cho chúng trong bức ảnh.

Bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng Specular map (map phản chiếu ánh sáng) để ra lệnh cho phần mềm render biết được đâu là phần phản chiếu ánh sáng sắc cạnh hơn (những bề mặt nhẵn bóng trong khung cảnh) và đâu là phần sự khuyếch tán ánh sáng chiếm ưu thế (những bề mặt thô hơn).

Bạn cũng có thể sử dụng bump map hoặc normal maps để mô phỏng thuộc tính lồi lõm và chưa hoàn thiện của bề mặt vật liệu. Hãy thiết lập các thuộc tính này như nhau cho cảc vật liệu và texture để tiết kiệm bộ nhớ và làm nhẹ file dữ liệu.

Tips1_Material_testing

2. Thiết lập chiếu sáng

Sử dụng ánh sáng đúng cách giúp kể câu chuyện mà bạn đang muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình.

Ánh sáng trực tiếp đem đến cảm giác vui tươi giúp làm mềm bầu không gian trong bức hình, và trong nhiều trường hợp giúp giảm thời gian rendering. Trong thiết kế nội thất, bạn có thể thêm vào các nguồn sáng bổ sung từ khung cửa sổ để làm nổi bật màu sắc trong khung cảnh.

Tips3_Lights

3. Vát cạnh (chamfer)

Hầu như không tồn tại các góc cạnh hoàn toàn sắc nhọn trong tự nhiên. Dù được gia công chính xác đến đâu cũng vẫn tồn tại một góc bo tròn nào đó dù là rất nhỏ tại đường giao nhau giữa hai bề mặt. Viêc vát chamfer tại vị trí này giúp lột tả chi tiết và tăng tính chân thật cho mô hình, bề mặt cạnh vát được làm cho nỗi bật nhờ nhận và phản chiếu ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

Chất lượng và độ bo tròn của các cạnh phụ thuộc vào loại vật liệu và khoảng cách từ chi tiết đến camera bao xa. Bạn có thể chamfer các cạnh tự tiếp trong phần mền 3D hoặc ngay trong phần mền render.

Tips2_Chamfer

4. Thử nghiệm các kịch bản ánh sáng – Test Lighting

Quan sát và trải nghiệm mỗi ngày là rất quan trọng. Bắt đầu với một vài nguồn sáng và di chuyển chiếu lên bề mặt các vật liệu và chi tiết. Thí nghiệm với từng loại nguồn sáng để biết được tác động của mỗi loại ra sao lên khung cảnh, sau đó tập trung vào mối tương quan giữa chúng với các loại nguồn sáng khác như thế nào, từ đó lựa chọn các thuộc tính về cuờng độ và màu sắc phù hợp cho mỗi loại.

XEM THÊM:  Cách chế tạo súng trong minecraft

Thay đổi các vật liệu thành dạng standard white clay là cách đơn giản nhất để quan sát được cách nguồn sáng và bóng đổ hoạt động ra sao trong khung cảnh.

Maxwell render

5. Thử nghiệm vật liệu – Test material

Bắt đầu từ những bức hình tham khảo, và cố gắng phân tích các thuộc tính của một loại vật liệu trước khi bắt đầu tạo ra loại vật liệu đó trong phần mềm số. Vật liệu đặc biệt là các loại với nhiều lớp layers, sss, có tính trong mờ (translucency) hoặc có độ phản chiếu cao (glossy refection) thường tốn nhiều thời gian tinh toán và xử lý nhất. Do đó việc hiểu rõ về các loại vật liệu này, đồng thời tìm cách tối ưu chúng là rất quan trọng giúp giảm đáng kể thời gian render

Hãy thử nghiệm vật liệu trong môi trường standard virtual studio tiêu chuẩn, sau dó add chúng vào khung cảnh của bạn. Việc kiểm tra vật liệu dựa trên khoảng cách giữa chúng tới camera cũng khá cần thiết: những vật thể ở xa camera không yêu cầu độ chi tiết cao về vật liệu bằng những vật ở gần. Ngoài ra, tránh sử dụng các vật liệu pure white hoặc fully saturated trong khung cảnh.

Tips5_Material_complexity

6. Chiếu sáng đầy cảm xúc

“Bạn không chỉ đơn thuần nhấn nút chụp ảnh, bạn đang tạo nên bức ảnh với tất cả hiểu biết và tâm hồn của mình”, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Mỹ Ansel Adams từng nói như thế. Ý tưởng rằng nhiếp ảnh là “thật”, là mạnh mẽ và hoang dại cũng ẩn chứa những nhận thức sai cần bạn phá vỡ.

Hãy quan sát cách các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng ánh sáng để chụp ảnh nội thất, xe hơi hoặc chân dung. Tìm kiếm những bức ảnh có cách thiết lập ánh sáng tốt từ những bộ phim mà bạn yêu thích. Hãy xem nhiếp ảnh là tiền đề, là buớc đầu tiên để hiểu rõ một cách toàn diện về tiềm năng sáng tạo vô hạn của photorealistic rendering

Hãy sử dụng ánh sáng như một họa sĩ. Đặt nó tại những nơi bạn muốn hướng người xem nhìn vào, và loại bỏ nó ra khỏi những nơi bạn thấy không cần thiết. Thực nghiệm với độ cân bằng ánh sáng, kiểm tra nhiệt độ màu và bảng phân cấp màu.

Ánh sáng cần được thiết lập đồng nhất với thông điệp và nội dung mà bạn muốn truyền tải. Các nhà thiết kế đồ họa giỏi, cũng giống như cách các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, luôn biết cách đưa cảm xúc và tâm hồn vào trong tác phẩm của mình.

Untitled-2

7. Khơi gợi nguồn cảm hứng

Sáng tạo hình ảnh đáng được xem là một cách đơn giản nhất để trải nghiệm và hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, tuy rằng nó không phải là duy nhất. Nguồn cảm hứng cũng giống như một cái bình vậy. Mỗi người chọn bỏ vào cái bình ấy những thứ rất khác nhau, tùy thuộc vào phong cách riêng của họ. Đó có thể là những thiết kế nội thất của Danish Furniture Design, đường chạy mạch điện (circuit bending), những tác phẩm văn chương, thời trang, nhiếp ảnh, hay các tác phẩm nghệ thuật của thập niên 1970s.

Là một nghệ sĩ thực thụ, hãy quan sát xung quanh và không ngừng điền đầy chiếc bình ấy với những thứ mình thích và khơi gợi cảm hứng cho bản thân. Nó sẽ giúp bạn đánh thức tiếng nói nghệ thuật từ trong trái tim bạn.

Và khi bắt đầu tạo ra một khung cảnh nào đó, bạn chỉ đơn giản là đổ từ chiếc bình ấy ra một ít. Kể cả khi tác phẩm bạn tạo ra không được như ý muốn, hãy cứ vui vẻ vì bạn đã tiếp nhận đuợc thêm nhiều bài học từ việc trải nghiệm những điều mới mẻ, vượt qua giới hạn của bản thân trên con đuờng tìm kiếm cái đẹp đích thực.

XEM THÊM:  Thông tin về jessica snsd, “nữ thần băng giá” jessica giờ ra sao?

Principles1_Creative_Lighting

8. Quan sát nhiều hơn

Hãy tỉ mỉ quan sát những tác phẩm nhiếp ảnh. Giống như tất cả các hình thức nghệ thuật khác, nó cũng có ngôn ngữ, nội dung và câu chuyện của riêng mình. Hãy xem những bộ phim yêu thích và học cách thiết lập ánh sáng từ đó. Hãy học hỏi từ nghệ thuật bài trí và sắp đặt của những người tiên phong trong thời kì nhiếp ảnh đen trắng.

Hãy tự mình chụp một bức ảnh. Những kiến thức về nhiếp ảnh càng sâu, đồng nghĩa với việc những khả năng của bạn với đồ họa số càng được mở rộng. Nếu không thể tưởng tượng ra một vật thể, bạn sẽ chẳng bao giờ tạo ra được nó.

Quan sát cách hoạt động của ánh sáng. Bạn đã từng bao giờ trải nghiệm cảm giác bị gián đoạn đột ngột bởi một vài hiệu ứng ánh sáng hiếm gặp mà bạn tin rằng chưa ai từng thấy chưa. Nếu chưa thì hãy xem xét lại bản thân và tiếp tục quan sát, tìm tòi kỹ hơn nữa.

Hãy xem xét công việc bạn đang làm. Thật bất ngờ là nhiều người thậm chí còn không kiểm tra tác phẩm của mình một cách kỹ càng. Bạn có thể đã sử dụng các thiết lập mình hay dùng cho vật liệu glass, nhưng nó lại trông không giống glass một chút nào. Đó là các lỗi thường có trong lúc làm việc. Quan sát, kiểm tra bằng mắt cũng là một kỹ năng bạn cần phải hoàn thiện.

Principles3_Looking

9. Định hướng rõ ràng

Niền cảm hứng và tình yêu với hình ảnh chỉ là bước khởi đầu. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì nó có thể khiến bạn lãng phí hàng giờ với đống hình ảnh tham khảo vô tác dụng. Trước khi bắt đầu bạn cần định huớng rõ ràng về loại hình ảnh tìm kiếm, từ đó có đuợc những sự lựa chọn thông minh hơn.

Luôn luôn bắt đầu với một bản tóm tắt rõ ràng, nếu cần hãy yêu cầu khách hàng hợp tác trong việc đề ra chi tiết những gì mà họ thực sự mong muốn. Nếu là tác phẩm của cá nhân bạn, hãy thanh lọc và làm rõ luồn suy nghĩ của bản thân. Một tác phẩm dày dặn kinh nghiệm thường chỉ truyền đạt một hoặc hai ý chính yếu, còn những tác phẩm chưa đủ chín lại muốn nói về đủ thứ.

Bạn cũng cần thu nhặt những tác phẩm tham khảo. Một bảng tham khảo rõ ràng, rành mạch là bứớc đầu tiên giúp bạn chuyển hóa ngôn từ thành hình ảnh. Chúng giúp định hình chất lượng nguồn sáng ra sao, tông màu như thế nào…Chúng đồng thời cũng giúp bạn xác minh lại ngữ cảnh và luồng suy nghĩ ý tưởng của bản thân.

Nên nhớ là bạn có cả kho rộng lớn các tác phẩm thiết kế và hình ảnh trên toàn thế giới để tìm kiếm và tham khảo. Tuy nhiên, nguồn cám hứng thực sự đôi khi lại xuất hiện ở những nơi không ngờ nhất.

Principles4_Direction

10. Bố cục mạnh lạc

Theo bạn thì có bao nhiêu bức hình được chụp tại London trong một ngày. Rất rất nhiều. Nhưng bao nhiêu trong số chúng thực sự xuất sắc. Rất ít. Điều gì giúp tâng tầm số ít tác phẩm này, khiển chúng trở nên độc đáo và đặc biệt hơn. Đó chính là một thông điệp được truyền tải rõ ràng, và một bố cục được sắp đặt hợp lý.

Principles5_Composition

Bố cục là thứ ngôn ngữ ẩn mình rất hiệu quả: đó là sự kết hợp giữa các khối hình dáng, sáng tối đậm nhạt, đường nét và các mảng màu sắc với nhau. Để thực sự nắm rõ về bố cục sắp đặt cần một quá trình học hỏi nghiêm túc và lâu dài.

Hãy xem cách những nghệ sĩ thực thụ sử dụng những đường chéo dài vô tận để gợi lên cảm xúc hỗn độn của một cuộc chiến, một kiểu cách khiến tập trung hướng nhìn của người xem vào điểm hoặc mảng màu trọng tâm, và truyền đạt trạng thái cảm xúc của tác phẩm. Một vài người có thể tìm đuợc bố cục một cách dễ dàng, số khác cần phải thực sự chuyên tâm với nó.

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc 10 nguyên tắc để Render như thật Photorealistic Rendering. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Website: https://phebinhvanhoc.com.vn/

Thông báo: Phê Bình Văn Học ngoài phục vụ bạn đọc ở Việt Nam chúng tôi còn có kênh tiếng anh PhebinhvanhocEN cho bạn đọc trên toàn thế giới, mời thính giả đón xem.

Chúng tôi Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *