Lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ là truyền thống từ bao đời nay của người dân Việt Nam. Đây chính là dịp cho con cháu thể hiện tấm lòng của mình đối với công sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ.
Sau đây phebinhvanhoc.com.vn mời các bạn cùng theo dõi 8 mẫu bài phát biểu tại Lễ mừng thọ người cao tuổi trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo lời chúc thọ, câu chúc mừng thọ hay và ý nghĩa nhất dành cho các bậc lão niên thêm thọ, thêm phúc.
Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi
Bài phát biểu số 1
Kính thưa……………………………………………………………………………………………………………
Kinh thưa các cụ, các ông, các bà!
Thưa các vị đại biểu!
Hôm nay Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội người cao tuổi xã………..tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi trong xã đăng thọ 75, 80, 85,90, 95, 100 tuổi.
Tới dự buổi lễ, thay mặt Đảng ủy, HĐND, UBND xã xin được nhiệt liệt chúc mừng các cụ, các ông, các bà đăng thọ 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi năm nay. Kính chúc các cụ, các ông, các bà đăng thọ có sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, năm mới an khang, thịnh vượng.Kính thưa các cụ, các ông, các bà.
Kính thưa các vị đại biểu!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, tôn vinh, và phát huy giá trị vô giá của người cao tuổi để họ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi đối với sự phát triển của địa phương, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Hội người cao tuổi đã thường xuyên quan tâm phát huy vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi ở địa phương. Người cao tuổi trong toàn xã đã tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc”, hiến kế, hiến công, nêu gương trên lĩnh vực công tác, lao động sản xuất, giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Bằng uy tín của mình hàng trăm hội viên người cao tuổi đã tham gia các tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân, thanh tra nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trực tiếp hòa giải các bất hòa trong khu dân cư, phát hiện kẻ xấu, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi…Công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội quần chúng quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả trên nhiều mặt.
Cuối cùng tôi xin một lần nữa chúc toàn thể các cụ ông, cụ bà luôn dồi dào sức khỏe, là tấm gương sáng cho con cháu . Chúc các cụ ” Phúc như đông hải – Thọ tỷ nam sơn”.
Bài phát biểu số 2
Kính thưa các Cụ, các Bác.
Từ khi còn nhỏ, trẻ em Việt Nam đã được dạy vâng lời cha mẹ, ông bà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. “Kính trên, nhường dưới”, “Kính lão, trường thọ”, “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”, “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”… và rất nhiều lời răn dạy khác. Tất cả đều thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn, tình cảm yêu thương và trách nhiệm đối với người cao tuổi.
Người Việt Nam ai ai cũng biết, cũng tự hào về Hội nghị Diên Hồng nơi ý chí “Sát thát” từ các cụ bô lão được hun đúc, được lan truyền, được nung nấu trong mọi người dân Đại Việt để vó ngựa của thế lực đã giày xéo nhiều mảnh đất châu Á và cả châu Âu phải hơn một lần thất bại ở đất nước ta; để “xã tắc hai phen chồn ngựa đá, non sông muôn thuở vững âu vàng”. Để mãi tới bây giờ, cái tên Diên Hồng còn tìm thấy trong mọi suy nghĩ và rất nhiều địa danh, địa điểm trên đất nước Việt Nam.
Nói về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ 20, chúng ta không bao giờ quên những người Mẹ Việt Nam anh hùng – đương nhiên cùng với những Mẹ anh hùng là rất nhiều người ông, người cha cũng hết sức anh hùng – đã không quản hy sinh, cống hiến những gì quý giá nhất của mình cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ trong sách giáo khoa chúng ta đã nhớ tới những Bà Má quyết tâm ở lại để tiếp tế cho kháng chiến, cho bộ đội với ý chí “má có chết một mình má chết, cho các con trừ hết giặc Tây”; Rất nhiều người đã biết đến những anh hùng lão thành như anh hùng Pi Năng Tắc đã biến những hòn đá dường như có chân, biến những cây rừng dường như thành có cánh để vây hãm, tiêu diệt quân xâm lược. Ai cũng nhớ tới Mẹ Suốt ngoài 60 tuổi vẫn “một tay lái chiếc đò ngang”; những cụ bô lão Thanh Hóa “Ố ô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay” và bao tấm gương người cao tuổi khác đã thầm lặng góp công, góp của, góp cả máu thịt cho chiến thắng, ngày thống nhất.
Vừa qua chúng ta đã kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, những người lính giải phóng quân, biệt động quân, du kích quân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến huyền thoại năm nào, sau chiến thắng lại trở về với cuộc sống bình dị đời thường, nhiều khi vất vả, lam lũ. Nhiều bác, nhiều cô đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn tiếp tục nêu gương trong cuộc sống, trong nhiều phong trào xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; giữ ngọn lửa truyền thống mãi sáng… đúng như lời Bác Hồ kính yêu “Tuổi cao chí khí càng cao, chống Mỹ cứu nước già nào kém ai”; “Tuổi già nhưng chí không già, góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh”.
Với những cống hiến, công lao đối với dân, với nước, với cháu con, các Cụ, các Bác hoàn toàn xứng đáng được an nhàn hưởng tuổi già nhưng nhiều Cụ, nhiều Bác vẫn không quản vất vả “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” với tất cả sự nhiệt tình, hiểu biết, kinh nghiệm và nhất là tấm lòng trong sáng, không một chút gợn lợi ích riêng tư, khiến nhiều người còn trẻ, còn khỏe phải thấy mình quá nhỏ bé.
Bài phát biểu số 3
Kính thưa các Cụ, các Bác.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi để người cao tuổi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, được tôn vinh, và phát huy “của quý vô giá” đấy bằng uy tín, hiểu biết, kinh nghiệm tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhớ lại, ngay từ những ngày đầu đất nước mới giành độc lập, Bác Hồ kính yêu đã viết thư gửi các cụ phụ lão, và đã kêu gọi thành lập Phụ lão cứu quốc hội “để hùn sức giữ gìn nền độc lập của nước nhà”. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp, chăm sóc, phát huy tốt hơn nữa “vốn quý giá” ấy của dân tộc.
Trải qua 20 năm phát triển, kế thừa truyền thống vẻ vang của Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Người cao tuổi đã có đóng góp hết sức quan trọng, có thể nói không thể thiếu, trong xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và chăm sóc, phát huy người cao tuổi nói riêng. Hội đã phát động, vận động hội viên tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước từ những phong trào trực tiếp liên quan đến người cao tuổi như đem lại những mái nhà, tấm áo hay là ánh sáng cho người cao tuổi, còn những phong trào thi đua yêu nước nói chung như khuyến học, khuyến tài, “đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Bảo vệ môi trường-xây dựng nông thôn mới” v.v. Thông qua đó đã góp phần cổ vũ không chỉ người cao tuổi mà còn lan tỏa tới toàn xã hội khí thế tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước, làm giàu cho bản thân mình và đóng góp cho cộng đồng và đặc biệt tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, vì nhân dân phục vụ.
Hội cũng đã tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế qua đó góp phần vào đường lối đối ngoại nhân dân và góp phần nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Rất nhiều người cao tuổi đã trở thành hạt nhân trong các phong trào, là nòng cốt trong các tổ hoà giải, là chỗ dựa tinh thần không chỉ cho gia đình, mà cho làng xóm, cộng đồng. Nhiều già làng, trưởng bản đã trở thành lực lượng không thể thiếu bên cạnh lãnh đạo đảng, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cơ sở.
Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước như tấm Huân chương Sao vàng, như bức trướng của BCH Trung ương Đảng ghi 18 chữ “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và hôm nay là tấm Huân chương Lao động hạng nhất thể hiện sự ghi nhận và sự đánh giá không chỉ của Đảng, Nhà nước mà của cả nhân dân và toàn xã hội đối với người cao tuổi và Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, tôi xin trân trọng cám ơn và nhiệt liệt biểu dương với tất cả sự kính trọng và biết ơn đối với sự đóng góp của Trung ương Hội, các cấp Hội cùng toàn thể người cao tuổi cả nước.
Kính thưa các Cụ, các Bác.
Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát triển có thể nói rất dài so với những ngày đầu đổi mới. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển được đánh giá là điểm sáng, làm tấm gương trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có các mục tiêu liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, nâng cao tuổi thọ cho người Việt Nam.
Chúng ta tự hào về thành tích đấy nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế khoảng cách của nước ta so với các nước còn rất xa và không đơn thuần là nguy cơ nữa nếu chúng ta không tiến nhanh hơn, tiến mạnh hơn thì chắc chắn sẽ tụt hậu.
Chúng ta đều biết đời sống của nhân dân đã được cải thiện rất nhiều nhưng thực tế còn một phận người dân trong đó có nhiều người cao tuổi còn hết sức khó khăn, nhà cửa dột nát, còn phải mưu sinh kiếm sống từng ngày, nhiều khi có bệnh chưa được chăm sóc tốt. Cùng còn không ít người cao tuổi không được người thân, gia đình kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng; cá biệt có cụ, có bác còn bị hắt hủi, ngược đãi.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người cao tuổi về mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần không có cách nào hơn là cả nước ta, tất cả chúng ta phải làm sao phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo, để đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhất định để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, qua đó tăng cường tiềm lực để chăm lo tốt hơn cho người nghèo, cho người già.
Chúng ta cần khơi dậy tự hào dân tộc để làm sao cháy lên khát vọng thoát nghèo như khát vọng độc lập Dân tộc, khát vọng thống nhất đất nước. Từ đó tạo quyết tâm sắt đá trong tất cả mọi người Việt Nam vượt qua mọi sự cản trở, nhiều khi nằm trong chính mình. Tất cả vì Độc lập Dân tộc, vì Tự do, Hạnh phúc của Nhân dân, vì Hòa bình, phát triển; vì một nước Việt Nam thực sự giàu mạnh, sánh cùng năm châu bè bạn. Đó cũng là sự đền ơn đáp nghĩa đúng đắn nhất đối với hàng triệu liệt sĩ đã hy sinh, đối với hàng chục triệu người dân dù ở chiến trường hay hậu phương đã dành sự quý báu nhất của mình cho tương lai mai sau, mà trong đó rất nhiều người ngày hôm nay đã trở thành người cao tuổi.
Nguồn lực và cũng là lợi thế lớn nhất của Việt Nam là con người. Chúng ta đã đặt con người ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn không chỉ chăm sóc mà đặc biệt yếu tố phát huy tiềm lực con người cũng còn rất nhiều bất cập. Những khó khăn, bất cập trong công tác chăm sóc, phát huy người cao tuổi là một minh chứng.
Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt có ý nghĩa trong thực trạng ít người biết là Việt Nam đang được coi là trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng chúng ta đang có tốc độ già hóa dân số lớn hơn rất nhiều nước trên thế giới. Nếu như năm 2010, khoảng 11 người dân có 01 người cao tuổi thì 2030 cứ 6 người dân thì có 1 người cao tuổi; năm 2050 cứ 4 người dân thì có 1 người cao tuổi. Năm 2035 thì 1 trẻ em có 1 người cao tuổi và đến năm 2050 thì 1,6 người cao tuổi mới có 1 trẻ em.
Tôi xin đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội Người cao tuổi Việt Nam, toàn thể nhân dân nhận thức sâu sắc điều này và chung tay để sự nghiệp chăm sóc người cao tuổi và phát huy uy tín, hiểu biết, kinh nghiệm của người cao tuổi được tốt hơn. Tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi được “sống vui – sống khỏe – sống có ích”, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, cấp uỷ chính quyền và mỗi cán bộ phải thực sự trân trọng, phát huy vốn quý của người cao tuổi trong tham gia xây dựng, góp ý, phản biện, giám sát và thực hiện chính sách; làm nòng cốt trong nhiều phong trào thi đua yêu nước. Tinh thần này phải được thấm nhuần và biến thành hành động thực sự ở tất cả mọi nơi, mọi lúc.
Kính thưa các Cụ, các Bác.
Nếu có thể, tôi cũng xin có lời với những người con, người cháu mà do sự vất vả mưu sinh; do những hoàn cảnh khó nói ra được vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mà đã có hay đang có những suy nghĩ, những lời nói, những hành động làm ông, bà, cha mẹ phải phiền lòng, buồn khổ hãy có một phút tĩnh tâm lại để giật mình, để sửa mình, để bù đắp lại. Bởi một ngày kia sẽ không còn cơ hội để làm điều đó và cũng bởi một ngày kia mình cũng sẽ có con, có cháu, sẽ già… sẽ mong muốn những điều mà ông bà, cha mẹ mình đang mong muốn.
Kính chúc các Cụ, các Bác sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và trường thọ.
Kính chúc các vị đại biểu, các đồng chí sức khỏe, thành công.
Kính chúc Hội Người cao tuổi Việt Nam không ngừng phát triển.
Chúc phong trào thi đua yêu nước của Hội, và những phong trào có người cao tuổi tham gia với tinh thần “Tuổi cao-Gương sáng” ngày càng hiệu quả thiết thực, tạo khí thế mới trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Xin trân trọng cám ơn.
Bài phát biểu hay mừng thọ cha mẹ
Bài phát biểu số 1
Kính thưa Ba Mẹ,
Mỗi người sinh ra từ ngàn đời nay đều mong sao có được: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, chữ Thọ là khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Hôm nay, Ba Mẹ đã bước qua cái tuổi mà nhà thơ Đỗ Phủ bảo là “xưa nay hiếm”. Đó chính là cái phúc của gia đình ta. Chúng con rất hạnh phúc khi đến giờ này vẫn còn được nhận sự thương yêu, chăm sóc, dõi theo từng bước trưởng thành của Ba Mẹ. Và càng hạnh phúc hơn khi đến ngày Đại lễ Vu Lan, chúng con còn được cài những bông hồng trên ngực áo.
Thưa Ba Mẹ, Công đức sinh thành, dưỡng dục của Ba Mẹ là vô cùng to lớn. Từ thuở lọt lòng, chúng con đã được nuôi dưỡng từ những dòng sữa ngọt ngào, những lời ru ầu ơ của Mẹ và cái ẳm bồng trên tay của Ba…
“Công Cha như núi ngất trờiNghĩa Mẹ như nước ngời ngời biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chấn giữ ghi lòng con ơi.”
Chúng con lớn khôn như ngày hôm nay là nhờ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của Ba Mẹ. Bây giờ, khi đã là Cha là Mẹ, chúng con càng thấu hiểu hơn công ơn của Cha Mẹ.
“Lên non mới biết non cao,Nuôi con mới biết công lao của mẹ thầy.”
Ba đã phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cày sâu cuốc bẫm để làm ra từng hạt gạo nuôi chúng con khôn lớn. Mẹ phải đi sớm về khuya dọc chợ Đông Ba từ những đêm đông giá rét cho đến những ngày nắng hạ chói chang. Nhờ đồng tiền Ba Mẹ kiếm ra, chúng con mới được nuôi nấng và trưởng thành như ngày hôm nay. Chúng con vô cùng biết ơn! Chúng con cũng đã từng trải qua tháng ngày sung sướng và đói khổ. Dù trong hoàn cảnh nào, Ba Mẹ cũng luôn vì con, cho con tất cả. Và có thể nói, cả cuộc đời Ba Mẹ chỉ dành hết cho chúng con từ miếng cơm manh áo đến cái chữ học thành người. Chúng con rất tự hào là con của Ba Mẹ. Trong gia đình, Ba là người Cha mẫu mực, ngoài xã hội dù ở cương vị nào, Ba cũng làm trọn trách nhiệm của mình với cả tâm huyết. Đối với bạn bè, Ba sống hết mình với tình cảm thân thương.
Trong ngày vui hôm nay, chúng con cũng rất tự hào vì là con của Mẹ. Đối với chúng con, tuổi thơ của Mẹ thật cay đắng và khố cực. 17 tuổi! Mẹ chưa kịp yêu đã đi làm dâu rồi… 56 năm làm vợ hiền dâu thảo, chăm lo con cái đàng hoàng, nên người, Mẹ không quản nhọc nhằn và chịu thương chịu khó. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng con học tập, Mẹ ạ! Cho đến giờ phút này, Ba Mẹ chưa có một ngày sung sướng, dù tuổi đã cao nhưng Ba Mẹ vẫn lo lắng và dõi theo các con… Cả cuộc đời Ba Mẹ chỉ dành cho con cháu, chưa bao giờ Ba Mẹ sống cho riêng mình, lúc nào cũng nhận thiệt thòi cho bản thân. Vì con vì cháu, Ba Mẹ bất chấp tất cả! Vì thế, đối với chúng con, Ba Mẹ là tuyệt vời nhất trên thế gian này.Của để dành của Ba Mẹ chẳng có gì, chỉ có 9 chị em chúng con. Đó là tài sản vô cùng quý giá của Ba Mẹ. Hôm nay, để tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ba mẹ chúng con đã tổ chức buổi lễ này, một phần báo đáp công ơn to lớn của Ba Mẹ. Chúng con xin chúc Ba Mẹ sống lâu, sống khỏe để tiếp tục chứng kiến sự trưởng thành của chúng con và của những đàn cháu chắt sau này. Chúng con chúc Ba Mẹ bách niên giai lão, sống đời với chúng con.”
Bài phát biểu số 2
Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng kính mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con….
Ngày hôm nay là ngày … mừng thọ cha tuổi 85, chúng con xin kính lãng hoa tươi hồng thành tâm, chúng con nguyện cầu mong cho cha mẹ sống đời hạnh phúc. Cha mẹ như mặt trời luôn sáng soi cho chúng con những nẻo đường thắm tươi. Cao vời nghĩa ơn cha mẹ, chúng con muôn đời khắc ghi, cha là ngọn núi thái sơn che chở cho đời chúng con nuôi nấng chúng con nên người, mẹ là dòng sông ngọt mát xanh trong, chúng con mừng chúc cha mẹ sống đời hạnh phúc sống lâu trăm tuổi là niềm vui của chúng con bên mái nhà cùng con cháu ngoan hiền biết mấy yêu thương nghĩa tình, mẹ cha sáng trong như sông dài biển lớn, chúng con một lòng kính mẹ kính cha, chúng con chúc cho cha mẹ phúc lộc Bình an trường niên như núi phebinhvanhoc.com.vnày mừng thọ cho cha mẹ là ngày vui vô bờ bến…..từ trong trái tim chúng con với muôn lời thành kính, xin được kính dâng lên cha mẹ buổi sum vầy
Chúng con hạnh phúc nào hơn khi cha mẹ vẫn vui cười…….hãy cho chúng con cúi đầu cảm tạ công đức cao vời của cha mẹ kính yêu. đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, ghánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha….ôi ! những lời sâu nặng thiết tha, ghi khắc trong lòng chúng con mãi mãi….mẹ là lấp lánh trăng vàng, sáng soi con dại trên ngàn lối đi, mẹ là dòng sông, mẹ là câu hát, mẹ là dòng sữa cho con tắm mát tâm hồn….tình mẹ bao la như nước ơ trên nguồn….còn cha là ngọn thái sơn hùng vĩ, là điểm tựa vững vàng che chở bước chúng con đi. Sống chan hòa độ lượng từ bi. Công cha nghĩa mẹ không gì đo đếm được. Chúng con rất hạnh phúc trong vòng tay dưỡng dục và những ân tình cao cả thiêng liêng….chúng con kính chúc cha mẹ mãi mãi luôn trường niên….
Dẫu con đếm được cát sông, làm sao đếm được tấm lòng mẹ cha, dẫu con đo được gần xa, nhưng làm sao đo được tình yêu thương bao la của hai đấng sinh thàphebinhvanhoc.com.vn mẹ đã vì chúng con không quản nhọc nhằn…đi suốt cuộc đời chưa thấu hết gian truân của me, dẫu bạc núi vàng cũng không trả hết công cha. Nay vườn cây cha trồng đã kết trái đơm hoa, cánh đồng của me đã oằn bông chĩu hạt. Dâu rể hiền ngoan con cháu trưởng thành, cùng sum vầy về bên cha mẹ vui chúc thọ cha mẹ, ông bà,
MẸ HIỀN ƠI ! CHA KÍNH YÊU ƠI….
Chúng con tự hào được nhìn thấy cha mẹ an vui, mạnh khỏe. tám mươi bảy mùa xuân mẹ hiền luôn tươi trẻ, tám mươi năm tuổi đời cha vẫn sống thanh cao. Cùng san sẻ cho đời những hạt gạo trắng thơm, bằng một tấm lòng và tình yêu thương nhân ái. Chúng con kính chúc cha mẹ phước như đông hải và thọ tựa núi thái sơn hùng vĩ trên đời. Công cha nghĩa mẹ cao vời chúng con nhớ mãi suốt đời không quên, xuân về biết mấy yêu thương, mừng cha kính mẹ thọ trường an vui.
Bài phát biểu số 3
Kính thưa Cha Mẹ.
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý có mặt trong buổi lễ mừng thọ ngày hôm nay.
Dòng thời gian cứ chảy dài vô tận theo năm tháng của cuộc đời, mới thuở nào chúng con sinh ra trong vòng tay thân thương, trìu mến của Cha Mẹ mà hôm nay chúng con đã trưởng thành khôn lớn.
Hôm nay nhân lễ chúc thọ của Cha, cho phép chúng con khơi lại những nỗi niềm, những hạnh phúc, buồn vui trong cuộc đời của Cha, Mẹ – Đấng sinh thành cao quý.
Kính thưa Mẹ hiền, Cha yêu của chúng con!
Trên thế giới có lắm nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim người Mẹ và tấm lòng của người Cha. Trong cuộc sống có lắm nhiều tình cảm nhưng tình cảm đẹp nhất, trường tồn nhất vẫn là tình của Mẹ Cha. Dù con đếm được cát song nhưng không đếm được tấm lòng Mẹ Cha. Dù con đo được sớm chiều nhưng không đo được tình yêu Mẹ hiền. Mẹ Cha cho con niềm tin để vững bước vào đời, dù với muôn ngàn gian khó, cho con tình cảm nồng ấm, che chở con trên vạn nẻo thời gian. Suốt đời dường như Cha, Mẹ chỉ biết sống cho con, lo lắng cho con.
Mẹ có thể đi sớm về trưa, giãi nắng dầm mưa hay băng rừng lội suối. Mẹ tảo tần suốt tháng, quanh năm, không có khổ đau nào mà Mẹ không từng trải, không có gian khó nào mà mẹ chẳng nếm qua. Miễn sao Cha Mẹ thấy chúng con vô tư, vui sống bao nhiêu đó thôi là đã mãn nguyện lắm rồi.
Quả thật: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.” Để thể hiện tình cảm của chúng con dành cho cha mẹ trong ngày vui mừng thọ hôm nay con xin kính dâng lên cha mẹ bài thơ để tỏ lòng của chúng con dành cho cha mẹ.
Bài phát biểu số 4
Kính thưa cha mẹ!
Kính thưa qúy khách, cùng tất cả anh chị em, con cháu, dâu rể nội ngoại trong gia đình. Hôm nay, tất cả chúng con: Diệp, Ngọc, Lộc, Thanh, Nguyệt, Nga cùng dâu rể, cháu chắt tụ họp về đây dưới mái ấm gia đình, học tập người xưa, dâng lên lễ mừng thọ song thân với tất cả tấm lòng kính yêu và tri ân vô hạn.
Kính thưa cha mẹ!
Một trong những hạnh phúc của con người là cha mẹ còn tại thế. Chúng con hôm nay, đứa lớn sắp bảy mươi, đứa út sắp năm mươi mà song thân vẫn còn khỏe mạnh, an khang, tinh thần minh mẫn thì không hạnh phúc nào bằng. Sở dĩ chúng con có được niềm vui tụ họp hôm nay là nhờ phúc ấm Tổ tiên, nhờ ba mẹ sống hợp lẽ trời, yêu lao động, thương con cháu, cư xử chừng mực ôn hòa. Đó là bài học mà suốt đời tất cả chúng con luôn ghi lòng tạc dạ để trưởng thành. Thưa cha mẹ Cách đây hai mươi năm, nhân dịp ba mẹ lên tuổi thất tuần, chúng con cũng đã tổ chức một buổi lễ mừng. Hạnh phúc biết bao khi hai mươi năm sau, ngày hôm nay, chúng con lại được kính dâng ba mẹ ly rượu mừng thọ cửu tuần trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi.
Trong hai mươi năm ấy, thế giới có nhiều sự đổi thay, gia đình chúng ta cũng đã có nhiều thay đổi cả vui lẫn buồn. Vui là vì công việc làm ăn của chúng con đã dần ổn định, không quá chật vật trong cuộc mưu sinh như trước. Vui là có những đứa cháu đã được sinh ra, có đứa cháu đã trưởng thành, được vào đại học, được có những việc làm như ý bằng anh, bằng em trong xã hội. Nhưng cũng buồn là vì có đứa cháu đã phải sớm ra đi khiến đầu bạc tiễn đầu xanh đau buồn khôn xiết. Thế nhưng có một điều không thay đổi trong hai mươi năm qua là tấm lòng hiếu kính và niềm tự hào của chúng con đối với cha mẹ. Chúng con rất tự hào về truyền thống nho phong thanh bạch của gia đình. Tự hào vì ông nội là một cụ đồ nho trọng nghĩa thánh hiền, tự hào vì cha đã tiếp thu nền nếp nho phong từ ông nội để rèn dạy chúng con biết đạo làm người. Nhờ phúc ấm đó mà nay cháu con được học tập nên người. Chúng con cũng rất tự hào vì cha mẹ là những người lao động chân chính, tảo tần một nắng hai sương để nuôi chúng con từ hạt lúa, củ khoai chân chất. Tất cả chúng con được hưởng những bữa cơm đầm ấm thấm đẫm ân tình ấy nên tất cả đều đã thành người chăm chỉ làm việc, lao động lương thiện để thành công. Nay cha mẹ đã tuổi chín mươi mà vẫn yêu lao động, tinh thần minh mẫn, sức khỏe bình an, với chúng con, không hạnh phúc nào bằng.
Thưa cha mẹ. Cùng tất cả con cháu trong gia đình. Lễ mừng thọ này, ngoài ý nghĩa thiêng liêng là tỏ tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà còn có ý nhắc nhở cháu con giữ gìn truyền thống gia đình, kính trên nhường dưới, đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau khi may mắn cũng như hồi hoạn nạn để ông bà, cha mẹ chúng ta là cụ ông Nguyễn Giới và cụ bà Kiều Thị Định được vui lòng và hạnh phúc lúc tuổi già. Lẽ ra chúng con phải sớm hôm quây quần, chăm lo phụng dưỡng để cha mẹ được nhàn nhã, an hưởng tuổi già nhưng vì cuộc mưu sinh còn nhiều vất vả nên phải bôn ba xứ người, chưa tròn đạo hiếu, cúi xin cha mẹ rộng lòng tha thứ. Thay mặt tất cả con cháu trong gia đình, con xin dâng lên cha mẹ ly rượu mừng thọ cửu tuần với tấm lòng kính yêu vô hạn. Kính chúc cha mẹ được an khang để chúng con lại có thể tụ họp về đây mừng thọ bách niên. Với chúng con, đó là mơ ước lớn lao nhất trong cuộc đời này.
(Dâng rượu thọ. Con cháu vỗ tay và tặng quà cha mẹ, ông bà)
Bài phát biểu số 5
Kính thưa Cha Mẹ,
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý có mặt trong buổi lễ.
Hôm nay nhân lễ chúc thọ của Cha, cho phép chúng con khơi lại những hạnh phúc, buồn vui trong cuộc đời của Cha Mẹ. Kính thưa Mẹ hiền, Cha thân yêu. Trên thế giới có lắm nhiều kì quan nhưng kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim người Mẹ và tấm lòng của người Cha. Trong cuộc sống có lắm nhiều tình cảm nhưng tình cảm đẹp nhất; trường tồn nhất vẫn là tình của Mẹ Cha. Mẹ Cha cho con niềm tin để vững bước vào đời, dù với muôn ngàn gian khó; cho con tình cảm nồng ấm, che chở con trên vạn nẻo thời gian.
Suốt đời dường như Cha, Mẹ chỉ biết sống cho con, lo lắng cho con. Mẹ có thể đi sớm về trưa, dãi nắng dầm mưa. Mẹ tảo tần suất tháng, quanh năm. Miễn sao Cha Mẹ thấy chúng con vô tư, vui sống bao nhiêu đó thôi là đã mãn nguyện lắm rồi.
Chúng con kính chúc Cha Mẹ phước như đông hải và thọ tựa núi thái sơn hùng vĩ trên đời.
Một số lưu ý khi viết bài phát biểu tại lễ mừng thọ
- Chủ đề, thông điệp bài phát biểu chúc mừng thọ người cao tuổi cần liên quan đến sự kiện, đối tượng người nghe, khán giả. Bài phát biểu hay là khi người viết, diễn giả đặt tâm huyết cũng như khả năng truyền tải nội dung đến với thính giả. Mừng thọ thường diễn ra vào dịp đầu xuân, bạn có thể lựa chọn chủ đề liên quan mùa xuân, Đảng, nhà nước chúc thọ các cụ, người cao tuổi.
- Nội dung chính cần có sự lôi cuốn, thu hút và cần được nhấn mạnh. Với những người cao tuổi họ luôn quan tâm đến các vấn đề gia đình, con cháu cùng những lời động viên, chúc thọ của mọi người. Vì vậy, nội dung chính của diễn văn chúc thượng thọ là những câu chúc, lời thăm hỏi sức khỏe.
- Các bài diễn văn, phát biểu thường dễ bị lạc đề hay cố gắng đưa quá nhiều thông tin vào cùng một lúc. Đây là một sai lầm thường gặp trong các bài phát biểu khi chỉ tập trung vào những chi tiết nhỏ, điều không liên quan. Bài phát biểu hay là khi nội dung chính, thông điệp được nhấn mạnh, xuyên suốt trong suốt bài.
- Sau khi lựa chọn những nội dung chính để đưa vào bài phát biểu chúc thọ người cao tuổi, người viết cần sắp xếp các ý theo trình tự nhất định: mở bài, thân bài và kết luận. Các ý được lựa chọn vào các phần để tạo sự liên kết, có tính logic cho bài phát biểu có tính thuyết phục, người cao tuổi dễ hiểu nội dung chương trình.
- Một thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, các bài phát biểu, diễn văn đều khá dài, không tập trung vào nội dung chính, gây nhàm chán khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Dông dài sẽ khiến người nghe mất tập trung và không hiểu hết được thông điệp, nội dung của chương trình. Vì vậy, đừng quá lãng phí thời gian để đưa những khái niệm mà ai cũng biết hay làm vấn đề trở khó hiểu hơn.
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ cần sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống để người cao tuổi cũng như khán giả muốn nghe.