Ebook: Sống với văn học cùng thời
Cuốn tiểu luận-phê bình này tập hợp một phần các bài viết của tác giả từ những năm 1980 đến gần đây.
Hiển nhiên là đời sống văn học nghệ thuật trong quãng thời gian ấy rộng hơn nhiều, đa tạp hơn nhiều so với những gì mà một ngòi bút phê bình kịp đề cập. Những bài viết rải rác trong những thời điểm khác nhau được tập hợp vào đây, may lắm cũng chỉ gợi ra được một cách nhìn vào đời sống văn học đương thời, một cách đọc vào những tác phẩm được bàn đến, một cách hiểu về những hiện tượng được quan sát. Vả chăng, ý kiến phê bình nào cũng nảy sinh tức thời như là kết quả quan trắc và phản xạ tại chỗ. Thời điểm qua đi, các trang viết chỉ còn lại như dấu tích về những gì đã từng xảy ra. Ở phương diện ấy, có thể xem cuốn sách này như một sưu tập có tính chất tư liệu: nó có phần cần cho nhu cầu tự nhìn lại của tác giả, lại cũng có phần cần cho giới nghiên cứu và những ai có quan tâm.
Trong việc sắp xếp trình tự các bài vào sách, điểm được tính đến là thời điểm viết, là đề tài, có khi còn là cách viết. Những bài lẻ, ngắn, về cùng đề tài, được xếp liền nhau; những bài từng gây tranh luận được xếp liền với bài tác giả trả lời các ý kiến khác, nếu có… Tuy vậy, vẫn cần nói là từng bài ở đây đều có tính độc lập, như nó vốn là thế lúc xuất hiện riêng lẻ trên mặt báo.
1995
Lại Nguyên Ân
Mục lục
– Lời dẫn
PHẦN I
– Văn xuôi 1975-1985: diện mạo và vấn đề
– Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa “tứ tuần”
– “Tôi thích cái hôm nay ngổn ngang bề bộn”…
– Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 1980
– Khi quyền kể chuyện được trao cho nhân vật
– Thành công của Nguyễn Mạnh Tuấn
– “Giấc mơ” – thơ trong kịch
– Tìm giọng mới, thích hợp với người thời mình
– Trần Đăng Khoa, trước con đường hình thành một cá tính thơ
– Đóng góp của văn học vào tiến trình ý thức xã hội
– Giọng văn xuôi tiểu luận Chế Lan Viên
– Khía cạnh nhà phê bình ở một nhà thơ
– Xung quanh thể tài chân dung văn học
– Một nghề không nổi danh
– Ngày Nguyễn Tuân ra đi
– Nghĩ về Xuân Quỳnh, con người và nhà thơ
– Một trong muôn vàn đời văn dang dở…
– Người chị ơn nghĩa thảo hiền
PHẦN II
– Nghệ sĩ và xã hội
– Sòng phẳng với quá khứ
– Về một phương diện của quan hệ giữa văn nghệ và chính trị
– Vài điều cần trao đổi lại
– Cơ chế hành chính quan liêu bao cấp và hoạt động văn hóa văn nghệ
– Để các tổ chức xã hội không bị quan liêu hóa
– Cần một thiết chế văn hóa văn nghệ phù hợp trong nhà nước pháp quyền
– Đổi mới điều kiện sống là điều kiện sống của đổi mới (Hay là: Vấn đề dân chủ hóa đời sống văn hóa tư tưởng)
– Để có cái mới…
– Mấy ý kiến về phê bình văn học
– Đã nghĩ lối mới hay vẫn nghĩ lối cũ?
– Đôi điều về phê bình và phê bình “trẻ”
– Những nghịch lý của phê bình
– Xung quanh một cuộc luận chiến về lý thuyết văn học
– Thêm vài ý kiến về một cuộc thảo luận
– Một vài vấn đề xung quanh việc nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ XX
PHẦN III
– Đọc văn phải khác với đọc sử
– Nhân xem phim “Đêm hội Long Trì”, nghĩ về một lối tiếp cận lịch sử
– Những đặc điểm của tiếu thuyết “Thiên sứ”
– Thơ như một hiện tượng nhân cách
– Độ rộng nghiệt ngã
– Một ký ức sống lại
– Tiếng Việt sẽ ra sao?
– Đề xuất về một chữ cái tiếng Việt
– Án văn chương cũng có ba bảy đường
– Truyện dịch 1991 hay là sự vắng mặt của văn học
– Vì sao sách quý bị bán làm giấy loại?
PHẦN IV
– Văn nghệ và cuộc sống hôm nay
– Mấy nhận xét về một hiện trạng văn hóa
– Vấn đề hội nhập: Từ kinh tế đến văn hóa
– Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại
– Đừng nên một chiều tán dương huyền thoại
– Lý tính là cái cần nhất
Sống với văn học cùng thời. Tiểu luận phê bình của Lại Nguyên Ân
Nhà xuất bản Thanh niên, 62 Bà Triệu, Hà Nội
Chi nhánh: 270 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 Tp. HCM.
Chịu trách nhiêm xuất bản: Mai Thời Chính
Chịu trách nhiệm bản thảo: Phạm Đức
Biên tập: Cao Giang
Trình bày: Thảo Chi, Phương Nhi
Vẽ bìa: AZ Design
Sửa bản in thử: Nguyễn Hồng Vân
In 1.000 cuốn tại Xí nghiệp in Công ty Văn hóa Phương Nam, mỗi cuốn 532 trang, khổ 13x19cm,
Số giấy phép: 224/638 CXB cấp ngày 10/6/2003
In xong và nộp lưu chiểu: Quý IV năm 2003
Bản đăng trên http://phebinhvanhoc.com.vn được sự cho phép của tác giả.